Trung Hòa, Hà Nội: Bịt lối đi của dân, liệu có vô cảm?

Thứ năm, 18/01/2018 08:45 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Trong khi cả hệ thống chính trị đang “chuyển mình” theo hướng phục vụ nhân dân, khắc phục tình trạng quan liêu, vô cảm thì những người lãnh đạo tại UBND phường Trung Hòa dường như lại đi ngược với tinh thần này.

Gửi đơn đến các cơ quan báo chí, 5 hộ dân trú tại tổ 4, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội cho biết: Ngày 3/1/2018, UBND phường đã cho người mang tôn đến bịt toàn bộ khu vực phía trước cửa của các gia đình, chỉ để lại một lối đi nhỏ cho các hộ và còn hẹn mấy ngày sau sẽ bịt kín hết, dẫn đến tình cảnh các hộ dân không còn đường để đi bởi bị vây kín bởi hàng rào tôn. Sau khi sự việc xảy ra, các hộ có đơn gửi lên phường nhưng không được giải quyết…

Ngày 12/1, PV đã có buổi làm việc với UBND phường Trung Hòa về vấn đề này. Bà Phan Thị Hải Yến, Phó Chủ tịch UBND phường lý giải việc bịt tôn là thực hiện chỉ đạo của UBND quận tại văn bản số 1521/UBND ngày 6/12/2017. Theo đó, để xử lý tình trạng vi phạm trật tự xây dựng, sử dụng đất sai mục đích tại các khu đất chưa triển khai dự án, khắc phục tình trạng mất an ninh trật tự và nguy cơ cháy nổ, UBND quận Cầu Giấy yêu cầu các phường kiểm tra, rà soát các dự án thiết lập hồ sơ, xử lý vi phạm (nếu có). Tiếp đó, sau vụ cháy tại khu vực đất dự án ở phường Dịch Vọng Hậu, ngày 22/12/2017, UBND quận Cầu Giấy lại có văn bản số 1650/UBND-TNMT yêu cầu UBND các phường thường xuyên kiểm tra các tổ chức được giao đất, cho thuê đất, phát hiện các vi phạm lập hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính và xử lý theo quy định.

Văn bản này cũng nêu rõ, nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc các nội dung vi phạm hành chính vượt quá thẩm quyền thì báo cáo UBND quận Cầu Giấy thông qua Phòng TNMT.

Vẫn theo bà Yến, qua kiểm tra, rà soát, thì các hộ dân trong đơn có vi phạm khi đã “sử dụng trái phép” diện tích đất đã GPMB năm 2003. Diện tích này UBND phường đã bàn giao cho Chủ đầu tư quản lý để thực hiện dự án nhà ở tái định cư cao tầng. Bà Yến cho rằng, do quản lý lỏng lẻo thậm chí “để ngỏ khả năng” Chủ đầu tư đã “thông đồng để cho các hộ lấn chiếm” nên mới phát sinh các nhà mái tôn hiện làm cửa hàng dịch vụ rửa xe, ga ra ô tô…

Báo Công luận
Hàng rào tôn mà UBND phường Trung Hòa dựng lên và hẹn sau vài ngày sẽ bịt kín toàn bộ, không để lại lối đi nữa. 
Về nguồn gốc đất khu vực bị chiếm dụng, bà Yến cho biết, đây là thửa đất do ông Lê Văn Hòa đứng tên, có diện tích 220m2. Khi GPMB để làm đường Lê Văn Lương, thửa đất này bị thu hồi “một nửa”, nhưng ông Hòa đã đồng ý bàn giao nốt phần đất còn lại để Nhà nước quản lý để đi tái định cư. Sau đó, theo bà Yến, 5 hộ dân sử dụng thửa đất liền kề phía sau, đã tự ý phá rào tôn, dựng khung sắt nhà mái tôn sử dụng suốt từ năm 2003 đến nay”. Bà Yến cũng khẳng định là các hộ không có lối đi ra phía đường Lê Văn Lương mà các hộ này sử dụng lối đi ở các ngõ phía trong… Do đó, UBND phường đã cho rào tôn để quản lý phần đất đã GPMB và hiện nay, phường mới chỉ rào lại một phần nhằm tạo điều kiện cho các hộ tự tháo dỡ diện tích xây dựng vi phạm. Tới đây, UBND phường sẽ lập kế hoạch cưỡng chế đối với phần diện tích vi phạm và sẽ bịt tôn lại toàn bộ và “các vị phải đi vào ngõ của các vị thôi” - bà Yến cho biết.

