Sau Mỹ, EU công bố kế hoạch 46 tỷ USD chống lại Sáng kiến Vành đai, Con đường

Thứ bảy, 13/11/2021 06:10 AM - 0 Trả lời

(CLO) Liên minh châu Âu sẽ công bố chiến lược trị giá 45,9 tỷ USD trong chi tiêu cho công nghệ và cơ sở hạ tầng vào tuần tới, là một phần quan trọng trong phản ứng của phương Tây đối với chương trình Vành đai và Con đường của Trung Quốc.

Theo Bloomberg, chiến lược “Cổng toàn cầu” của EU sẽ tập trung vào các dự án kỹ thuật số, vận tải, năng lượng và thương mại. Kế hoạch này nhằm thúc đẩy lợi ích và khả năng cạnh tranh của châu Âu trên toàn thế giới, đồng thời thúc đẩy các tiêu chuẩn và giá trị môi trường bền vững như dân chủ, nhân quyền và pháp quyền.

sau my eu cong bo ke hoach 46 ty usd chong lai sang kien vanh dai con duong hinh 1

EU có kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng rộng khắp toàn cầu để chống lại Vành đai, Con đường của Trung Quốc. (Nguồn: Getty Images).

Chiến lược này theo sau kế hoạch của Mỹ - thỏa thuận đã đạt được trong hội nghị thượng đỉnh Nhóm 7 nền dân chủ giàu có nhất vào tháng 7, nơi các nhà lãnh đạo đồng ý khởi động một sáng kiến cơ sở hạ tầng toàn cầu có tên “Xây dựng lại thế giới tốt đẹp hơn” để giúp thu hẹp nhu cầu cơ sở hạ tầng đang thiếu hụt ở các nước đang phát triển và xây dựng một “đối thủ xanh” cho các sáng kiến đầy tham vọng của Trung Quốc.

Tài liệu cho biết, kế hoạch chiến lược “Cổng toàn cầu” sẽ “cung cấp một thương hiệu bảo trợ cho sự đầu tư rộng rãi của EU vào cơ sở hạ tầng trên toàn thế giới”, nhằm cho phép sự phối hợp tốt hơn giữa các quốc gia thành viên, mở rộng hợp tác với các đối tác quốc tế và khu vực và làm cho nguồn tài trợ đi xa hơn.

Theo dự thảo, EU sẽ cung cấp 45,9 tỷ USD bảo lãnh từ cơ chế Quỹ phát triển bền vững châu Âu, thêm nữa là vài tỷ euro viện trợ không hoàn lại. Tài liệu cũng lưu ý rằng theo chu kỳ ngân sách hiện tại của EU đến năm 2027, các khoản đầu tư vào kết nối dự kiến sẽ tăng đáng kể thông qua chương trình hỗ trợ phát triển Châu Âu Toàn cầu, với tổng ngân sách là 79,5 tỷ euro.

Khi triển khai chiến lược “Cổng toàn cầu”, EU sẽ hướng tới việc hỗ trợ các dự án trên toàn cầu, bao gồm:

Tại Tây Balkan và Thổ Nhĩ Kỳ, với dự thảo nhấn mạnh việc mở rộng mạng lưới giao thông xuyên châu Âu là một sáng kiến hàng đầu. Nhấn mạnh rằng Kế hoạch Kinh tế và Đầu tư của EU ở Balkans đề ra một gói đầu tư có kế hoạch khai thác khoản tài trợ lên tới 9 tỷ euro trong vòng 7 năm tới.

Khu vực phía đông của châu Âu, nơi sẽ tập trung đầu tư vào năng lượng tái tạo và kỹ thuật số, cũng như cơ sở hạ tầng năng lượng sạch để phát triển nguyên liệu thô và chuỗi giá trị pin ở Ukraine.

Tại Nam Âu, với khoản đóng góp tài trợ có thể lên tới 7 tỷ euro, EU hy vọng sẽ tạo ra các khoản đầu tư tư nhân lên tới 30 tỷ euro cho các dự án, bao gồm sản xuất hydro tái tạo.

Tại Châu Phi, nơi tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của khối này đạt 222 tỷ euro và làm lu mờ chi tiêu của Mỹ và Trung Quốc. EU đặt mục tiêu phát triển nền kinh tế kỹ thuật số của châu lục và tăng cường khả năng truy cập internet và mạng lưới giao thông.

Ở Trung Á, với mục tiêu của khối nhằm xác định các kết nối giao thông bền vững nhất và nâng cao tính bền vững trong quy hoạch.

Tài trợ Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nơi EU đang nỗ lực thiết lập quan hệ đối tác kỹ thuật số với các quốc gia như Nhật Bản về trí tuệ nhân tạo.

Tại Mỹ Latinh, khối có kế hoạch mở rộng các dự án hiện có về cáp quang biển và cáp quang trên mặt đất sang các nước khác.

Cùng với đó là các dự án đồng tài trợ ở Bắc Cực, chẳng hạn như hành lang xuyên biên giới 5G để hỗ trợ kết nối giữa EU và khu vực, cũng như đầu tư vào hydro tái tạo ở Greenland.

Trước đó, Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến sẽ khởi động một chương trình tài trợ cơ sở hạ tầng trên toàn cầu, nhằm đối trọng với sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc.

Chương trình có tên Build Back Better World (tạm dịch “Xây dựng lại thế giới tốt đẹp hơn”), gồm 5 đến 10 dự án trọng điểm và sẽ được Nhà Trắng công bố sớm nhất vào đầu năm sau.

Chương trình có mục đích cạnh tranh với tầm ảnh hưởng của Trung Quốc trên toàn cầu bằng cách tài trợ cho các dự án có tiêu chuẩn lao động cao, tập trung vào các vấn đề về khí hậu và giúp đỡ các nhóm yếu thế như doanh nhân nữ. Tên của nó được lấy từ khẩu hiệu trong chiến dịch tranh cử của Tổng thống Joe Biden hồi năm 2020, và được lãnh đạo các nước phát triển khởi xướng tại hội nghị thượng đỉnh của khối G7 đầu năm nay.

Sơn Tùng (Theo Bloomberg)

Tags:

Tin khác

Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

(CLO) Giá lương thực, xăng dầu và giá dịch vụ y tế đã khiến CPI 4 tháng đầu năm 2024 tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,81%.

Kinh tế vĩ mô
Số lượng doanh nghiệp phá sản vẫn 'áp đảo', mỗi tháng có 21.600 công ty rút lui

Số lượng doanh nghiệp phá sản vẫn "áp đảo", mỗi tháng có 21.600 công ty rút lui

(CLO) Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 86.400 doanh nghiệp, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng có 21.600 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Kinh tế vĩ mô
Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

(CLO) Tiếp tục chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại tại một số nước châu Âu, trong chương trình công tác tại Hà Lan, đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải làm trưởng đoàn có buổi làm việc với một số doanh nghiệp của Vương quốc Hà Lan.

Kinh tế vĩ mô
Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

(CLO) Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Kinh tế vĩ mô
VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: 'Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: "Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

(CLO) Việc VIPFA khai trương cơ quan đại diện tại TP Hồ Chí Minh sẽ là cầu nối hiệu quả giữa cộng đồng doanh nghiệp hình thành hệ sinh thái kinh doanh kết nối cơ hội đầu tư và xúc tiến FDI vào Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô