Trung Quốc thúc đẩy các mục tiêu khí hậu khi Mỹ 'vắng mặt'

Chủ nhật, 13/12/2020 13:46 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm thứ Bảy (12/12) đã công bố những cam kết mới như một phần trong mục tiêu khí hậu của nước này, tại Hội nghị thượng đỉnh về Tham vọng Khí hậu của Liên Hợp Quốc, nơi người đồng cấp Mỹ vắng mặt.

Thể hiện vai trò dẫn dắt khi Mỹ 'vắng mặt'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã ca ngợi 'những đóng góp quan trọng của Bắc Kinh trong việc thông qua Thỏa thuận Paris' tại Hội nghị thượng đỉnh về tham vọng khí hậu của Liên hợp quốc vào ngày 12/12. Ảnh: Nikkei

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã ca ngợi 'những đóng góp quan trọng của Bắc Kinh trong việc thông qua Thỏa thuận Paris' tại Hội nghị thượng đỉnh về tham vọng khí hậu của Liên hợp quốc vào ngày 12/12. Ảnh: Nikkei

Trung Quốc, quốc gia phát thải lớn nhất thế giới, sẽ cắt giảm 65% lượng khí thải trên một đơn vị GDP so với mức năm 2005 và tăng tỷ lệ nhiên liệu không hóa thạch trong tiêu thụ năng lượng sơ cấp lên khoảng 25% vào năm 2030, ông Tập nói tại hội nghị trực tuyến nhân dịp đánh dấu kỷ niệm 5 năm Hiệp định Paris được thông qua.

Trung Quốc cũng sẽ tăng trữ lượng rừng thêm 6 triệu mét khối so với mức năm 2005 và nâng tổng công suất điện gió và mặt trời đã lắp đặt lên hơn 1,2 tỷ kilowatt vào thời điểm đó, ông Tập cho hay. Tổng công suất điện tái tạo đã lắp đặt của Trung Quốc, bao gồm hydro, gió, mặt trời và sinh khối, là 730 triệu kilowatt vào cuối năm 2018, Cơ quan Quản lý Năng lượng Quốc gia cập nhật vào năm ngoái.

Các mục tiêu mới này nằm trong cam kết rộng lớn hơn của Bắc Kinh nhằm đạt được mức phát thải carbon cao nhất vào năm 2030 cùng với cam kết trung tính với carbon vào năm 2060, điều mà ông Tập đã công bố lần đầu tiên vào tháng 9.

Hôm thứ Bảy, ông Tập cũng đã ca ngợi 'những đóng góp quan trọng của Bắc Kinh trong việc thông qua Thỏa thuận Paris', nói thêm rằng 'Trung Quốc luôn tôn trọng các cam kết của mình'. 

Ông không đề cập đến các hoạt động liên quan đến than của Trung Quốc, vốn vẫn là một mối quan tâm lớn khi Bắc Kinh nắm giữ vai trò ngày càng tăng trong lãnh đạo khí hậu.

"Chủ nghĩa đơn phương sẽ chẳng đưa chúng ta đến đâu', ông Tập nói như ám chỉ Washington dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Donald Trump. 'Chỉ bằng cách duy trì chủ nghĩa đa phương, thống nhất và hợp tác, chúng ta mới có thể mang lại lợi ích chung và kết quả cùng có lợi cho tất cả các quốc gia'.

Mỹ, quốc gia phát thải carbon lớn thứ hai thế giới, đã chính thức rút khỏi Thỏa thuận Paris trong năm nay sau khi ông Trump lần đầu tiên công bố quyết định vào năm 2017. Tuy nhiên, Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden đã đưa ra tuyên bố hôm thứ Bảy cam kết tái gia nhập Thỏa thuận Paris vào ngày đầu tiên trong nhiệm kỳ tổng thống của mình.

Ông nói: “Tôi sẽ ngay lập tức bắt đầu làm việc với những người đồng cấp của mình trên khắp thế giới để làm tất cả những gì chúng tôi có thể làm được, bao gồm cả việc triệu tập các nhà lãnh đạo của các nền kinh tế lớn tham dự hội nghị thượng đỉnh về khí hậu trong vòng 100 ngày đầu tiên tôi nhậm chức".

'Chính quyền Biden-Harris sẽ gia tăng tham vọng về mục tiêu khí hậu trong nước của chúng tôi và đưa đất nước đi theo con đường bền vững để đạt được mức phát thải ròng không muộn hơn năm 2050'.

Đồng lòng nâng cấp mục tiêu khí hậu

Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga. Nước này cũng cam kết trung tính các-bon vào năm 2030. Ảnh: AP

Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga. Nước này cũng cam kết trung tính các-bon vào năm 2030. Ảnh: AP

Cố vấn chính sách cấp cao toàn cầu tại Greenpeace Đông Á, Li Shuo cho biết: Trong khi phát biểu của ông Tập hôm thứ Bảy là 'một bước tiến dài', thể hiện thiện chí và mời gọi sự tham gia quốc tế hơn nữa, 'không ai nên một mình mở cả một chai Champagne' - ám chỉ tất cả cần chung tay giải quyết vấn đề khí hậu. 

Ông Li viết trong một chia sẻ trên Twitter: “Cần phải làm nhiều hơn nữa để điều chỉnh hành động ngắn hạn và tầm nhìn không có các-bon của Trung Quốc".

Theo ông Kevin Rudd, cựu thủ tướng Australia, hiện là chủ tịch của Viện Chính sách Xã hội Châu Á, đã viết trong tuần này: 'Điều này (mục tiêu khí hậu) đã trở thành ưu tiên trọng tâm của Trung Quốc bất kể các bước đi của các nước khác, bao gồm cả Hoa Kỳ".

