Trung Quốc và Ấn Độ đang cứu Nga khỏi sụp đổ kinh tế

Thứ năm, 21/04/2022 20:11 PM - 0 Trả lời

(CLO) Cuộc gây hấn Ukraine đã khiến nhiều nước phương Tây hợp lại để trừng phạt Nga. Nhưng nó cũng xây dựng một liên minh ở phương Đông để giữ cho nền kinh tế Nga tồn tại kể từ khi xung đột bắt đầu.

Gián tiếp ủng hộ cuộc xung đột?

Vài tuần qua, Mỹ, Anh và Liên minh châu Âu tấn công vào ngành năng lượng của Nga với các lệnh cấm khác nhau đối với than, dầu thô và khí đốt tự nhiên của Nga. Theo Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen, các động thái này sẽ buộc Điện Kremlin "phải lựa chọn giữa hỗ trợ nền kinh tế hay tài trợ cho việc tiếp tục cuộc gây hấn”.

Tuy nhiên, Nga đã không cảm thấy áp lực như phương Tây đã hy vọng. Nguyên nhân chủ yếu nằm ở Ấn Độ và Trung Quốc.

trung quoc va an do dang cuu nga khoi sup do kinh te hinh 1

Tổng thống Nga Vladimir Putin, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình chụp ảnh chung tại Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka, Nhật Bản. (Nguồn: Mikhail Svetlov / Getty Image).

Cả hai quốc gia này đều không ủng hộ hay chống lại Nga một cách rõ ràng, và thay vào đó là lập trường trung lập trong khi phần lớn các quốc gia trên thế giới lên án Tổng thống Vladimir Putin.

Ấn Độ và Trung Quốc cũng tiếp tục mua năng lượng của Nga, gián tiếp tài trợ cho cuộc xung đột Ukraine trong khi vẫn duy trì hiệu quả các mối quan hệ thương mại như họ đã có trước khi chiến tranh bắt đầu.

Ấn Độ tăng mạnh mua dầu của Nga trong những tuần gần đây. Nước này bị thu hút bởi mức chiết khấu cao so với mức giá tăng cao của các loại dầu thô khác. Chính phủ Ấn Độ đã đặt hàng ít nhất 13 triệu thùng kể từ khi chiến tranh nổ ra vào cuối tháng Hai, theo Reuters. Số lượng đó, tích lũy chỉ trong 2 tháng, đã gần bằng 16 triệu thùng mà Ấn Độ mua từ Nga cho đến hết năm 2021.

Trong khi đó, Trung Quốc vẫn tôn trọng các hợp đồng dầu hiện có với Nga, Reuters đưa tin. Các nhà máy lọc dầu do nhà nước điều hành Trung Quốc đã hạn chế ký kết bất kỳ thỏa thuận mới nào, nhưng việc tiếp tục triển khai các kế hoạch hiện tại đã gắn chặt một người mua lớn cho Nga.

Theo dữ liệu của Chính phủ Trung Quốc, Trung Quốc là khách hàng mua dầu lớn nhất của Nga, đã nhập khẩu gần 1,6 triệu thùng/ngày trong suốt năm 2021 .

Trung Quốc cũng là khách hàng hàng đầu của khí đốt Nga, đã mua 16,5 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên, chiếm khoảng 7% nguồn cung của Nga vào năm ngoái.

Chắc chắn, các biện pháp trừng phạt của phương Tây vẫn chưa hoàn hảo, khi năng lượng của Nga tiếp tục đổ vào các nước phản đối cuộc gây hấn. Trong khi Mỹ có thể sẵn sàng cấm vận dầu khí của Nga, Anh và EU phụ thuộc nhiều hơn vào những mặt hàng này để duy trì hoạt động của nền kinh tế của họ. Sự phụ thuộc đó là lý do tại sao châu Âu đã chậm hơn trong việc “ngó lơ” thương mại năng lượng của Nga.

Những gã khổng lồ trong lĩnh vực sản xuất như Đức đang phải chịu áp lực nặng nề nhất. Việc cắt giảm năng lượng từ Nga sẽ ngay lập tức nâng giá các mặt hàng quan trọng đối với ngành công nghiệp của Đức.

