Trung Quốc cảnh giác khi thiếu nguồn cung đường - mặt trận mới trong cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu

Thứ sáu, 27/05/2022 13:47 PM - 0 Trả lời

(CLO) Gần đây, một số quốc gia đã hạn chế xuất khẩu đường, dấy lên lo ngại về an ninh lương thực khi giá nông sản toàn cầu tăng. Khi các nước hạn chế nguồn cung, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đã cắt giảm dự báo về sản lượng đường nội địa trong năm nay.

Lo lắng về một cuộc khủng hoảng lương thực trên toàn thế giới đã tăng lên khi tác động của nó lan tỏa từ nguồn cung ngũ cốc sang đường, và các hạn chế xuất khẩu do nhiều quốc gia áp đặt dự kiến sẽ giữ mặt hàng này lên tầm cao mới.

Được biết, giá đường tăng sẽ ảnh hưởng nặng nề nhất đến các nước kém phát triển nhất thế giới, ngay cả quốc gia có sản lượng thu hoạch đường lớn như Trung Quốc cũng ghi nhận nhiều khó khăn bởi vì sản lượng thấp hơn dự kiến trong năm nay, đòi hỏi quốc gia này phải nhập khẩu nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu trong nước.

trung quoc canh giac khi thieu nguon cung duong  mat tran moi trong cuoc khung hoang luong thuc toan cau hinh 1

Hoạt động vận chuyển đường tại cảng biển chính của Brazil ở Santos. Ảnh: Reuters

Sở dĩ quốc gia này giảm tiêu thụ đường là do chi phí nhập khẩu ngày càng tăng và các quy định nghiêm ngặt về giãn cách xã hội thời kì đại dịch Covid-19 hoành hành.

Nhiều quốc gia giảm xuất khẩu

Một số quốc gia đã cố gắng cắt giảm hoạt động xuất khẩu hàng hóa quan trọng kể từ khi cuộc xung đột ở Ukraine bắt đầu vào cuối tháng Hai, lo ngại rằng giá nông sản tăng có thể gây nguy hiểm cho an ninh lương thực trong nước.

Hôm thứ Hai (23/5), Kazakhstan đã áp đặt lệnh cấm 6 tháng đối với xuất khẩu đường trắng và đường mía. Bên cạnh đó, do lo lắng về lạm phát gia tăng, Pakistan đã ban hành lệnh "cấm hoàn toàn" đối với xuất khẩu đường vào đầu tháng này.

Nhiều nhà máy mía đường khác nhau trên khắp Brazil – quốc gia sản xuất và xuất khẩu lớn nhất thế giới, được cho là đang hủy bỏ một số hợp đồng xuất khẩu và chuyển sản xuất sang hợp chất hữu cơ ethanol nhằm tránh giá năng lượng tăng cao, vốn cũng bị đẩy lên do xung đột Ukraine.

Darin Friedrichs, người sáng lập kiêm giám đốc nghiên cứu thị trường tại Sitonia Consulting chia sẻ rằng: “Đối với đường, các nhà máy Brazil chuyển sản xuất sang sản xuất ethanol tương đối dễ dàng nếu cân đối kinh tế hợp lý”.

"Với giá lương thực tăng nhanh, nhiều chính phủ đang tìm cách làm dịu lạm phát trong nước bằng cách hạn chế xuất khẩu, nhưng điều này có thể làm gián đoạn chuỗi cung ứng và dẫn đến giá cả cao hơn trên thị trường toàn cầu."

“Đặc biệt, khi cả giá lương thực và năng lượng đều tăng, người ta càng tập trung vào việc sử dụng lương thực để sản xuất nhiên liệu.” ông nói.

Nhiều quốc gia coi đường là một nguồn tài nguyên quan trọng vì nó có thể được sử dụng không chỉ trong thực phẩm mà còn để sản xuất ethanol, có nhiều ứng dụng khác nhau (từ y học đến chất nổ).

