Trữ lượng dầu khí khổng lồ của Nga đủ cung cấp trong gần 60 năm

Thứ năm, 13/05/2021 10:37 AM - 0 Trả lời

(CLO) Bộ trưởng Bộ Tài nguyên của Nga mới đây cho biết trữ lượng dầu của nước này hiện nay có khả năng đáp ứng đủ nhu cầu ít nhất đến năm 2080 ở mức sản lượng hiện tại.

Nước Nga và Saudi Arabia trong cuộc đua trở thành nhà sản xuất dầu khí lớn thứ hai thế giới. Ảnh: Getty.

Nước Nga và Saudi Arabia trong cuộc đua trở thành nhà sản xuất dầu khí lớn thứ hai thế giới. Ảnh: Getty.

Trong một cuộc phỏng vấn mới đây với trang tin tức RBC, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Thiên nhiên Nga – ông Alexander Kozlov  đã tiết lộ về trữ lượng dầu khí khổng lồ của nước này.

Theo người đứng đầu Bộ Tài nguyên Thiên nhiên Nga, hiện trữ lượng dầu mỏ của nước này tương đương với 59 năm và trữ lượng khí đốt tự nhiên lên tới 103 năm. Trên thực tế, quy mô thực sự của các mỏ nhiên liệu hóa thạch dưới lòng đất của Nga có thể còn lớn hơn so với ước tính.

Tuy nhiên, ông Kozlov cũng nhấn mạnh rằng, ngành khai thác dầu khí cần phải có sự hỗ trợ từ phía chính phủ Moscow nhằm đẩy nhanh tiến trình thăm dò địa chất tại các khu vực khó tiếp cận, ví dụ như bên dưới lớp băng vĩnh cửu ở Bắc Cực. Bên cạnh đó, chính phủ Nga cũng cần phải tăng cường vận tải theo tuyến Bắc Băng Dương nhằm phục vụ việc vận chuyển hàng hóa.

“Chúng ta cần hiểu rằng đây là sự cân bằng chung được ước tính ở các mỏ. Hiện, vẫn còn xảy ra tình trạng nhiều mỏ đang được khai thác nhưng không hết công suất. Trong mọi trường hợp, chúng ta cần nhanh chóng phát triển thăm dò địa chất, kể cả ở những khu vực khó tiếp cận như Bắc Cực”, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Nga nhấn mạnh.

Trước đó, trong cuộc phỏng vấn với Rossiyskaya Gazeta, Cục trưởng Cục Tài nguyên Nga (Rosnedr), ông Evgeny Kiselev, từng đưa ra nhận định cho rằng với công nghệ khai thác và sản xuất như hiện nay, trữ lượng dầu của Nga đủ cung cấp trong 58 năm và đủ sinh lời cho 19 năm. Theo ông, Nga cũng có trữ lượng khí đốt cho hơn 60 trong bất kỳ kịch bản phát triển kinh tế nào.

Tuy nhiên, đề cập về triển vọng sinh lời từ việc sản xuất dầu khí ở thềm Bắc Cực, ông Kiselev nhận định đây sẽ là một khó khăn lớn khi giá dầu thấp, cùng với đó, nước Nga vẫn chưa có công nghệ an toàn và có mức chi phí hợp lý.

Tập đoàn dầu khí khổng lồ Rosneft do chính phủ Nga kiểm soát đang đi đầu với các kế hoạch đầy tham vọng của quốc gia này nhằm phát triển các nguồn năng lượng ở Bắc Cực thông qua dự án đầu tư 110 tỷ USD với hy vọng sẽ cung cấp được 100 triệu tấn dầu mỗi năm (tương đương với khoảng 1/5 sản lượng của Nga hiện nay). Ngoài ra, dự án cũng giúp tạo ra thêm 130.000 việc làm và giúp phát triển hơn việc xây dựng 15 thị trấn mới cùng với hai sân bay địa phương.

Tuy nhiên, dự án đã vấp phải một số chỉ trích từ các nhà bảo vệ môi trường và phải đối mặt với những thách thức về ngân sách, với việc Rosneft đã vận động hành lang để được giảm thuế hàng tỷ USD mà họ cho rằng cần thiết để làm cho dự án khả thi về mặt tài chính.

