Trung - Ấn đồng ý giải quyết tranh chấp biên giới một cách hòa bình

Chủ nhật, 07/06/2020 14:45 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trung Quốc và Ấn Độ đã thỏa thuận trong các cuộc đàm phán song phương giữa lãnh đạo quân đội hai nước, để giải quyết hòa bình những căng thẳng biên giới dọc theo Đường kiểm soát thực tế (LAC), Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết trong một thông cáo báo chí hôm nay (7/6).

Trung Quốc và Ấn Độ đồng ý giải quyết tranh chấp biên giới trong hòa bình - Ảnh: AP

Trung Quốc và Ấn Độ đồng ý giải quyết tranh chấp biên giới trong hòa bình - Ảnh: AP

"Cả hai bên nhất trí giải quyết hòa bình tình hình ở khu vực biên giới theo các hiệp định song phương khác nhau và theo sự đồng ý giữa các nhà lãnh đạo rằng, hòa bình và yên tĩnh ở khu vực biên giới Ấn Độ - Trung Quốc là điều cần thiết cho sự phát triển chung của quan hệ song phương", thông cáo báo chí cho biết.

Bộ Ngoại giao Ấn Độ nói thêm rằng, các bên cũng đồng ý rằng việc giải quyết sớm tranh chấp sẽ góp phần vào sự phát triển hơn nữa của mối quan hệ kéo dài 70 năm giữa hai nước.

"Theo đó, hai bên sẽ tiếp tục các cam kết ngoại giao và quân sự để giải quyết tình hình và đảm bảo hòa bình và yên tĩnh ở khu vực biên giới," Bộ này cho biết.

Theo tiết lộ, cuộc hội đàm cấp cao kéo dài hàng giờ giữa New Delhi và Bắc Kinh nhằm giải quyết vấn đề biên giới ở dãy Hymalaya, diễn ra vào thứ Bảy. Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết, cuộc họp được tổ chức trong một "bầu không khí thân mật và tích cực".

Căng thẳng ở khu biên giới tranh chấp giữa hai nước trở nên trầm trọng vào đầu tháng 5, do những cuộc đối đầu dữ dội ở dãy Hymalaya, khiến hàng chục binh sĩ hai bên bị thương.

Trung Quốc và Ấn Độ đồng ý giải quyết tranh chấp bằng đàm phán hòa bình - Ảnh: Reuters

Trung Quốc và Ấn Độ đồng ý giải quyết tranh chấp bằng đàm phán hòa bình - Ảnh: Reuters

Sau các cuộc đụng độ, truyền thông Ấn Độ đưa tin rằng New Delhi và Bắc Kinh đã triển khai thêm quân đến khu vực biên giới ở Ladakh, khu vực do Ấn Độ quản lý cũng như khu vực lãnh thổ liên minh.

Sau đó, khoảng 250 binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc tham gia vào các cuộc đụng độ ở bờ phía bắc hồ Pangong ở Ladakh, một khu vực đã bị tranh chấp giữa Pakistan, Ấn Độ và Trung Quốc trong nhiều thập kỷ.

Các binh sĩ ở cả hai phía bị thương, và các cuộc đụng độ lẻ tẻ vẫn tiếp tục diễn ra sau đó. 

Cách đây hơn một tuần, Mỹ đã đứng ra kêu gọi làm trung gian hòa giải, nhưng Trung Quốc và Ấn Độ từ chối.

Sau những cáo buộc gây căng thẳng tình hình, những nỗ lực đàm phán giải quyết xung đột trong hòa bình được hy vọng sẽ giúp giảm căng thẳng tại khu vực tranh chấp.

Chấn Phong

Tin khác

Liên hợp quốc: Việc xây dựng lại Gaza có thể mất 80 năm

Liên hợp quốc: Việc xây dựng lại Gaza có thể mất 80 năm

(CLO) Việc xây dựng lại nhà cửa bị phá hủy do cuộc chiến Israel - Hamas ở Dải Gaza có thể kéo dài sang thế kỷ tới, theo một báo cáo của Liên hợp quốc công bố vào thứ Năm (2/5).

Thế giới 24h
Venezuela thưởng công chức 130 USD mỗi tháng nhân dịp Quốc tế Lao động

Venezuela thưởng công chức 130 USD mỗi tháng nhân dịp Quốc tế Lao động

(CLO) Nhân viên công chức nhà nước Venezuela sẽ được hưởng mức thưởng tới 130 USD/tháng, theo Tổng thống Nicolas Maduro công bố vào đúng Ngày Quốc tế Lao động 1/5.

Thế giới 24h
Đảng Dân chủ Mỹ muốn ông Joe Biden ngăn Israel tấn công Rafah

Đảng Dân chủ Mỹ muốn ông Joe Biden ngăn Israel tấn công Rafah

(CLO) Chính quyền Tổng thống Joe Biden đang đối mặt áp lực từ chính Đảng Dân chủ Mỹ, yêu cầu ông phải tác động để Israel ngừng chiến dịch đổ bộ vào thành phố Rafah, nơi gần nửa dân số Gaza đang tị nạn.

Thế giới 24h
Tiết lộ khuôn mặt của người phụ nữ Neanderthal 75.000 năm trước

Tiết lộ khuôn mặt của người phụ nữ Neanderthal 75.000 năm trước

(CLO) Ngày 2/5, một nhóm nhà khảo cổ học ở Anh đã tiết lộ khuôn mặt được tái tạo của một phụ nữ Neanderthal sống cách đây 75.000 năm, đồng thời đánh giá lại cái nhìn về loài người họ hàng với loài người thông minh chúng ta này.

Thế giới 24h
Nga liên tiếp chiếm được các vùng lãnh thổ lớn, Ukraine mòn mỏi chờ vũ khí Mỹ

Nga liên tiếp chiếm được các vùng lãnh thổ lớn, Ukraine mòn mỏi chờ vũ khí Mỹ

(CLO) Suốt 5 tháng chờ đợi Quốc hội Mỹ thông qua khoản viện trợ quân sự 61 tỷ USD có thể khiến các tuyến đầu của lực lượng Ukraine phải gánh chịu những thiệt hại lâu dài trong nhiều tháng tới.

Thế giới 24h