Cũng tại hội nghị thượng đỉnh hôm thứ Bảy, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã công bố mục tiêu mới của nước này là đạt được 450 gigawatt công suất năng lượng tái tạo vào năm 2030 - xa hơn so với mục tiêu đặt ra trước đó là 175 gigawatt vào năm 2022.

Thủ tướng Pakistan Imran Khan cho biết nước này sẽ không có nhà máy điện than mới. 'Chúng tôi đã loại bỏ hai dự án điện than được cho là sản xuất năng lượng 2.600 megawatt, và thay thế chúng bằng thủy điện'.

Mặc dù đóng góp của nước này vào lượng khí thải toàn cầu chưa đến 1%, nhưng "thật đáng buồn khi chúng tôi là quốc gia dễ bị tổn thương thứ năm do biến đổi khí hậu", ông Khan nói.

60% năng lượng của Pakistan sẽ được sử dụng năng lượng tái tạo vào năm 2030, trong khi 30% tổng số phương tiện giao thông sẽ sử dụng điện vào thời điểm đó, ông nói thêm rằng đất nước mình cũng sẽ trồng 10 tỷ cây xanh trong ba năm tới như một giải pháp dựa vào thiên nhiên để giảm thiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga tái khẳng định cam kết của nước này là đạt được tính trung hòa các-bon vào năm 2050 và cho biết họ sẽ hướng tới việc đệ trình các mục tiêu mới cho năm 2030 lên Liên hợp quốc vào Hội nghị về biến đổi khí hậu vào tháng 11 năm sau.

Ông Suga nói, Nhật Bản sẽ hướng tới một xã hội xanh thông qua những đổi mới như pin mặt trời thế hệ tiếp theo, tái chế các-bon và sử dụng hydro.

“Giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu không còn là hạn chế đối với tăng trưởng kinh tế. Thay vào đó, nó sẽ dẫn đến tăng trưởng kinh tế năng động", Thủ tướng Suga cho biết. 

Năm 2020, Nhật Bản cung cấp gói tài chính khí hậu công và tư trị giá 1,3 nghìn tỷ Yên (11 tỷ USD) cho các nước đang phát triển - một kế hoạch được công bố lần đầu vào năm 2015 - cũng như đóng góp lên tới 3 tỷ USD cho Quỹ Khí hậu Xanh.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cũng tái khẳng định mục tiêu của nước này là đạt được mức phát thải carbon ròng bằng 0 vào năm 2050, được công bố lần đầu vào tháng 10.

Thủ tướng Lý Hiển Long của Singapore cho biết thành phố đảo cũng đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi sự nóng lên toàn cầu, sẽ tăng gấp bốn lần sản lượng năng lượng mặt trời vào năm 2025 và loại bỏ dần các phương tiện động cơ đốt trong vào năm 2040.

Ông lưu ý rằng Singapore đã đệ trình các đóng góp nâng cao do quốc gia xác định, hoặc kế hoạch hành động về khí hậu của một quốc gia - dự kiến ​​5 năm một lần theo Thỏa thuận Paris, với vòng gần nhất sẽ diễn ra vào ngày 31 tháng 12.

Hơn 122 quốc gia trong hiệp ước khí hậu, bao gồm cả Trung Quốc, đã thông báo ý định nâng cấp các mục tiêu của họ nhưng vẫn chưa đệ trình các mục tiêu mới, theo một bộ theo dõi do Viện Tài nguyên Thế giới có trụ sở tại Washington quản lý. 

Mai Bùi

Tin khác

Ông Biden sắp tranh luận trực tiếp với ông Trump

Ông Biden sắp tranh luận trực tiếp với ông Trump

(CLO) Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm thứ Sáu (26/4) cho biết ông sẽ tham gia tranh luận với ông Donald Trump, đối thủ Đảng Cộng hòa của ông trong cuộc bầu cử vào tháng 11.

Thế giới 24h
Nắng nóng và hạn hán diễn ra trên khắp Nam Á và Đông Nam Á

Nắng nóng và hạn hán diễn ra trên khắp Nam Á và Đông Nam Á

(CLO) Hàng triệu người khắp Nam Á và Đông Nam Á tiếp tục phải chịu cái nóng gay gắt trong những ngày cuối tuần này.

Thế giới 24h
Triều Tiên nói Mỹ chính trị hóa vấn đề nhân quyền

Triều Tiên nói Mỹ chính trị hóa vấn đề nhân quyền

(CLO) Triều Tiên hôm thứ Bảy (27/4) cáo buộc Mỹ chính trị hóa nhân quyền ở quốc gia Đông Á này, tố cáo cái mà họ gọi là âm mưu và khiêu khích chính trị.

Thế giới 24h
New York trả lại 30 cổ vật bị đánh cắp cho Campuchia và Indonesia

New York trả lại 30 cổ vật bị đánh cắp cho Campuchia và Indonesia

(CLO) Các công tố viên New York hôm thứ Sáu (26/4) cho biết họ đã trả lại cho Campuchia và Indonesia 30 cổ vật bị cướp, bán hoặc chuyển nhượng trái phép bởi các mạng lưới ở Mỹ.

Thế giới 24h
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Mỹ, nói hai nước nên là 'đối tác'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Mỹ, nói hai nước nên là 'đối tác'

(CLO) Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm thứ Sáu (26/4) nói với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken rằng hai nền kinh tế lớn nhất thế giới nên là "đối tác chứ không phải đối thủ", nhưng có "một số vấn đề" cần giải quyết trong mối quan hệ của giữa hai nước.

Thế giới 24h