Biểu tình ở Mỹ: Đốt phá có thể làm hỏng thông điệp tốt đẹp

Chủ nhật, 07/06/2020 08:39 AM - 0 Trả lời

(CLO) Những gì bắt đầu như một cuộc biểu tình phản đối bạo lực của cảnh sát ở Minnesota nhanh chóng lan rộng, biến thành phong trào rộng hơn đòi công bằng xã hội cho người da đen. Tuy nhiên, bạo lực đi kèm phá hoại ở các cuộc biểu tình phần nào làm xói mòn sự ủng hộ của công chúng với phong trào.

Tình trạng đốt phá, trộm cướp làm hỏng thông điệp tốt đẹp ban đầu của cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc, đòi công lý cho George Floyd tại Mỹ - Ảnh: Reuters

Tình trạng đốt phá, trộm cướp làm hỏng thông điệp tốt đẹp ban đầu của cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc, đòi công lý cho George Floyd tại Mỹ - Ảnh: Reuters

Rất nhiều trụ sở cánh sát bị đốt cháy, xe bị đốt, đập phá các văn phòng, tệ hơn là rất nhiều cửa hàng, xí nghiệp bị đột nhập lấy đồ - cuộc biểu tình đòi công lý cho George Floyd khó  đi vào lịch sử như một phong trào vì hòa bình.

Những ngọn đuốc xấu xí

Bạo lực bùng phát ở thành phố Minneapolis và nhiều nơi khác ở Hoa Kỳ ngay sau cái chết của George Floyd vào thứ Hai tuần trước. Người biểu tình ban đầu tuần hành ôn hòa, nhưng sau đó những kẻ quá khích đã châm ngòi cho bạo lực, với những vụ đốt phá.

Nhiều chiếc xe bị đốt cháy, trụ sở cảnh sát cũng trở thành mục tiêu của cơn giận dữ. Đây rõ ràng là những hành động rất xấu xí. Liệu cứ phải nhất thiết đốt phá và thực hiện những hành vi tiêu cực trong một sự kiện tích cực.

“Đa số những vụ đốt phá, trộm cướp được thực hiện bởi những kẻ xấu, lợi dụng sự hỗn loạn như một cơ hội để đánh cắp, chứ không phải người biểu tình”, nhà tâm lý và triết học gia Jordan Shapiro tại California nhận xét.

Cộng đồng tình báo Mỹ cũng ước tính rằng, hầu hết các vụ bạo lực tại các cuộc biểu tình của George Floyd đều do những kẻ cơ hội gây ra, theo các tài liệu nội bộ mà Reuters tiếp cập được.

Có rất ít bằng chứng cho thấy, bất chấp những cảnh báo từ nhà chức trách, những kẻ cực đoan bị đổ lỗi cho điều đó.

Biểu tình bạo lực xuất phát từ những kẻ quá khích và cơ hội tại Mỹ - các nhà bình luận nhận xét - Ảnh: Reuters

Biểu tình bạo lực xuất phát từ những kẻ quá khích và cơ hội tại Mỹ - các nhà bình luận nhận xét - Ảnh: Reuters

 

Một thông điệp bị che mờ

Cảnh người dân phá cửa sổ, xông vào các cửa hàng và đốt cháy các tòa nhà tràn lan trên các trang mạng xã hội thực sự gây bất lợi cho phong trào phản kháng do người da đen lãnh đạo, mặc dù những kẻ phá hoại không chỉ có màu đen.

Một cuộc thăm dò của công ty Morning Consult gần đây cho thấy, 95% số người được hỏi đã nghe về việc cướp bóc (64% đã nghe nhiều) và 73% cho rằng việc bảo vệ tài sản cá nhân là rất quan trọng.

Nhà chính trị học Omar Wasow, người chuyên theo dõi về các cuộc biểu tình đòi quyền công dân, nói rằng có bằng chứng cho thấy người biểu tình có thể có thiện cảm nhất khi họ hành động ôn hòa nhưng gặp phải phản ứng dữ dội của cảnh sát.

Đồng thời, bạo lực gây ra bởi những người biểu tình, hoặc của những người hòa nhập với họ bất kể thái độ với cuộc biểu tình, đều có khả năng dẫn đến làm xấu và làm lu mờ chương trình nghị sự của họ.

Một trong những ví dụ sinh động nhất là một chủ cửa hàng da đen cao tuổi có hoạt động kinh doanh tại Bronx bị vùi dập và cướp phá. “Bạn đã nói với tôi ‘người da đen có quyền sống’. Bạn nói dối”, người phụ nữ kêu gào trong khi chỉ vào đống đổ nát của những gì đã từng là cửa hàng của mình.

Nhiều người bảo thủ, như nhà phân tích chính trị Paul Taylor, nói rằng kết quả là không đứng về người biểu tình.

Taylor tuyên bố rằng khẩu hiệu “Người da đen có quyền sống”, chiến dịch phi tập trung dẫn đầu một số cuộc biểu tình, là “nhóm chính thúc đẩy các cuộc bạo loạn, cạnh tranh với những người biểu tình ôn hòa, những người muốn thay đổi xã hội cũng như dồn nén bởi sự thất vọng vì sự cách ly trong nhiều tháng”.

