Trung Quốc lên tiếng về cáo buộc lôi kéo châu Phi vào “bẫy nợ”

Thứ bảy, 08/01/2022 13:51 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị bác bỏ cáo buộc cho rằng Bắc Kinh đang lôi kéo các nước châu Phi vào “bẫy nợ” thông qua các khoản vay khổng lồ.

Phát biểu trước chuyến thăm các dự án cơ sở hạ tầng do Bắc Kinh tài trợ ở Kenya, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị ngày 6/1 đã đề cập tới cáo buộc đẩy các nước châu Phi vào “bẫy nợ”.

trung quoc len tieng ve cao buoc loi keo chau phi vao bay no hinh 1

Tổng thống Kenya Uhuru Kenyatta (trái) chào đón Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại chuyến thăm cảng Mombasa hôm 6/1. Ảnh: AFP.

“Đó không phải sự thật. Đó là cáo buộc được những kẻ không muốn thấy châu Phi phát triển dựng lên. Nếu có bất kỳ cái bẫy nào, đó sẽ là nghèo đói và kém phát triển”, Ngoại trưởng Trung Quốc nhấn mạnh.

Ông Vương khẳng định các khoản vay đáng kể nước này dành cho châu Phi nhằm mục đích “đôi bên cùng có lợi” chứ không phải chiến lược cho vay để đổi lấy nhượng bộ về ngoại giao và thương mại.

Ngoại trưởng Trung Quốc đang có chuyến thăm ba nước châu Phi Eritrea, Kenya và Comoros. Chuyến công du của ông Vương diễn ra sau khi Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cũng tới thăm khu vực này vào tháng 11/2021, được cho là một phần nỗ lực của Mỹ nhằm chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc tại lục địa này.

Tại Mombasa, ông Vương đã tổ chức một cuộc họp kín với nhóm các bộ trưởng chính phủ Kenya và ký kết các thỏa thuận về thương mại và đầu tư, an ninh, y tế, biến đổi khí hậu và chuyển giao công nghệ xanh.

Sau đó, ông đã gặp Tổng thống Uhuru Kenyatta và thăm cảng Mombasa, nơi Trung Quốc đang xây dựng một bến tàu mới trị giá 353 triệu USD nhằm cho phép các tàu chở dầu lớn hơn cập cảng.

“Chuyến thăm là minh chứng cho việc quan hệ giữa hai nước ngày càng đi vào chiều sâu”, Ngoại trưởng Kenya Raychelle Omamo cho biết.

Theo số liệu chính thức từ Trung Quốc, Bắc Kinh là đối tác thương mại lớn nhất của châu Phi, với giá trị thương mại trực tiếp trị giá hơn 200 tỷ USD vào năm 2019. Trung Quốc cũng là bên cho vay lớn thứ hai của Kenya, sau Ngân hàng Thế giới.

Bắc Kinh đã tài trợ cho dự án cơ sở hạ tầng tốn kém nhất của Kenya kể từ khi nước này độc lập, khi cho vay 5 tỷ USD xây dựng tuyến đường sắt từ Mombasa, được đưa vào hoạt động từ năm 2017. Song điều này làm dấy lên lo ngại về việc Kenya sẽ phải gánh nhiều nợ hơn khả năng chi trả.

Hồi tháng 11 năm ngoái, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cam kết góp một tỷ liều vaccine Covid-19 và cung cấp khoản tín dụng 10 tỷ USD cho các nước châu Phi.

Hương Vũ (Theo AFP)

Bình Luận

Tin khác

Không khuyến khích phát điện mặt trời mái nhà vào hệ thống điện quốc gia

Không khuyến khích phát điện mặt trời mái nhà vào hệ thống điện quốc gia

(CLO) Cục Điều tiết điện lực cho rằng, chỉ nên khuyến khích điện mặt trời mái nhà tự sản - tự tiêu, không nên khuyến khích (thậm chí nên hạn chế) phát loại điện này vào hệ thống.

Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ “ngược dòng chảy” với thế giới

Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ “ngược dòng chảy” với thế giới

(NB&CL) Trái ngược với sự bi quan đối với nền kinh tế toàn cầu, các tổ chức nghiên cứu quốc tế lại lạc quan về triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
ADB: Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu trong khu vực

ADB: Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu trong khu vực

(NB&CL) Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong quý I/2024, GDP Việt Nam ghi nhận mức tăng 5,66%, đây là mức tăng cao nhất trong quý I kể từ năm 2020 đến nay. Nhiều chỉ số tăng trưởng kinh tế như công nghiệp, dịch vụ, xuất nhập khẩu và thu hút vốn FDI đều ghi nhận sự tăng trưởng tích cực.

Kinh tế vĩ mô
TP.HCM - “đầu tàu kinh tế” sẽ trở lại nhưng cần… thời gian

TP.HCM - “đầu tàu kinh tế” sẽ trở lại nhưng cần… thời gian

(NB&CL) 10 năm qua, tốc độ phát triển của TP.HCM - nơi vẫn được xem là đầu tàu kinh tế của cả nước - đang chậm dần, thậm chí bị các con tàu là các địa phương khác gần tiệm cận. Song, các chuyên gia kỳ vọng sẽ không lâu để thành phố tái định vị vị thế dẫn đầu, khi các cơ chế mới đang dần tháo gỡ những nút thắt lớn.

Kinh tế vĩ mô
Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

(CLO) Giá lương thực, xăng dầu và giá dịch vụ y tế đã khiến CPI 4 tháng đầu năm 2024 tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,81%.

Kinh tế vĩ mô