Trong tháng 4/2020, gói hỗ trợ an sinh xã hội sẽ đến tay người thụ hưởng

Thứ ba, 14/04/2020 18:32 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chính phủ đã chính thức ban hành Nghị quyết về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn. Đây là gói giải pháp được cho là chưa có tiền lệ, bởi lần đầu tiên, Chính phủ chi tiền trực tiếp cho người dân, người lao động bị giảm sâu thu nhập vì đại dịch COVID-19.

“Quyết định chưa có tiền lệ”

Gói hỗ trợ giải pháp đã được xây dựng và thông qua rất nhanh, bởi như Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nói, là “người dân không thể chờ đợi được lâu”.

Trong những phiên họp gần đây, Thường trực Chính phủ tiếp tục họp bàn về gói hỗ trợ an sinh xã hội này. Đồng thời, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hợi về gói giải pháp này.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã đẩy sớm lịch họp để thảo luận về gói hỗ trợ an sinh 62.000 tỷ đồng, và đã nhất trí thông qua. Và nay, Chính phủ đã chính thức ký ban hành Nghị quyết về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.

Người lao động bị ngừng việc do dịch COVID-19 được hỗ trợ 1,8 triệu đồng/người/tháng.

Người lao động bị ngừng việc do dịch COVID-19 được hỗ trợ 1,8 triệu đồng/người/tháng.

Theo Nghị quyết, người có công với cách mạng, đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp hàng tháng được hỗ trợ thêm 500.000 đồng/người/tháng. Thời gian áp dụng là 3 tháng, từ tháng 4 đến tháng 6/2020 và được chi trả 1 lần.

Hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia trong danh sách đến ngày 31/12/2019 được hỗ trợ 250.000 đồng/khẩu/tháng. Thời gian áp dụng là 3 tháng, từ tháng 4 đến tháng 6/2020 và được chi trả 1 lần.

Trong khi đó, người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động phải thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ 1 tháng trở lên do các doanh nghiệp gặp khó khăn bởi đại dịch COVID-19, không có doanh thu hoặc không có nguồn tài chính để trả lương thì được hỗ trợ với mức 1,8 triệu đồng/người/tháng. 

Tuy nhiên, thời gian hỗ trợ theo thời gian thực tế tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương, theo hằng tháng, tùy theo tình hình thực tế của diễn biến dịch, tính từ ngày 1/4/2020 và không quá 3 tháng.

Người sử dụng lao động có khó khăn về tài chính và đã trả trước tối thiểu 50% lương ngừng việc cho người lao động theo khoản 3 Điều 98 Bộ luật lao động trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6/2020 thì được vay không có tài sản đảm bảo tối đa 50% tiền lương tối thiểu vùng đối với từng người lao động theo thời gian trả lương thực tế nhưng không quá 3 tháng với lãi suất 0%, thời hạn vay tối đa 12 tháng tại Ngân hàng Chính sách xã hội để trả phần lương còn lại và giải ngân trực tiếp hàng tháng đến người bị ngừng việc.

Trong khi đó, hộ kinh doanh cá thể có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm tạm ngừng kinh doanh từ 1/4/2020 được hỗ trợ 1 triệu đồng/hộ/tháng theo hằng tháng tùy theo tình hình thực tế của diễn biến dịch nhưng không quá 3 tháng.

Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm được hỗ trợ 1 triệu đồng/người/tháng theo hằng tháng tùy theo tình hình thực tế của diễn biến dịch nhưng tối đa không quá 3 tháng. Thời gian áp dụng từ tháng 4 đến tháng 6/2020.

Làm “chặt” ngay từ đầu,  hạn chế tối đa việc trục lợi

"Ngoài yêu cầu đúng đối tượng, công khai, minh bạch… việc triển khai cũng cần được thực hiện nhanh chóng, sớm đến tay người thụ hưởng". Đây là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) Đào Ngọc Dung khi nói về việc sử dụng gói an sinh xã hội hỗ trợ người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Bộ trưởng Lao động - Thương binh & Xã hội Đào Ngọc Dung chia sẻ chi tiết về kế hoạch triển khai gói hỗ trợ 62.000 tỷ.

Bộ trưởng Lao động - Thương binh & Xã hội Đào Ngọc Dung chia sẻ chi tiết về kế hoạch triển khai gói hỗ trợ 62.000 tỷ.

Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, Bộ LĐTB&XH phấn đấu trong tháng 4/2020, sẽ có một số đối tượng như bảo trợ xã hội, hộ người nghèo... được thụ hưởng chính sách. Đối tượng thụ hưởng từ chính sách bảo hiểm xã hội cũng được triển khai ngay trong tuần này.

Bộ LĐTB&XH đã trao đổi với Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Chính sách xã hội và ngay trong tuần này khi Thủ tướng ký quyết định về tiêu chí và cách làm thì đơn vị nào, cá nhân có đầy đủ thủ tục chuyển sang Ngân hàng Chính sách xã hội có thể trả lời ngay. Như vậy, về cơ bản, chính sách này sẽ được triển khai trong tháng 4, nhất là gói hỗ trợ thực hiện 1 lần và chi trọn gói. Còn những đối tượng có quan hệ lao động sẽ được triển khai thông qua hệ thống doanh nghiệp và xác nhận của hệ thống chính quyền địa phương “thời điểm nào có hồ sơ, thì sau 5 ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải giải quyết".

