Trung Quốc không hề bị ảnh hưởng bởi các quy tắc thuế mới của nhóm G7?

Thứ ba, 08/06/2021 06:32 AM - 0 Trả lời

(CLO) Các nhà phân tích cho biết Trung Quốc sẽ gặp rất ít trở ngại khi chấp nhận mức thuế tối thiểu toàn cầu mới được đưa ra vì nước này đã là một thỏi nam châm thu hút các nhà đầu tư.

Nhóm G7 đã đồng ý mức thuế doanh nghiệp tối thiểu là 15% vào cuối tuần qua, các quy định mới có thể ảnh hưởng đến Hồng Kông tuy nhiên lại không hề tác động đến Trung Quốc.

Cuộc họp nhóm các quốc gia có nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới (G7). Ảnh: Reuters

Cuộc họp nhóm các quốc gia có nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới (G7). Ảnh: Reuters

Mức thuế doanh nghiệp 15%, được nhất trí trong một thỏa thuận mang tính bước ngoặt của Nhóm bảy bộ trưởng tài chính (G7) vào cuối tuần qua, có thể tạo cơ sở cho một thỏa thuận toàn cầu mà Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết sẽ ngăn chặn “cuộc đua tới đáy về thuế doanh nghiệp ”.

Các nhà phân tích cho biết Trung Quốc sẽ gặp phải rất ít hảnh hưởng khi chấp nhận chế độ thuế mới trên vì nước này đã là một thỏi nam châm thu hút các nhà đầu tư toàn cầu, tuy nhiên Hồng Kồng có thể bị ảnh hưởng khá lớn.

Ding Yifan, nhà nghiên cứu cấp cao của Trung tâm Nghiên cứu Phát triển của Hội đồng Nhà nước, một cơ quan tư vấn của chính phủ, cho biết: “Trung Quốc có thể sẽ chấp nhận điều đó, bởi vì nước này không còn dựa vào thuế ưu đãi để thu hút các nhà đầu tư và mức thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế của chúng tôi cao hơn nhiều so với mức mới 15%”.

Hiện nay, Trung Quốc có mức thuế doanh nghiệp trên danh nghĩa đang là 25% và 15% cho các công ty công nghệ cao đủ điều kiện thỏa mãn.

Trong khi việc hủy bỏ một số ưu đãi thuế địa phương đã góp phần vào việc di dời các nhà sản xuất nước ngoài trong những năm gần đây thì các cơ quan chức năng tại Trung Quốc đã đẩy mạnh nỗ lực mở cửa tiếp cận thị trường và cải thiện môi trường kinh doanh để giữ chân họ.

Tuy nhiên, Ding dự kiến Trung Quốc sẽ có thêm các cuộc đàm phán với Mỹ về vấn đề này khi hai nước nối lại đối thoại kinh tế.

Ông nói: “Trung Quốc có thể đặt lên bàn những yêu cầu mới của mình.”

Tuần trước, Yellen đã có một cuộc gặp trực tuyến “thẳng thắn” với Phó Thủ tướng Liu He để bàn luận về nhiều vấn đề kinh tế vĩ mô.

Yellen, người đã đề xuất mức thuế tối thiểu toàn cầu vào tháng 4, gọi quyết định của G7 vào thứ 7 vừa qua là “một cam kết quan trọng chưa từng có từ trước đến nay” nhằm san bằng sân chơi cho các doanh nghiệp và khuyến khích các nước cạnh tranh trên cơ sở tích cực.

Andrew Choy, lãnh đạo dịch vụ thuế và giao dịch quốc tế tại EY Greater China, cho biết các thỏa thuận thuế được đề xuất sẽ tác động đến Hồng Kông nhiều hơn đại lục.Ở Hồng Kông, thuế suất trên thực tế thường thấp hơn 16,5% theo luật định, trong khi hầu hết các công ty nước ngoài trả nhiều hơn cho các công ty con ở đại lục của họ.

