Trung Quốc dừng thâu tóm thương vụ 231 triệu USD nghi bị Australia “chính trị hóa”

Thứ năm, 14/01/2021 20:10 PM - 0 Trả lời

(CLO) Một tập đoàn quốc doanh Trung Quốc đã từ bỏ thương vụ mua cổ phần của công ty xây dựng Australia trị giá 231 triệu USD, sau khi có dấu hiệu cho thấy Canberra có thể sẽ chặn thương vụ này vì lý do an ninh quốc gia.

Tập đoàn Cơ khí và Xây dựng Nhà nước Trung Quốc đã rút lui khỏi thương vụ mua cổ phần công ty xây dựng Probuild của Australia với trị giá lên tới 300 triệu AUD (231 triệu USD). Ảnh: AFP

Tập đoàn Cơ khí và Xây dựng Nhà nước Trung Quốc đã rút lui khỏi thương vụ mua cổ phần công ty xây dựng Probuild của Australia với trị giá lên tới 300 triệu AUD (231 triệu USD). Ảnh: AFP

Lý do an ninh quốc gia

Theo SCMP, Tổng Công ty Cơ khí và Xây dựng Trung Quốc (CSCEC) được cho là đã đình chỉ thương vụ mua cổ phần của công ty xây dựng Probuild tại Australia. Probuild có công ty mẹ là Wilson Bayly Holmes - Ovcon (WBHO) đặt trụ sở ở Nam Phi, đồng thời, cũng là nhà thầu xây dựng tòa tháp cao nhất Australia tại thành phố Sydney.

Trong một tuyên bố ngày 12/1, Wilson Bayly Holmes – Ovcon (WBHO) cho biết, Tổng Công ty Cơ khí và Xây dựng thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc đã từ bỏ đề xuất mua 88% cổ phần của Probuild tại Australia với trị giá 300 triệu AUD (khoảng 231 triệu USD) sau khi nhận được liên lạc từ Hội đồng xét duyệt đầu tư nước ngoài Australia (FIRB) và Bộ trưởng Tài chính Australia ông Josh Frydenberg.

Quyết định này được đưa ra sau khi Bộ trưởng Tài chính Australia – ông Josh Frydenberg được cho là có động thái “đánh tiếng” rằng bằng mọi giá sẽ chặn thương vụ mua bán này ngay cả sau khi đã được cấp phép vì lý do an ninh quốc gia.

Động thái can thiệp từ phía Canberra đã gây chú ý tới Bắc Kinh. Vào hôm 12/1, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã cảnh báo chính quyền Australia không nên “chính trị hóa” các thương vụ kinh doanh và làm ảnh hưởng tới các mối quan hệ thương mại lâu năm cũng như thỏa thuận thương mại tự do giữa hai nước.

WBHO cho biết thương vụ này chỉ thành công sau khi kết thúc 6 tháng thẩm định. Vào tháng 6 năm ngoái, WBHO đã công bố giá thầu và trong 6 tháng cuối năm, nhóm quản lý của Probuild tại Australia đã “tích cực tham gia và cam kết hoàn thành các bước để hoàn thiện thương vụ”.

“WBHO lưu ý rằng sau một thời gian xem xét đầu tư và cam kết quan trọng liên tục từ cả WBHO và bên mua tiềm năng trong việc tiến hành giao dịch được đề xuất, quá trình thẩm định đã được hoàn thành và các điều khoản thương mại của giao dịch đề xuất đã được các bên thống nhất,” công ty cho biết trong tuyên bố cho Sở giao dịch chứng khoán Johannesburg.

Căng thẳng thương mại và chính trị giữa Trung Quốc và Australia leo thang hồi năm ngoái làm gia tăng nghi ngờ của Canberra với các khoản đầu tư của Bắc Kinh. Ngoài ra, Australia cũng ban hành luật đầu tư mới có điều khoản chặt chẽ hơn với các thương vụ từ nước ngoài.

Nhiều thương vụ bị “chặn đứng”

Bộ trưởng Tài chính Australia – ông Josh Frydenberg đã “đánh tiếng” sẽ ngăn chặn thương vụ mua cổ phần Probuild tại Australia của Trung Quốc. Ảnh: SCMP

Bộ trưởng Tài chính Australia – ông Josh Frydenberg đã “đánh tiếng” sẽ ngăn chặn thương vụ mua cổ phần Probuild tại Australia của Trung Quốc. Ảnh: SCMP

Căng thẳng thương mại và chính trị giữa Trung Quốc và Australia leo thang kể từ hồi tháng 4 năm ngoái, làm gia tăng nghi ngờ của Canberra đối với các thương vụ đầu tư vào nước này của Bắc Kinh. Không những vậy, Australia còn ban hành luật đầu tư mới với những điều khoản chặt chẽ hơn đối với các thương vụ từ nước ngoài vào cuối tháng 12 năm ngoái.

Vào cuối năm ngoái, những quốc gia như Trung Quốc – từng được hưởng đặc quyền đầu tư do có quan hệ thương mại tự do với Australia – giờ đây đã bắt buộc phải thông qua điều tra, đặc biệt là đối với những thương vụ mua bán và đầu tư vào các doanh nghiệp nhạy cảm về lý do an ninh quốc gia. Điều này đã gây nên nhiều khó khăn và nghi ngờ đối với quan hệ thương mại giữa hai nước trong thời gian tới đây sau nhiều năm Trung Quốc đầu tư vào nhiều dự án tại Australia với vốn đầu tư lớn.