Lạm phát cao hơn cũng sẽ khiến các gia đình quay cuồng với hóa đơn đắt đỏ hơn. Nếu không có khả năng nhanh chóng bù đắp sự mất mát năng lượng của Nga, một lệnh cấm vận hoàn toàn gần như chắc chắn sẽ đẩy Đức - nền kinh tế lớn nhất của EU suy mòn khủng khiếp.

Sẵn sàng bán năng lượng với bất kỳ giá nào

Giữa những thiếu sót của lệnh trừng phạt và việc tiếp tục giao dịch thương mại với Ấn Độ và Trung Quốc, Điện Kremlin đang bù đắp ít nhất một số tác động của phương Tây.

Theo phân tích của Bloomberg được công bố vào ngày ¼, Nga đang trên đà kiếm 321 tỷ USD từ xuất khẩu năng lượng vào năm 2022 nếu các đối tác thương mại hiện tại tiếp tục mua. Mức thu dự báo tăng hơn 1/3 so với mức thu năm ngoái.

Tuy đó chỉ là dự báo và thị trường năng lượng vẫn còn cực kỳ biến động, nhưng Bộ tài chính cho biết vào ngày 5/4 rằng, doanh số bán năng lượng trong tháng 4 dự kiến sẽ đạt 9,6 tỷ USD so với mục tiêu trước đó của Điện Kremlin do giá lên cao hơn.

Các quan chức Điện Kremlin đã củng cố triển vọng tích cực trong các cuộc phỏng vấn gần đây, cho rằng các biện pháp trừng phạt của phương Tây không ảnh hưởng nhiều đến doanh thu năng lượng. Bộ trưởng Năng lượng Nikolai Shulginov nói với tờ Izvestia trong một cuộc phỏng vấn ngày 13/4 rằng Nga sẵn sàng bán các sản phẩm năng lượng cho "các quốc gia thân thiện với bất kỳ mức giá nào".

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã tỏ ra gay gắt hơn trong việc hạ thấp các biện pháp trừng phạt của phương Tây vào đầu tháng 3.

Nga "sẽ không thuyết phục bất kỳ ai mua dầu và khí đốt của mình", ông nói tại một cuộc họp báo và nói thêm rằng phương Tây "hoan nghênh" thay thế năng lượng của Nga bằng một giải pháp thay thế.

"Chúng tôi sẽ có thị trường cung cấp mới, chúng tôi đã có chúng", ông Lavrov nói.

Những thị trường đó đã không bị phương Tây chú ý. Bộ trưởng Tài chính Yellen tuần trước cho biết các quốc gia trừng phạt "sẽ không thờ ơ" với những quốc gia đang bị trừng phạt.

Tuy nhiên, không có chính sách cụ thể nào được công bố nhằm vào những nước mua năng lượng của Nga. Khi giai đoạn tiếp theo của cuộc gây hấn của Nga bắt đầu ở khu vực Donbas của Ukraine, tiền mặt từ Ấn Độ và Trung Quốc đang giúp nền kinh tế Nga trụ vững.

Sơn Tùng (Theo Business Insider)

Bình Luận

Tin khác

Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

(CLO) Tiếp tục chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại tại một số nước châu Âu, trong chương trình công tác tại Hà Lan, đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải làm trưởng đoàn có buổi làm việc với một số doanh nghiệp của Vương quốc Hà Lan.

Kinh tế vĩ mô
Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

(CLO) Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Kinh tế vĩ mô
VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: 'Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: "Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

(CLO) Việc VIPFA khai trương cơ quan đại diện tại TP Hồ Chí Minh sẽ là cầu nối hiệu quả giữa cộng đồng doanh nghiệp hình thành hệ sinh thái kinh doanh kết nối cơ hội đầu tư và xúc tiến FDI vào Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024, trong đó có các tháng cao điểm mùa khô.

Kinh tế vĩ mô
Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

(CLO) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới đã tổ chức buổi công bố điểm lại kinh tế Việt Nam tháng 4/2024, với chuyên đề "Đẩy mạnh khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo".

Kinh tế vĩ mô