Tuy nhiên, không như lời bà Yến nói, trên thực tế, hiện tại cả 5 hộ dân trên đều sử dụng lối đi chính là đường Lê Văn Lương. Việc bịt rào tôn theo kế hoạch của phường khiến 3 hộ các ông bà Lê Văn Thắng, Lê Mai Phương, Ngô Hồng Cương không còn lối đi nào khác. Muốn ra vào chỉ còn 2 cách, một là phải trèo qua rào tôn, hai là đục tường đi sang nhà hàng xóm, mà cả hai cách này trên thực tế đều là không thể.

Theo quan sát thực tế của PV cũng như lời bà Lê Thị Cừ (chủ sử dụng thửa đất này từ trước năm 2000) cùng các hộ dân, trước đây thửa đất của gia đình bà chỉ có 1 hộ sử dụng nên còn có thể sử dụng đường đi vào ngõ rồi nối ra phố Nguyễn Ngọc Vũ. Nhưng qua quá trình chuyển nhượng, chia thừa kế và thực tế sử dụng đất gần 20 năm qua, thửa đất này hiện tại đã có 5 hộ sử dụng và đều hướng mặt tiền ra đường Lê Văn Lương. Việc rào tôn của phường sẽ khiến 3 hộ mất hoàn toàn lối đi, 1 hộ phải sử dụng “nhờ” một lối đi tạm. Nói cách khác, 3 hộ nếu muốn “đi vào ngõ của các vị” như gợi ý của bà Phó Chủ tịch UBND phường cũng không có ngõ mà đi.

Ngoài việc mất lối đi khiến các hộ dân bức xúc, thì nhiều người dân trong khu vực cũng cho rằng, việc rào tôn dưới danh nghĩa “quản lý đất” là không cần thiết. Lý do là diện tích đất còn lại sau khi làm đường Lê Văn Lương quá nhỏ, không vuông vắn và kéo dài trên 50m nên chiều sâu tính từ vỉa hè trở vào chỉ khoảng 2m. Người dân cũng cho rằng, hiện nay phần đất này có 5 hộ đang sử dụng, không phải là đất bỏ hoang, nên không cần quây tôn để “quản lý”. “Việc rào tôn vô hình trung lại khiến nơi đây biến thành một hàng rào “siêu mỏng, siêu méo chềnh ềnh ngay phía mặt đường Lê Văn Lương. Hơn nữa, dự án này còn chưa biết bao giờ mới triển khai”, ông Hiến - một người dân sống trong khu vực nói.

Báo Công luận
 
Trong cuộc làm việc với UBND phường Trung Hòa, chúng tôi đã nêu việc chỉ đạo của quận Cầu Giấy trong 2 văn bản đã nêu ở trên không nhắc đến việc rào tôn đối với khu đất này. Bà Yến cũng thừa nhận điều này và cho rằng, việc xử lý đất nào cụ thể việc làm của chúng tôi” và không nói rõ, UBND quận Cầu Giấy có chỉ đạo việc rào tôn này hay không. Bà Yến cũng không đưa ra được bằng chứng về việc 5 hộ dân phá rào tôn để chiếm dụng đất vào năm 2003 như lời bà khẳng định trước đó.

Ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ nhiệm kỳ mới, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đưa ra thông điệp rất rõ là xây dựng một Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động và phục vụ. Nói rõ hơn về điều này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng khẳng định, Chính phủ muốn quản lý, điều hành đất nước phải theo luật nhưng ngoài điều hành theo quy định của pháp luật thì trong thực thi công vụ phải chuyển hướng phục vụ người dân, doanh nghiệp. Tiêu chí này nhằm chữa bệnh quan liêu, vô cảm, thiếu trách nhiệm, nhũng nhiễu, vòi vĩnh, hành dân...