Bộ Tài nguyên ước tính chỉ khoảng một phần ba trữ lượng dầu khí đã được xác định của Nga sẽ có lợi nhuận khi khai thác bằng các công nghệ hiện có. Theo lệnh trừng phạt của Mỹ và EU đối với lĩnh vực năng lượng của Nga do sáp nhập Crimea năm 2014, các công ty năng lượng phương Tây bị cấm chia sẻ công nghệ khai thác tiên tiến có thể đã giúp Nga khai thác các mỏ khó khai thác ở Bắc Cực.

Nền kinh tế Nga phụ thuộc nhiều vào việc bán dầu và khí đốt, với thuế năng lượng được ấn định chiếm 1/4 ngân sách của chính phủ vào năm 2021 và hoạt động khai thác mỏ chiếm 40% GDP của Nga.

Ngành này cũng dự kiến sẽ chịu áp lực gia tăng trong những thập kỷ tới từ các nỗ lực khử cacbon ở châu Âu, thị trường lớn nhất của Nga. Các nhà phân tích tại Ngân hàng Trung ương Nga gần đây đã cảnh báo về tác động nặng nề của kế hoạch đánh thuế đối với mặt hàng carbon của Brussels đối với hàng hóa xuất khẩu nặng từ nhiên liệu hóa thạch của Nga sang quốc gia này.

Sau khi sản lượng dầu sụt giảm lần đầu tiên trong một thập kỷ vào năm ngoái, Bộ Năng lượng Nga dự báo sản lượng dầu của nước này sẽ khó đạt được mức tiền đại dịch Covid-19 và dự kiến sẽ dần suy giảm kể từ năm 2029 trở đi.

Hương Vũ

Tin khác

Elon Musk đến thăm Trung Quốc để thúc đẩy thị trường xe tự lái

Elon Musk đến thăm Trung Quốc để thúc đẩy thị trường xe tự lái

(CLO) CEO Elon Musk của Tesla đã đến Bắc Kinh vào Chủ nhật (28/4) trong một chuyến thăm không báo trước, nơi ông dự kiến sẽ thảo luận về việc triển khai công nghệ Xe tự lái hoàn toàn (FSD).

Thế giới 24h
Ukraine liên tiếp rút quân ở phía đông, ông Zelenskyy thúc giục thêm vũ khí

Ukraine liên tiếp rút quân ở phía đông, ông Zelenskyy thúc giục thêm vũ khí

(CLO) Chỉ huy hàng đầu của Ukraine hôm Chủ nhật (28/4) cho biết, quân đội Kiev đã rút lui khỏi ba ngôi làng ở chiến trường phía đông nước này bởi sức ép quá mạnh từ lực lượng đông đảo của Nga.

Thế giới 24h
Nga tiếp tục cảnh báo mạnh mẽ phương Tây nếu tịch thu tài sản của Nga

Nga tiếp tục cảnh báo mạnh mẽ phương Tây nếu tịch thu tài sản của Nga

(CLO) Ngày 28/4, các quan chức Nga cảnh báo Mỹ và phương Tây rằng Moscow sẽ có phản ứng "ăn miếng trả miếng" và "quyết liệt" nếu tài sản đóng băng của nước này bị tịch thu.

Thế giới 24h
Israel đồng ý 'tham kiến' Mỹ trước khi tấn công Rafah

Israel đồng ý 'tham kiến' Mỹ trước khi tấn công Rafah

(CLO) Ngày 28/4, người phát ngôn an ninh quốc gia Nhà Trắng John Kirby cho biết Israel đã đồng ý lắng nghe những quan ngại và suy nghĩ của Mỹ trước khi tiến hành cuộc tấn công vào thành phố biên giới Rafah ở Gaza.

Thế giới 24h
Ngoại trưởng Blinken nói Mỹ không kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc

Ngoại trưởng Blinken nói Mỹ không kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc

(CLO) Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết các biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip tiên tiến sang Trung Quốc không nhằm mục đích kìm hãm nền kinh tế hoặc sự phát triển công nghệ của Trung Quốc.

Thế giới 24h