Đầu tháng này, nhà kinh doanh hàng hóa toàn cầu Louis Dreyfus tuyên bố rằng các nhà máy Brazil sẽ chuyển hướng trồng mía nhiều hơn so với kế hoạch sang sản xuất ethanol, đe dọa tình trạng "khan hiếm đường".

An ninh lương thực bấp bênh

Lo ngại gia tăng rằng xung đột Ukraine đang làm trầm trọng thêm các mối đe dọa đối với an ninh lương thực toàn cầu.

trung quoc canh giac khi thieu nguon cung duong  mat tran moi trong cuoc khung hoang luong thuc toan cau hinh 2

Thảm cảnh đói nghèo sẽ xảy ra ở một số châu lục. Ảnh: Internet.

Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất lương thực cũng bị cản trở bởi các cú sốc liên quan đến đại dịch Covid-19 bùng nổ, biến đổi khí hậu và lạm phát leo thang do nới lỏng tiền tệ ở các nền kinh tế chủ chốt.

Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos hôm thứ Hai (23/5), David Beasley, giám đốc điều hành của Chương trình Lương thực Thế giới của Liên hợp quốc, cảnh báo rằng thế giới đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực lớn nhất kể từ Thế chiến II.

Ông cảnh báo rằng "một cuộc khủng hoảng giá lớn" là không thể tránh khỏi trong vòng 10 đến 12 tháng tới, nhấn mạnh rằng 325 triệu người trên toàn thế giới đang “trên bờ vực” chết đói, tăng gấp bốn lần so với năm năm trước.

Theo Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực Quốc tế, 20 quốc gia và khu vực có lệnh cấm xuất khẩu thực phẩm có hiệu lực trong tháng này, bao gồm lúa mì, đậu nành, thịt bò, bơ và đường.

Khó khăn gia tăng

Bất chấp những lo lắng ngày càng tăng về lượng dự trữ đường sẵn có, Dong Xiaoqiang, giám đốc thương mại của AB Sugar Trung Quốc, cho biết ông không kỳ vọng sẽ thiếu hụt toàn cầu trong năm nay vì các nhà sản xuất lớn đang mở rộng sản xuất.

Ông kỳ vọng sản lượng sẽ tăng mạnh hơn vào năm 2022 tại Ấn Độ và Thái Lan - lần lượt là nhà sản xuất và xuất khẩu đường lớn thứ hai thế giới.

trung quoc canh giac khi thieu nguon cung duong  mat tran moi trong cuoc khung hoang luong thuc toan cau hinh 3

Thu hoạch mía ở Jalana, Maharashtra, Ấn Độ. Ảnh: Bloomberg.

“Hầu hết các quốc gia ban bố lệnh cấm xuất khẩu là các nhà sản xuất đường nhỏ với sự cân bằng cung cầu chặt chẽ, và không nhiều hợp đồng đã bị hủy bỏ ở Brazil” ông nói.

Bên cạnh đó, nguồn cung đường trong nước không đủ chủ yếu ở Trung Đông, Đông Nam Á và Châu Phi.

Các nhà phân tích tại China Futures dự đoán sản lượng tăng từ Ấn Độ và Thái Lan sẽ đối trọng với việc sản lượng của Brazil có thể giảm trong năm nay.

Theo một tuyên bố cuối ngày thứ Ba (24/5) của Bộ Lương thực, Chính phủ Ấn Độ sẽ cấm xuất khẩu đường ở mức 10 triệu tấn trong năm tiếp thị kéo dài đến tháng 9 để bảo vệ nguồn cung cấp thực phẩm trong nước.

Tuy nhiên, sản lượng hàng năm là 10 triệu tấn vẫn sẽ đưa quốc gia Nam Á này lên đường lập đỉnh cao mới cho xuất khẩu đường.

Khi giá đường toàn cầu tăng, chi phí nhập khẩu của Trung Quốc cũng sẽ tăng theo. Được biết, Trung Quốc là một trong những nhà sản xuất đường hàng đầu thế giới, nhưng nước này vẫn nhập khẩu khoảng 1/3 tổng nguồn cung.

Từ những năm 2020, Trung Quốc đã bãi bỏ các loại thuế bảo hộ đối với đường và sẽ đổi mới chính sách quản lý đối với đường dự trữ nhà nước.

Do các nước hạn chế xuất khẩu, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đã giảm dự đoán sản lượng đường nội địa trong năm tiếp thị hiện tại xuống 9,72 triệu tấn từ 10,07 triệu tấn, giảm hơn 9% so với năm trước.

Vào tháng 4, Trung Quốc tăng hoạt động nhập khẩu đường so với một năm trước (khoảng 134,5%) sau khi giảm trong sáu tháng liên tiếp, trong đó Brazil là nguồn cung lớn nhất với thị phần gần 77%.

Trong khi đó, giá đường trong nước tăng 5,7%, nhưng vẫn thấp hơn các chi phí của các loại đường thay thế nhập khẩu.

Theo ông Dong, chuỗi cung ứng đường của Trung Quốc rất an toàn, với 7 đến 8 triệu tấn dự trữ quốc gia. Các đợt bùng phát virus gần đây của nước này đang kéo theo nhu cầu trong nước, bằng chứng là doanh thu bán lẻ và doanh thu ngành dịch vụ ăn uống trong tháng 4 giảm mạnh so với năm trước. Hậu cần đã bị ảnh hưởng trong khi một số “thủ phủ kinh tế” của nước này vẫn phải giãn cách xã hội.

Lê Na (Theo SCMP)

Bình Luận

Tin khác

Vì sao giá xăng trong nước hôm qua giảm mạnh?

Vì sao giá xăng trong nước hôm qua giảm mạnh?

(CLO) Việc tồn kho dầu thô thương mại của Mỹ tăng lên, hoặc hy vọng về cuộc đàm phán ngừng bắn ở dải Gaza giữa Israel và Hamas… đã khiến giá dầu thế giới lao dốc.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bamboo Capital (BCG) phát hành thêm 266 triệu cổ phiếu, tăng vốn điều lệ lên 8.802 tỷ đồng

Bamboo Capital (BCG) phát hành thêm 266 triệu cổ phiếu, tăng vốn điều lệ lên 8.802 tỷ đồng

(CLO) Ngày 25/4/2024, BCG đã được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng. Theo đó, BCG sẽ phát hành 266.733.811 cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Nếu đợt phát hành thành công, số tiền BCG thu về ước tính hơn 2.667 tỷ đồng, vốn điều lệ Công ty sẽ tăng từ 5.335 tỷ lên 8.000 tỷ đồng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kế hoạch chuyển đổi nền kinh tế của Nga là gì?

Kế hoạch chuyển đổi nền kinh tế của Nga là gì?

(CLO) Quyền Phó Thủ tướng thứ nhất Andrey Belousov cho biết, Nga đã vạch ra kế hoạch chuyển đổi nền kinh tế đất nước vào năm 2030. Theo ông, động lực tăng trưởng kinh tế sẽ không đến từ bên ngoài mà là đến từ chính khu vực sản xuất.

Thị trường - Doanh nghiệp
TikTok mở rộng kinh doanh thương mại điện tử sang Mexico, Tây Âu

TikTok mở rộng kinh doanh thương mại điện tử sang Mexico, Tây Âu

(CLO) TikTok đã sẵn sàng mở rộng hoạt động thương mại điện tử của mình sang Mexico, Pháp, Đức, Italy và Tây Ban Nha, vì nền tảng video ngắn thuộc sở hữu của công ty mẹ ByteDance vẫn đang được giám sát chặt chẽ ở Mỹ và Liên minh châu Âu (EU).

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá vàng SJC xô đổ kỷ lục mọi thời đại: 92 triệu đồng/lượng

Giá vàng SJC xô đổ kỷ lục mọi thời đại: 92 triệu đồng/lượng

(CLO) Sau những nhịp điều chỉnh mạnh, giá vàng SJC sáng nay (10/5) đã đạt mốc 92 triệu đồng/lượng và cao hơn giá vàng thế giới 20 triệu đồng/lượng.

Thị trường - Doanh nghiệp