Ông nói: “Điều này sẽ không làm giảm khả năng cạnh tranh của Trung Quốc, cũng như không buộc các nhà đầu tư phải di dời”, đồng thời nói thêm rằng Bắc Kinh nên nắm bắt cơ hội để thể hiện tiếng nói của mình.Phát biểu tại cơ quan lập pháp Hồng Kông hôm thứ 2, Bộ trưởng Tài chính Paul Chan cho biết những thay đổi được đề xuất đối với chế độ thuế toàn cầu có thể ảnh hưởng đến một số ưu đãi về thuế mà chính phủ dành cho các ngành khác nhau.

Chan nói trước câu hỏi của một nhà lập pháp rằng: “Chúng tôi muốn sử dụng thuế suất thấp để thúc đẩy sự phát triển cho một số lĩnh vực nhất định, vì vậy chúng tôi có thể bị hạn chế bằng cách sử dụng chế độ thuế suất thấp như một phương pháp cạnh tranh". Mức thuế tối thiểu toàn cầu có thể sẽ được Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và Nhóm 20 nước này thảo luận thêm vào cuối năm nay.

Bộ tài chính Trung Quốc vẫn chưa bình luận về thỏa thuận G7.

Cao Hongyu, một nhà nghiên cứu của Ngân hàng Trung Quốc, một trong “bốn ngân hàng quốc doanh lớn” của quốc gia, cho biết có rất ít trở ngại nội bộ đối với chính phủ trong việc thực hiện mức thuế tối thiểu toàn cầu.Ông cho biết trong một báo cáo nghiên cứu tuần trước, các cuộc đàm phán quốc tế sẽ tạo cơ hội cho Trung Quốc tham gia và lãnh đạo điều hành kinh tế toàn cầu.

Cao nói: “Việc thúc đẩy các cuộc đàm phán về mức thuế doanh nghiệp tối thiểu trên toàn cầu có thể giúp bảo vệ chủ quyền về thuế của Trung Quốc, xây dựng một môi trường kinh doanh tốt và bảo vệ lợi ích của các công ty Trung Quốc mở rộng ra toàn cầu".

Ông nói, Trung Quốc nên cố gắng hết sức để ngăn chặn các giới hạn mức thuế vượt quá đối với các công ty đa quốc gia và lên tiếng ủng hộ các nền kinh tế mới nổi, ví dụ như đặt ưu tiên cho các nước kém phát triển nhất. Điều đó sẽ thể hiện hình ảnh của Trung Quốc về một quốc gia có trách nhiệm và giúp chống lại sự phi hạt nhân 

Huy Hoàng

Tin khác

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

(CLO) Bloomberg đưa tin, dẫn lời một cựu quan chức của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), việc "vũ khí hóa" đồng đô la Mỹ thông qua việc tịch thu các tài sản bị đóng băng của Nga có thể thúc đẩy toàn cầu xa lánh đồng bạc xanh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

(CLO) Một con tàu do hãng vận tải khổng lồ Sovcomflot (SCF) của Nga bị Mỹ trừng phạt đã xả dầu nhiên liệu tại một cảng phía tây Ấn Độ vào thứ Sáu (26/4), Reuters đưa tin.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

(CLO) Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2024 tăng gấp 6 lần so với thực hiện năm 2023. Đưa bảo hiểm AAA lên UPCoM.

Tài chính - Bảo hiểm
Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

(CLO) Tập đoàn Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu năm 2024 4.566 tỷ đồng, tăng 32,3%. Lợi nhuận sau thuế kế hoạch 379 tỷ đồng, tăng 19,5% so với cùng kỳ

Tài chính - Bảo hiểm
Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

(CLO) Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang hướng tới mức cao nhất trong 8 năm khi các công ty thống trị của nước này xây dựng thêm nhiều nhà máy ở nước ngoài, một sự thay đổi có thể làm dịu đi những chỉ trích về nỗ lực xuất khẩu của Bắc Kinh.

Thị trường - Doanh nghiệp