Vào năm ngoái, FIRB đã hủy bỏ nhiều thương vụ đầu tư từ Trung Quốc, chẳng hạn như đề nghị mua lại công ty đồ uống Lion Dairy & Drinks (Australia) của công ty sữa Trung Quốc Mengniu và Tập đoàn Baogang của Trung Quốc muốn thâu tóm công ty khai thác mỏ Northern Minerals của Australia. Hầu hết, các đề xuất mua lại và đầu tư từ Trung Quốc bị hủy bỏ do khi không nhận được lời chấp thuận từ phía FIRB vào ngày đáo hạn.

Mặc dù các luật mới được Australia ban hành không trực tiếp nhắm vào Trung Quốc, phía Bắc Kinh vẫn nêu lên những lo ngại về việc Canberra chặn một số thương vụ đầu tư vì “những mối lo an ninh quốc gia không có cơ sở và căn cứ”, cũng như cáo buộc phía Australia thiếu “cởi mở” trong các vấn đề thương mại.

Vào hôm 12/1, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Zhao Lijian một lần nữa nhấn mạnh rằng, việc thương vụ mua lại Probuild bị từ chối cho thấy Australia có “hiềm khích” đối với các giao dịch đầu tư của Trung Quốc, đặc biệt là khi không đưa ra được lý do “thuyết phục”.

Zhao nói: “Chính phủ Trung Quốc luôn yêu cầu các công ty Trung Quốc tuân thủ các quy tắc quốc tế cũng như luật pháp và quy định địa phương. Bất kỳ hành vi chính trị hóa hợp tác kinh doanh thông thường nào và can thiệp vì lý do được gọi là an ninh quốc gia là sai lầm. Chúng tôi hy vọng rằng Australia sẽ tuân thủ nguyên tắc tham gia vào một thị trường mở và cạnh tranh bình đẳng, đồng thời cung cấp cho tất cả các doanh nghiệp sự đối xử công bằng và không phân biệt đối xử ”.

Theo nghiên cứu của KPMG và Đại học Sydney, các khoản đầu tư của Trung Quốc vào Australia đã giảm 58,4% xuống 3,4 tỷ AUD (2,6 tỷ USD) trong năm 2019 từ 8,2 tỷ AUD vào năm 2018. Số lượng thương vụ cũng giảm từ mức 74% trong năm 2018 xuống còn 42% trong năm 2019.

                                                      Hương Vũ

Tin khác

Châu Âu có thể áp thuế lên tới 55% để hạn chế nhập khẩu xe điện từ Trung Quốc

Châu Âu có thể áp thuế lên tới 55% để hạn chế nhập khẩu xe điện từ Trung Quốc

(CLO) Theo một phân tích mới của Rhodium Group, Liên minh châu Âu sẽ cần đánh thuế cao hơn dự kiến, lên tới 55% đối với xe điện của Trung Quốc để hạn chế nhập khẩu vào khối.

Thị trường - Doanh nghiệp
TS. Lê Duy Bình: “Gia tăng đầu tư tư nhân là dư địa lớn để nền kinh tế tăng trưởng cao và bền vững”

TS. Lê Duy Bình: “Gia tăng đầu tư tư nhân là dư địa lớn để nền kinh tế tăng trưởng cao và bền vững”

(NB&CL) Trao đổi với Báo Nhà báo & Công luận, TS. Lê Duy Bình - Giám đốc điều hành Economica Việt Nam cho rằng: Sau mỗi cuộc khủng hoảng, doanh nghiệp (DN) Việt Nam lại mạnh mẽ hơn, vững vàng hơn. Nhưng việc hơn 200 nghìn DN rời thị trường cho thấy yêu cầu cấp bách phải nâng cao năng lực nội sinh và bài học về quản trị rủi ro và xây dựng chiến lược để DN có sức chống chọi cao hơn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Trung Quốc cảnh báo nguồn cung điện mùa hè thắt chặt do nắng nóng

Trung Quốc cảnh báo nguồn cung điện mùa hè thắt chặt do nắng nóng

(CLO) Đầu tuần này, cơ quan quản lý năng lượng của Trung Quốc dự kiến phụ tải điện tối đa trong mùa hè sẽ tăng hơn 100 triệu kilowatt so với năm ngoái, đe dọa gây căng thẳng nguồn cung ở một số khu vực, đặc biệt là trong thời tiết khắc nghiệt.

Thị trường - Doanh nghiệp
Châu Âu đang 'mộng du' và phụ thuộc vào phân bón Nga

Châu Âu đang "mộng du" và phụ thuộc vào phân bón Nga

(CLO) Một trong những nhà sản xuất phân bón cây trồng lớn nhất cho biết châu Âu đang “mộng du” và trở nên phụ thuộc vào phân bón của Nga, giống như đã từng phụ thuộc vào khí đốt.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thị trường vàng lại chấn động, giá vàng “rơi tự do”

Thị trường vàng lại chấn động, giá vàng “rơi tự do”

(CLO) Trong phiên giao dịch cuối cùng trong tháng 4 ở thị trường Mỹ, vàng lại chấn động khi giá “rơi tự do”, nhiều thời điểm thủng mốc quan trọng 2.300 USD/ounce.

Tài chính - Bảo hiểm