Trung Quốc tăng sản lượng đất hiếm trong bối cảnh chiến tranh công nghệ với Mỹ đang gia tăng

Chủ nhật, 21/02/2021 15:26 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trong một động thái được coi là biện pháp phòng thủ chống lại các lệnh cấm thương mại có thể xảy ra trong tương lai do Hoa Kỳ lãnh đạo, Trung Quốc đã tăng hạn ngạch sản xuất kim loại đất hiếm lên gần 30% trong nửa đầu năm nay.

Xe tải chở quặng tại mỏ Đồng Giang Tây, Trung Quốc. © Reuters

Xe tải chở quặng tại mỏ Đồng Giang Tây, Trung Quốc. © Reuters

Bài liên quan

Trong khi là nhà sản xuất đất hiếm hàng đầu thế giới, Trung Quốc cũng nhập khẩu khoáng sản từ nước ngoài, chủ yếu từ Myanmar, Malaysia và Việt Nam. Nhập khẩu chiếm 47.000 tấn, tương đương khoảng một phần tư, thị trường đất hiếm của Trung Quốc vào năm ngoái.

Hôm thứ Sáu (19/1), Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin, Bộ Tài nguyên Trung Quốc cùng thông báo rằng hạn ngạch sản xuất trong nửa đầu năm nay sẽ là 84.000 tấn, một bước nhảy vọt so với 66.000 tấn của năm ngoái và là mục tiêu cao nhất cho đến nay đối với nửa đầu.

Động thái này có thể là một nỗ lực nhằm hạn chế sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu.

Kim loại đất hiếm là một thành phần quan trọng trong nhiều sản phẩm công nghệ cao, từ điện thoại thông minh, xe điện đến máy bay không người lái và tên lửa. Trung Quốc gần đây đã đưa ra các quy định mới về sản xuất và xuất khẩu của họ trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với Mỹ.

Quốc gia này hiện đang tìm cách tăng nguồn cung cấp nguyên liệu quý giá này trong nước. Hạn ngạch đối với một số loại đất hiếm như dysprosi, được sử dụng để làm nam châm cho động cơ EV, đã được tăng lên 20%.

Chính phủ Trung Quốc từng bước nâng hạn ngạch khai thác đất hiếm hàng năm lên 140.000 tấn từ 100.000 tấn trong kế hoạch 5 năm đến năm 2020. Chính phủ công bố hạn ngạch hai lần một năm.

Sự thúc đẩy phần lớn là do nhu cầu ngày càng tăng tại trong nước. Trung Quốc muốn xe điện, xe hybrid và các phương tiện thân thiện với môi trường khác chiếm toàn bộ số ô tô mới được bán tại nước này vào năm 2035, đồng thời cũng đang tìm cách thúc đẩy sản xuất robot.

Những lo ngại rằng Mỹ có thể cố gắng cắt đứt chuỗi cung ứng ở nước ngoài của Trung Quốc cũng có thể đóng một vai trò nào đó.

Tháng trước, chính phủ Trung Quốc đã công bố dự thảo các quy định áp đặt sự giám sát của nhà nước đối với toàn bộ chuỗi cung ứng đất hiếm, từ sản xuất đến xuất khẩu.

Quang Anh

Tin khác

Ông Biden sắp tranh luận trực tiếp với ông Trump

Ông Biden sắp tranh luận trực tiếp với ông Trump

(CLO) Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm thứ Sáu (26/4) cho biết ông sẽ tham gia tranh luận với ông Donald Trump, đối thủ Đảng Cộng hòa của ông trong cuộc bầu cử vào tháng 11.

Thế giới 24h
Nắng nóng và hạn hán diễn ra trên khắp Nam Á và Đông Nam Á

Nắng nóng và hạn hán diễn ra trên khắp Nam Á và Đông Nam Á

(CLO) Hàng triệu người khắp Nam Á và Đông Nam Á tiếp tục phải chịu cái nóng gay gắt trong những ngày cuối tuần này.

Thế giới 24h
Triều Tiên nói Mỹ chính trị hóa vấn đề nhân quyền

Triều Tiên nói Mỹ chính trị hóa vấn đề nhân quyền

(CLO) Triều Tiên hôm thứ Bảy (27/4) cáo buộc Mỹ chính trị hóa nhân quyền ở quốc gia Đông Á này, tố cáo cái mà họ gọi là âm mưu và khiêu khích chính trị.

Thế giới 24h
New York trả lại 30 cổ vật bị đánh cắp cho Campuchia và Indonesia

New York trả lại 30 cổ vật bị đánh cắp cho Campuchia và Indonesia

(CLO) Các công tố viên New York hôm thứ Sáu (26/4) cho biết họ đã trả lại cho Campuchia và Indonesia 30 cổ vật bị cướp, bán hoặc chuyển nhượng trái phép bởi các mạng lưới ở Mỹ.

Thế giới 24h
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Mỹ, nói hai nước nên là 'đối tác'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Mỹ, nói hai nước nên là 'đối tác'

(CLO) Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm thứ Sáu (26/4) nói với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken rằng hai nền kinh tế lớn nhất thế giới nên là "đối tác chứ không phải đối thủ", nhưng có "một số vấn đề" cần giải quyết trong mối quan hệ của giữa hai nước.

Thế giới 24h