Trưng bày chuyên đề “Hà Nội – Ngày trở về”

Thứ ba, 02/10/2018 11:02 AM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 5/10, Ban quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò sẽ tổ chức Trưng bày chuyên đề “Hà Nội – Ngày trở về” nhân dịp kỷ niệm 64 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2018).

Trưng bày chuyên đề “Hà Nội – Ngày trở về” với mong muốn đưa người dân sống lại khoảnh khắc ngày giải phóng Thủ đô, giúp du khách quốc tế hiểu thêm về một Hà Nội giàu truyền thống lịch sử cách mạng, tăng thêm niềm tự hào về “trái tim của cả nước” qua 64 năm xây dựng và phát triển.

Là hoạt động được tổ chức nhân kỷ niệm 64 năm ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2018), trưng bày chuyên đề “Hà Nội – Ngày trở về” như một hồi ức lịch sử, đưa công chúng trở về để hiểu những chặng đường gian nan của quân và dân Việt Nam từ 60 ngày đêm toàn quốc kháng chiến, đến 9 năm kháng chiến trường kỳ để viết nên khúc khải hoàn giải phóng Thủ đô vào mùa thu lịch sử năm 1954 qua hai 2 nội dung: Ra đi… Hẹn một ngày về” và Hà Nội ngày trở về”.

Báo Công luận
Nhiều tư liệu quý về thời kỳ lịch sử giải phóng Thủ đô sẽ được trưng bày tại triển lãm chuyên đề “Hà Nội - Ngày trở về” tại Di tích Nhà tù Hỏa Lò (ảnh minh họa) 

Ở phần 1, công chúng sẽ hiểu rõ hơn về cuộc đấu tranh gian khổ nhưng luôn vững một niềm tin sắt đá của quân và dân Thủ đô qua phần trưng bày “Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi”, “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”...

Trong phần này, những câu chuyện lịch sử bi tráng được khắc họa. Đó là cuộc sống của những chiến sĩ trung đoàn Thủ đô trong 60 ngày đêm chiến đấu bảo vệ Hà Nội; tinh thần quả cảm, khí thế sôi sục của nhân dân Hà Nội; những lá đơn tình nguyện xin được ôm bom ba càng sẵn sàng lao vào xe tăng địch của các chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô…

Nội dung trưng bày thứ hai “Hà Nội – Ngày trở về” là những câu chuyện của 64 năm về trước, khi Hà Nội hân hoan đón chào đoàn quân chiến thắng trở về giải phóng Thủ đô. Những câu chuyện, hình ảnh về cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn Bình Ca thuộc Trung đoàn Thủ đô tiến vào Hà Nội tham gia tiếp quản 35 địa điểm trọng yếu như: Phủ Thủ hiến Bắc Việt, Dinh Quốc trưởng, Nha Công an Bắc Việt, Nha Bưu điện Bắc Việt, Ty Cảnh sát thành phố, Thư viện Trung ương Đông Dương, Bệnh viện Bạch Mai, Nhà tù Hỏa Lò… sẽ được giới thiệu một cách chân thực và xúc động.

Sau ngày giải phóng, Hà Nội lại tiếp tục xây dựng, phát triển và có những đổi thay mạnh mẽ cả về tầm vóc, diện mạo để làm nên một Hà Nội thanh bình, văn minh và ngày càng hiện đại hôm nay.

Tại đây, lần đầu tiên, nhiều hiện vật gắn liền với sự kiện giải phóng Thủ đô cũng được giới thiệu tới công chúng như: Huy hiệu Chiến sĩ Điện Biên Phủ được Chủ tịch Hồ Chí Minh trao tặng cho các chiến sĩ trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, năm 1954; Chứng minh thư do Ủy ban Quân chính thành phố Hà Nội cấp cho cán bộ sử dụng khi đi liên hệ công tác trong thời kỳ tiếp quản Thủ đô từ ngày 9/10/1954 đến ngày 31/12/1954…

Mỗi tư liệu, hiện vật, hình ảnh và phỏng vấn được thể hiện trong trưng bày chuyên đề “Hà Nội – Ngày trở về” sẽ giúp người xem hiểu hơn về ký ức một thời hào hùng của quân và dân ta đã chiến đấu ngoan cường, thông minh, gan dạ, đầy sáng tạo để đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng Thủ đô. Đạn bom, chia cắt và đau thương đã lùi về quá khứ, cuộc sống mới ở Thủ đô tiếp tục được dựng xây và phát triển. Những công trình kiến trúc được tiếp quản ngày nào, giờ trở thành Di sản văn hóa “Cho ngày nay, cho ngày mai, cho muôn đời sau”...

Chương trình khai mạc trưng bày chuyên đề: “Hà Nội – Ngày trở về”  được diễn ra vào 8h30 ngày 5/10/2018 tại Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò, số 1 phố Hỏa Lò, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ngay sau chương trình khai mạc, trưng bày sẽ mở cửa đón và phục vụ công chúng đến ngày 30/1/2019.

Trong chương trình khai mạc, đại biểu và công chúng sẽ có dịp lắng nghe những chia sẻ của nhân chứng tham gia tiếp quản Thủ đô như: Thiếu tướng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Đức Minh – Nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục chính trị Công an Nhân dân, Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học và chiến lược, Bộ Công an; Đại tá Nguyễn Trọng Hàm – Nguyên Phó Tham mưu trưởng Quân khu Thủ đô (Nay là Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội); Đại tá Dương Niết – Nguyên Phó Giám đốc Học viện Phòng không không quân cùng nhiều nhân chứng lịch sử đã tham gia tiếp quản Thủ đô, tham gia cống hiến, bảo vệ Hà Nội trong những ngày tạm chiếm.

B.V

Tin khác

Phố phường Hà Nội rực sắc đỏ trong dịp lễ 30/4 và 1/5

Phố phường Hà Nội rực sắc đỏ trong dịp lễ 30/4 và 1/5

(CLO) Những ngày này, nhiều tuyến phố tại Thủ đô Hà Nội được trang trí rực rỡ cờ hoa, băng rôn để chào mừng 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954- 7/5/2024), 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024).

Đời sống văn hóa
Chuyện người cán bộ công an nặng lòng với kỷ vật chiến tranh

Chuyện người cán bộ công an nặng lòng với kỷ vật chiến tranh

(NB&CL) Hàng ngàn hiện vật quý giá về một thời “mưa bom bão đạn” đã được Thượng tá công an Đào Hà dày công sưu tầm, lưu giữ. Nhưng Đào Hà không dành bộ sưu tập đó cho riêng mình, ông mong muốn chúng mang đến những giá trị văn hóa, lịch sử cho cộng đồng.

Đời sống văn hóa
Trải nghiệm chợ phiên vùng cao giữa Thủ đô dịp nghỉ lễ

Trải nghiệm chợ phiên vùng cao giữa Thủ đô dịp nghỉ lễ

(CLO) Du khách có cơ hội được trải nghiệm những nét văn hóa đặc trưng của một chợ phiên vùng cao ngay tại thủ đô Hà Nội trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay.

Đời sống văn hóa
Khánh thành nhà hát tỉnh Ninh Bình với tổng mức đầu tư 245 tỷ đồng

Khánh thành nhà hát tỉnh Ninh Bình với tổng mức đầu tư 245 tỷ đồng

(CLO) Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới (2014-2024), UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức lễ khánh thành Nhà hát tỉnh Ninh Bình.

Đời sống văn hóa
Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới

Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới

(CLO) Triển lãm ảnh “Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới” trưng bày 70 hình ảnh, tư liệu quý hiếm về 2 sự kiện lịch sử nổi bật của dân tộc ta trong thế kỷ XX.

Đời sống văn hóa