“Có một thời gian tôi khó tôn trọng các cuộc biểu tình do thiếu thông tin đúng và chính xác, làm hỏng các phản ứng cảm xúc do các kênh tin tức giả mạo dẫn dắt câu chuyện của họ và không phải sự thật”, Taylor nói thêm.

Các cuộc biểu tình bạo lực bị đổ lỗi từ hai phía, từ người biểu tình và cả phía lực lượng thực thi pháp luật - Ảnh: Reuters

Các cuộc biểu tình bạo lực bị đổ lỗi từ hai phía, từ người biểu tình và cả phía lực lượng thực thi pháp luật - Ảnh: Reuters

 

Ai cũng mắc sai lầm?

Theo quan điểm của mình, nhà tâm lý học Shapiro lập luận rằng “bất cứ khi nào có quá nhiều công việc căng thẳng, một số người chắc chắn sẽ mất bình tĩnh và mắc lỗi. Trong những cuộc biểu tình này, chúng tôi thấy những sai lầm từ mọi phía. Một số người cho rằng phá hoại giúp ích, phần lớn không nghĩ thế. Một số người cho rằng kích động chuyên nghiệp là hữu ích, phần lớn là phủ nhận”.

Shapiro chỉ ra rằng những gì đã xảy ra trong các cuộc biểu tình, đôi khi biến thành bạo loạn, đó là một tình huống “rất thô thiển, rất con người… nhưng hành động của một vài người biểu tình, không nhất thiết là đại diện cho nhiều người”.

Một số người lo ngại rằng các nhà chức trách vượt quá quyền lực của họ trong một số trường hợp, khi những chiếc xe cảnh sát hạ gục những người biểu tình hay sĩ quan ra tay thô bạo với các phóng viên, kích động phản ứng dữ dội của công chúng.

“Bạo lực xảy ra ở Mỹ trong 10 ngày qua chủ yếu là do cảnh sát, và những gì tôi tin là các nhà chức trách các bang chỉ muốn những người biểu tình diễn ra ôn hòa”, phóng viên tự do Stephen Lendman nói.

Thông điệp chống phân biệt chủng tộc, đòi quyền bình đẳng với người da đen hay cụ thể hơn là đòi công lý cho người đàn ông vô danh George Floyd và chống lại cách đối xử bạo lực của lực lượng cảnh sát là hoàn toàn chính đáng, nhưng nó sẽ trở nên xấu xí khi biểu tình biến thành bạo lực, nhất là xuất phát từ phía người khởi xướng.

Nhiều người đã đổ lỗi cho chính quyền Tổng thống Trump về việc không nỗ lực nhằm xoa dịu bất bình đẳng, phân biệt chủng tộc tại Mỹ, tuy nhiên có bằng chứng cho thấy, các cuộc biểu tình này được tổ chức và được kích động bởi nhiều nhóm cực đoan.

Biểu tình bạo lực tại Mỹ đã giảm xuống trong tuần này, một phần do phản ứng mạnh mẽ từ cơ quan thực thi pháp luật liên bang và tiểu bang, một phần vì những người ủng hộ chính nghĩa đã từ bỏ bởi phong trào có thể đi chệch hướng.

Nguyễn Hoàng

Tin khác

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

(CLO) Khi căng thẳng với Iran giảm bớt, quân đội Israel đang chuẩn bị hoàn thành công việc mà họ cho là còn dang dở: Triệt hạ Hamas khỏi thành trì cuối cùng của lực lượng này ở thành phố Rafah, nơi có hơn một triệu người Palestine đang trú ẩn.

Tiêu điểm Quốc tế
Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

(CLO) Tạo ra lực lượng lao động sản xuất có năng lực đang được xem là thách thức lớn nhất của Ấn Độ trong bối cảnh đất nước đông dân nhất thế giới quyết vươn lên thành quốc gia "siêu cường".

Tiêu điểm Quốc tế
Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

(CLO) Tại khu vực Tam giác Vàng của Thái Lan, nằm giữa biên giới với Myanmar và Lào, các bảo tàng dành riêng cho quá khứ sản xuất thuốc phiện của khu vực đã được mở cửa.

Tiêu điểm Quốc tế
So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

(CLO) Một cuộc xung đột quân sự giữa Israel và Iran đang trở thành mối đe dọa thực sự. Nhưng Israel đã chuẩn bị đến mức độ nào cho một cuộc chiến đa mặt trận có thể với Iran và các lực lượng đồng minh của nước này?

Tiêu điểm Quốc tế
Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

(CLO) Cuộc tấn công và trả đũa giữa Israel và Iran những ngày qua một lần nữa nhắc nhở về sự thù địch giữa hai quốc gia này. Nhưng có thể nhiều người không nhớ, Iran và Israel trước đây từng là những đồng minh thân thiết hiếm có.

Tiêu điểm Quốc tế