Trung Quốc và Phillipines ‘hâm nóng quan hệ’ sau những bất đồng ở Biển Đông

Chủ nhật, 19/07/2020 21:41 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trung Quốc và Philippines đã có động thái giảm bớt căng thẳng sau những tranh cãi mới nhất về phán quyết của tòa án trọng tài năm 2016, khi Philippines bác bỏ yêu sách lãnh thổ của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Trung Quốc và Philippines 'hâm nóng' quan hệ sau những bất động về tranh chấp ở Biển Đông - Ảnh: Nikkei/US navy

Trung Quốc và Philippines 'hâm nóng' quan hệ sau những bất động về tranh chấp ở Biển Đông - Ảnh: Nikkei/US navy

Các nhà ngoại giao hàng đầu của hai nước đã tổ chức hội nghị trực tuyến vào thứ Ba (14/7), theo đề xuất của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, Bộ Ngoại giao Philippines cho biết.

"Cả hai bên đều khẳng định rằng các vấn đề hàng hải gây tranh cãi không phải là tất cả trong của mối quan hệ song phương Philippines-Trung Quốc", nguồn tin từ Manila tuyên bố.

Cuộc gặp giữa Ngoại giao Vương nghị và Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Teodoro Locsin kéo dài khoảng một giờ.

Philippines cho biết, cả hai bên đã đồng ý "tiếp tục quản lý các vấn đề quan tâm và thúc đẩy hợp tác hàng hải trong tham vấn thân thiện", trong khi đồng ý tăng cường hợp tác chiến lược toàn diện của hai nước.

Ngoại trưởng Vương Nghị nói rằng, với những nỗ lực chung của Trung Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, tình hình ở Biển Đông nói chung vẫn ổn định, nhưng Mỹ liên tục tạo sóng và thúc đẩy quân sự hóa ở Biển Đông.

Ông Vương Nghị nói thêm rằng, tuyên bố gần đây của Hoa Kỳ đã vi phạm một cách trắng trợn cam kết giữ lập trường trung lập đối với các tranh chấp ở Biển Đông, và cố tình gây bất hòa giữa Trung Quốc và các nước ASEAN, trong nỗ lực kích động xung đột và gây tổn hại cho sự ổn định khu vực.

Theo Tân Hoa Xã, những hành động của Hoa Kỳ sẽ chỉ làm tổn hại danh tiếng của chính họ.

Hội nghị trực tuyến giữa Trung Quốc và Philippines diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trong khu vực, sau khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo bác bỏ hầu hết yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông và khẳng định Mỹ sẽ sát cánh cùng cộng đồng quốc tế nhằm bảo vệ tự do hàng hải, tôn trọng chủ quyền và phản đối mọi động thái sử dụng sức mạnh ở Biển Đông và khu vực.

Hải quân Trung Quốc hiện diện ở khu vực Biển Đông, giữa khu vực tranh chấp mà nhiều quốc gia tuyên bố chủ quyền - Ảnh: Getty

Hải quân Trung Quốc hiện diện ở khu vực Biển Đông, giữa khu vực tranh chấp mà nhiều quốc gia tuyên bố chủ quyền - Ảnh: Getty

"Yêu sách của Bắc Kinh đối với các nguồn tài nguyên ngoài khơi trên hầu hết Biển Đông là hoàn toàn bất hợp pháp, cũng như chiến dịch bắt nạt để kiểm soát chúng", ông Pompeo nói.

"Chúng tôi sẽ hỗ trợ các quốc gia trên toàn thế giới, những người nhận ra rằng Trung Quốc đã vi phạm các yêu sách lãnh thổ hợp pháp của họ", ông nói.

"Chúng tôi sẽ cung cấp cho họ sự hỗ trợ mà chúng tôi có thể, cho dù đó là những người trong các tổ chức đa phương, cho dù đó là ở ASEAN, cho dù đó là thông qua các phản ứng pháp lý. Chúng tôi sử dụng tất cả các công cụ có thể".