Về xác định đối tượng lao động tự do nhận được hỗ trợ Bộ trưởng cho biết: "Việc xác định hỗ trợ đối với lao động tự do là vấn đề rất khó, bởi khó định lượng được cái tiêu chí, công việc, nhưng đây lại là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất, tác động sâu nhất bởi đại dịch COVID-19. Do đó, khó mấy chúng ta vẫn phải làm. Phải tìm cách để làm sao làm nhanh nhất". Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh.

Để khắc phục được những khó khăn đó, trong dự thảo thông tư sẽ trình Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vào ngày mai 15/4 , dự kiến gồm có 7 nhóm lao động tự do bao gồm: Những người bán hàng rong quà vặt, làm xe ôm, thu rác, bốc vác, bán vé số, những lao động trong lĩnh vực như nhà hàng, dịch vụ, ăn uống, chăm sóc sức khỏe…

Sau khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Bộ LĐTB&XH sẽ có thông tư chi tiết hóa một bước nữa để các địa phương dựa vào đó khảo sát, đánh giá và lên danh sách cụ thể đối tượng thụ hưởng. Ví dụ như đối tượng là người có công thì do ngành LĐTB&XH kê khai và trực tiếp chi trả. Đối tượng thuộc diện nghèo và hộ nghèo thì do UBND cấp xã trực tiếp quản lý kê khai và chi trả. Còn đối tượng thuộc diện tạm dừng đóng bảo hiểm thì do bảo hiểm xã hội của cấp huyện chi trả.

Đối với doanh nghiệp được vay ưu đãi để trả lương cho người lao động cũng có những ràng buộc nhất định để tránh trục lợi. Theo đó, doanh nghiệp chỉ được vay khi mà doanh nghiệp này đã trả 50% mức lương thì khi đó mới được vay vốn ưu đãi. Thứ hai, việc trả lương này không phải trả qua doanh nghiệp, mà trả thẳng cho người lao động. Doanh nghiệp chỉ có trách nhiệm lập danh sách và cơ quan chức năng sau khi đã kiểm tra toàn bộ danh sách trả lương chuyển thẳng cho người lao động. Do đó doanh nghiệp khó có thể trục lợi được", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết.

Về tính minh bạch trong khâu kiểm tra giám sát, rà soát, lập danh sách, khâu xét duyệt và cuối cùng khâu chi trả. Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết thêm: Phải kiểm tra, giám sát ở các cấp; việc xử lý vi phạm phải nghiêm minh nhất, mức cao nhất. Phải huy động sức mạnh, sự vào cuộc của cả thống chính trị, đặc biệt là vai trò giám sát của MTTQ Việt Nam các cấp, các đoàn thể và vai trò giám sát của người dân. Những người được thụ hưởng phải được công khai ở tổ dân phố, cơ quan, xí nghiệp, cho đến cơ quan thông tin đại chúng, nếu làm “chặt” những bước đó ngay từ đầu chắc chắn sẽ hạn chế tối đa việc trục lợi trong quá trình thực hiện việc chi trả.

Đắc Nguyên

Tin khác

Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Điện Biên trong dịp đại lễ

Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Điện Biên trong dịp đại lễ

(CLO) Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay dài ngày, đặc biệt là trên địa bàn TP Điện Biên Phủ diễn ra chuỗi các sự kiện hướng tới Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ nên lượng người và phương tiện tăng đột biến.

Tin tức
Đảm bảo điều kiện triển khai Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Đảm bảo điều kiện triển khai Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

(CLO) Ngày 1/7 tới đây, Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở chính thức có hiệu lực thi hành. Hiện, Chính phủ, Bộ Công an đã ban hành các nghị định, thông tư để triển khai thi hành luật, đáp ứng yêu cầu thực tiễn khách quan trong công tác đảm bảo an ninh, trật tự ở cơ sở.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra, đốc thúc một số dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra, đốc thúc một số dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam

(CLO) Ngày 29/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đi kiểm tra hiện trường, động viên cán bộ, công nhân đang làm việc trên công trường, đốc thúc một số dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021-2025, đi qua địa bàn các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột.

Tin tức
Truy điệu 2 cán bộ kiểm lâm hy sinh khi làm nhiệm vụ chữa cháy rừng ở Hà Giang

Truy điệu 2 cán bộ kiểm lâm hy sinh khi làm nhiệm vụ chữa cháy rừng ở Hà Giang

(CLO) Ngày 28/4, tại Nhà tang lễ thành phố Hà Giang, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Giang cùng các gia đình tổ chức lễ tang, lễ truy điệu 2 cán bộ kiểm lâm đã anh dũng hy sinh khi làm nhiệm vụ chữa cháy rừng. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Quốc Trị dự lễ truy điệu.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giao thông tới đâu, người dân hưởng lợi tới đó

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giao thông tới đâu, người dân hưởng lợi tới đó

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, thực tiễn cho thấy, giao thông phát triển đến đâu sẽ tạo ra giá trị mới, mở ra không gian phát triển mới đến đó.

Tin tức