Trở lại với vụ việc tại phường Trung Hòa, việc bịt lối đi của dân rõ ràng là hành động đi ngược lại với tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Trong khi cả hệ thống chính trị đang chuyển động để thay đổi căn bản về tư duy, nhận thức, nhằm tạo động lực cho sự phát triển thì việc làm của UBND phường Trung Hòa là hành động lẻ loi, không phù hợp với thực tiễn cuộc sống.

Bên cạnh đó, một vấn đề cần quan tâm nữa là việc làm rất “không được lòng dân” nêu trên của UBND phường Trung Hòa là do ai chỉ đạo? Liệu có phải là UBND quận Cầu Giấy? UBND phường có báo cáo quận theo đúng tinh thần tại văn bản số 1650/UBND-TNMT hay không? Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin khi có phản hồi từ phía UBND quận Cầu Giấy.❏

Thế Vũ

 

Tin khác

Quán cà phê “mọc” giữa ruộng: UBND huyện Chư Păh chỉ đạo kiểm tra, xử lý

Quán cà phê “mọc” giữa ruộng: UBND huyện Chư Păh chỉ đạo kiểm tra, xử lý

(CLO) Sau khi Báo Nhà báo và Công luận có bài phản ánh, Gia Lai: Quán cà phê "mọc" giữa ruộng lúa, chính quyền nói chưa sai? Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Păh đã chỉ đạo kiểm tra, xử lý và báo cáo về UBND huyện trước ngày 10/5/2024.

Điều tra
Gia Lai: Quán cà phê 'mọc' giữa ruộng lúa, chính quyền nói chưa sai?

Gia Lai: Quán cà phê "mọc" giữa ruộng lúa, chính quyền nói chưa sai?

(CLO) Hàng trăm cọc bê tông cắm sâu vào nền đất trồng lúa và vô số thanh sắt được gia cố liên kết với nhau thành khung tạo lối đi, sàn nhà làm nơi kinh doanh quán cà phê Lúa Ngô Sơn (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, Gia Lai). Việc dựng quán, kinh doanh được chính quyền cho rằng chưa phát hiện sai phạm?

Điều tra
Hải Dương: Tạm dừng đầu tư dự án xây dựng cầu vượt sông Bắc Hưng Hải tại thị trấn Kẻ Sặt

Hải Dương: Tạm dừng đầu tư dự án xây dựng cầu vượt sông Bắc Hưng Hải tại thị trấn Kẻ Sặt

(CLO) UBND huyện Bình Giang vừa có văn bản gửi Sở Giao thông vận tải tỉnh Hải Dương và nhiều cơ quan chức năng thông báo việc tạm dừng đầu tư dự án xây dựng cầu vượt sông Bắc Hưng Hải tại thị trấn Kẻ Sặt.

Điều tra
Tiên Lãng (Hải Phòng): Bất cập trong việc quản lý và sử dụng SVĐ huyện sau 16 năm 'xã hội hóa'?

Tiên Lãng (Hải Phòng): Bất cập trong việc quản lý và sử dụng SVĐ huyện sau 16 năm 'xã hội hóa'?

(CLO) Ngày 31/7/2008, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Tiên Lãng, Thành phố Hải phòng đã ban hành Quyết định số 1214/QĐ-UBND về việc cho thuê các ki ốt khán đài sân vận động huyện... Tuy nhiên, sau 16 năm thực hiện chính sách “xã hội hóa”, vẫn còn một số bất cập cần được làm rõ và khắc phục.

Điều tra
Kon Tum: Vì sao doanh thu của Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai 'nhảy múa' theo từng gói thầu?

Kon Tum: Vì sao doanh thu của Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai 'nhảy múa' theo từng gói thầu?

(CLO) Ở mỗi gói thầu tham dự khác nhau, Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai lại thể hiện một hồ sơ năng lực với doanh thu khác nhau?

Điều tra