Ngày 12/7, 4 năm sau ngày tòa án quốc tế ở La Haye (Hà Lan) ra phán quyết phủ nhận yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông, Bộ trưởng Ngoại giao Phillippines, Teodoro Locsin Jr. kêu gọi tổ chức một lễ kỷ niệm mà ông nói “đã giải quyết vấn đề về quyền lịch sử và các quyền lợi hàng hải ở Biển Đông dựa trên Công ước 1982 của Liên Hợp Quốc về Luật Biển".

Đồng thời, ông Teodoro Locsin Jr cũng kêu gọi Trung Quốc tuân thủ phán quyết Biển Đông.

Trung Quốc đã bác bỏ phán quyết này và cũng từ chối tham gia vào quá trình tố tụng của tòa án quốc tế.

Một ngày sau tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao Philippines, Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila nhắc lại quan điểm nói rằng: "Phán quyết Biển Đông và cái gọi là chiến thắng là bất hợp pháp và không hợp lệ".

Đại sứ quán Trung Quốc kêu gọi Philippines "nỗ lực phối hợp với Trung Quốc để thúc đẩy của mối quan hệ song phương, giữ vững hòa bình và ổn định ở Biển Đông", và khẳng định các cuộc đàm phán song phương là phương thức giải quyết tranh chấp của Bắc Kinh.

Nguyễn Hoàng

Tin khác

Liên hợp quốc: Việc xây dựng lại Gaza có thể mất 80 năm

Liên hợp quốc: Việc xây dựng lại Gaza có thể mất 80 năm

(CLO) Việc xây dựng lại nhà cửa bị phá hủy do cuộc chiến Israel - Hamas ở Dải Gaza có thể kéo dài sang thế kỷ tới, theo một báo cáo của Liên hợp quốc công bố vào thứ Năm (2/5).

Thế giới 24h
Venezuela thưởng công chức 130 USD mỗi tháng nhân dịp Quốc tế Lao động

Venezuela thưởng công chức 130 USD mỗi tháng nhân dịp Quốc tế Lao động

(CLO) Nhân viên công chức nhà nước Venezuela sẽ được hưởng mức thưởng tới 130 USD/tháng, theo Tổng thống Nicolas Maduro công bố vào đúng Ngày Quốc tế Lao động 1/5.

Thế giới 24h
Đảng Dân chủ Mỹ muốn ông Joe Biden ngăn Israel tấn công Rafah

Đảng Dân chủ Mỹ muốn ông Joe Biden ngăn Israel tấn công Rafah

(CLO) Chính quyền Tổng thống Joe Biden đang đối mặt áp lực từ chính Đảng Dân chủ Mỹ, yêu cầu ông phải tác động để Israel ngừng chiến dịch đổ bộ vào thành phố Rafah, nơi gần nửa dân số Gaza đang tị nạn.

Thế giới 24h
Tiết lộ khuôn mặt của người phụ nữ Neanderthal 75.000 năm trước

Tiết lộ khuôn mặt của người phụ nữ Neanderthal 75.000 năm trước

(CLO) Ngày 2/5, một nhóm nhà khảo cổ học ở Anh đã tiết lộ khuôn mặt được tái tạo của một phụ nữ Neanderthal sống cách đây 75.000 năm, đồng thời đánh giá lại cái nhìn về loài người họ hàng với loài người thông minh chúng ta này.

Thế giới 24h
Nga liên tiếp chiếm được các vùng lãnh thổ lớn, Ukraine mòn mỏi chờ vũ khí Mỹ

Nga liên tiếp chiếm được các vùng lãnh thổ lớn, Ukraine mòn mỏi chờ vũ khí Mỹ

(CLO) Suốt 5 tháng chờ đợi Quốc hội Mỹ thông qua khoản viện trợ quân sự 61 tỷ USD có thể khiến các tuyến đầu của lực lượng Ukraine phải gánh chịu những thiệt hại lâu dài trong nhiều tháng tới.

Thế giới 24h