Trống hội to nhất Việt Nam trị giá 180 triệu đồng

Thứ ba, 27/11/2018 17:17 PM - 0 Trả lời

(CLO) Với chiều cao 3,1m; đường kính 2,25m, chiếc trống thuộc xã Tân Khẩn, Kim Sơn, Ninh Bình đang được xem là trống to nhất của Việt Nam tới thời điểm hiện tại. Để sử dụng được chiếc trống cái, những “tay trống” đòi hỏi phải thuần thục từng làn điệu và có thể hình to, khỏe cùng đôi tay dẻo dai, mạnh mẽ. Trống có giá 180 triệu đồng.

Chiếc trống hoàn thành chỉ trong 1 tháng, nhưng công tác chuẩn bị vật tư, trang thiết bị mất hơn 6 tháng. Tang trống được làm từ gỗ rừng ở tỉnh Lâm Đồng. “Thời điểm năm 2010 ngoài Bắc chưa có công nghệ sấy gỗ nên phải chuyển vào Sài Gòn sấy. Sau đó đưa về làm tại chính nhà tôi” - ông Trần Văn Cần một trong những người làm ra chiếc trống này cho biết.

Báo Công luận
Ảnh: Internet
Riêng về da bọc mặt trống là da trâu, được đặt mua từ Malaysia về. Bởi không thể có con trâu nào đáp ứng đủ da để bọc mặt trống, nên phải dùng công nghệ chắp nối. Chiếc trống to nhất được làm với chi phí 180 triệu, cao tới 3,1 mét nên mỗi khi đi biểu diễn phải sử dụng đến ôtô tải để chở.

Chiếc trống này còn được biết đến với tên gọi khác là “trống nhẩy” bởi theo lý giải của những cụ cao niên trong làng thì những người đánh trống vừa đánh, vừa phải nhảy múa trên kệ của trống.

Báo Công luận
 Ảnh: Internet
Cũng theo ông Cẩn, hội trống ở quê hương ông phục vụ phần lớn trong nhà thờ mỗi khi có lễ. Tuy nhiên, ngoài ra cũng đã từng phục vụ, biểu diễn cho khoảng gần 10 Nguyên thủ các nước trên thế giới tới Việt Nam.

“Để sử dụng thành thục, hòa hợp với nhau trong cả một dàn trống vài chục chiếc, người đánh không chỉ có sức khỏe, dẻo dai mà còn phải cần một đôi tay khéo léo” - ông Cẩn cho biết.

T.H

Tin khác

Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

(CLO) Được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Đồi C4 anh hùng, Đồi Ba cây thông… từ năm 1965 đến năm 1973 của thế kỷ trước, trên Đồi C4 đã diễn ra những trận chiến đấu ác liệt của các chiến sĩ Đại đội 4 thuộc Trung đoàn 228 nhằm tiêu diệt máy bay của Đế quốc Mỹ dội bom xuống cầu Hàm Rồng.

Đời sống văn hóa
Âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

(CLO) Chương trình "Khi âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật" của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam diễn ra vào chủ nhật cuối cùng mỗi tháng, miễn phí cho tất cả khách tham quan.

Đời sống văn hóa
Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

(CLO) Việc trao tặng những kỷ vật của Anh hùng Núp cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai với mong muốn lan tỏa những câu chuyện vô cùng thú vị về một người con ưu tú của các dân tộc Tây Nguyên.

Đời sống văn hóa
Chiêm ngưỡng bức tranh panorama tái hiện sinh động, hào hùng về chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiêm ngưỡng bức tranh panorama tái hiện sinh động, hào hùng về chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) Bức tranh panorama được vẽ bằng chất liệu sơn dầu với chiều dài 132m, cao 20,5 m, đường kính 42 m (tổng diện tích 3.225 m2) đã tái hiện hoàn toàn chiến dịch Điện Biên Phủ hào hùng, đầy máu xương mà ông cha đã hi sinh để giành lại độc lập dân tộc.

Đời sống văn hóa
Khẳng định công lao của Giáo sư Đào Duy Anh đối với cách mạng và nền học thuật Việt Nam

Khẳng định công lao của Giáo sư Đào Duy Anh đối với cách mạng và nền học thuật Việt Nam

(CLO) Ngày 28/4, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam phối hợp cùng Trung tâm Hoạt động Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám tổ chức Hội thảo “Giáo sư Đào Duy Anh: Từ chiến sĩ cách mạng đến học giả uyên bác” nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Giáo sư Đào Duy Anh (1904 - 2024).

Đời sống văn hóa