Trung Quốc yêu cầu doanh nghiệp hủy niêm yết trên sàn Mỹ

Thứ bảy, 27/11/2021 08:11 AM - 0 Trả lời

(CLO) Chính quyền Trung Quốc yêu cầu Didi Global Inc. - hãng gọi xe công nghệ hàng đầu nước này - hủy niêm yết trên sàn giao dịch New York (Mỹ).

Theo nguồn tin của Bloomberg, cơ quan giám sát công nghệ của Trung Quốc đã yêu cầu hãng gọi xe Didi Global Inc. hủy niêm yết trên sàn giao dịch New York, Mỹ. Nguyên nhân đưa ra là do lo ngại về việc rò rỉ dữ liệu nhạy cảm.

trung quoc yeu cau doanh nghiep huy niem yet tren san my hinh 1

Didi từng đánh bại Uber tại Trung Quốc để giữ vị thế thống trị tại quốc gia 1,4 tỷ dân. Ảnh: Getty Images.

Đây là một yêu cầu chưa từng có của Bắc Kinh, làm dấy lên lo ngại về những ý định của chính quyền nước này đối với ngành công nghệ khổng lồ.

Nguồn tin giấu tên cho biết các yêu cầu trên đang được nhận định là tư nhân hóa trực tiếp, hoặc hủy niêm yết tại Mỹ và chuyển sang sàn giao dịch Hồng Kông.

Nếu Didi chọn tiến hành tư nhân hóa, giá đề xuất sẽ không thấp hơn 14 USD/cổ phiếu – mức giá phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) – để tránh kiện tụng. Còn nếu chuyển sang niêm yết trên sàng Hồng Kông, giá sẽ thấp hơn giá cổ phiếu của hãng này trên sàn Mỹ. Tính đến cuối phiên 24/11, mức giá là 8,11 USD/cổ phiếu.

Bloomberg nhận định, cả hai cách làm trên đều là đòn giáng lớn vào gã khổng lồ gọi xe. Kể từ sau khi thương vụ IPO kép của Alibaba bị hoãn bất ngờ hồi năm ngoái, Didi là công ty Trung Quốc đầu tiên thực hiện đợt IPO lớn nhất tại Mỹ.

Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau thương vụ IPO thành công trên sàn New York hồi tháng 7 và thu về 4,4 tỷ USD, Didi đã ngay lập tức gặp rắc rối lớn với cơ quan quản lý Trung Quốc.

Vào hôm 4/7, Cục Quản lý Không gian mạng Trung Quốc đã yêu cầu các kho ứng dụng trên điện thoại thông minh gỡ bỏ ứng dụng của Didi, sau khi phát hiện hãng gọi xe này thu thập dữ liệu cá nhân của người dùng bất hợp pháp.

Yêu cầu trên được Bắc Kinh đưa ra chỉ hai ngày sau khi cơ quan quản lý buộc Didi ngừng đăng ký người dùng mới, mở cuộc điều tra công khai đối với các hoạt động an ninh mạng của gã khổng lồ gọi xe này và cân nhắc một loạt hình phạt chưa từng có.

Việc Bắc Kinh yêu cầu hủy niêm yết tại sàn Mỹ có lẽ là một phần của hình phạt này đối với Didi. Bắc Kinh đã đề xuất một khoản đầu tư vào Didi để giành quyền kiểm soát công ty. Bloomberg cho rằng, một khoản đầu tư như vậy có thể giúp Didi mua lại cổ phiếu đang giao dịch tại Mỹ.

Hiện, Didi đang được kiểm soát bởi nhà đồng sáng lập Cheng Wei và Chủ tịch Jean Liu. Tập đoàn Nhật Bản SoftBank và Uber Technologies là hai cổ đông thiểu số lớn nhất của Didi.

Ngay cả khi Didi chuyển sang niêm yết tại Hồng Kông, hãng gọi xe cũng phải giải quyết những lo ngại về an ninh dữ liệu, vốn đang thu hút sự chú ý của giới chức Trung Quốc. Công ty này cũng nhiều khả năng phải chuyển qua quản lý dữ liệu cho bên thứ ba. Điều này một lần nữa có thể đe dọa đến giá cổ phiếu của Didi.

Thực tế, có nhiều nguồn tin cho rằng các cơ quan quản lý Trung Quốc đã tính đến việc yêu cầu Didi hủy niêm yết từ mùa hè vừa qua, ngay sau đợt IPO thành công tại Mỹ.

Thời gian gần đây, Washington và Bắc Kinh vẫn đang tranh cãi về quyền tiếp cận sổ sách của các doanh nghiệp niêm yết. Do vậy, việc Didi hủy niêm yết có thể sẽ tạo lên làn sóng rời đi của các doanh nghiệp Trung Quốc khác trên sàn Mỹ.

Vào hôm 25/11, một quan chức cấp cao giấu tên Trung Quốc nhận định việc doanh nghiệp nước này hủy niêm yết trên sàn Mỹ sẽ đánh dấu một “bước lùi trong quan hệ với Mỹ”.

Didi từng đánh bại Uber tại Trung Quốc để giữ vị thế thống trị tại quốc gia 1,4 tỷ dân. Nhưng giờ đây, hãng trở thành phép thử trong cuộc trấn áp các gã khổng lồ Internet. Theo giới quan sát, một phần nguyên nhân của việc thắt chặt kiểm soát là chiến lược “thịnh vượng chung” của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Hương Vũ (Theo Bloomberg)

Bình Luận

Tin khác

Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

(CLO) Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2024 tăng gấp 6 lần so với thực hiện năm 2023. Đưa bảo hiểm AAA lên UPCoM.

Tài chính - Bảo hiểm
Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

(CLO) Tập đoàn Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu năm 2024 4.566 tỷ đồng, tăng 32,3%. Lợi nhuận sau thuế kế hoạch 379 tỷ đồng, tăng 19,5% so với cùng kỳ

Tài chính - Bảo hiểm
Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

(CLO) Với bước tiến mới về công nghệ, trong vài năm trở lại đây hầu hết các giao dịch ngân hàng được thực hiện xuyên lễ, 365+ thông qua các điểm giao dịch số tự động hay ứng dụng ngân hàng số. Năm nay, các ngân hàng còn tung nhiều ưu đãi hấp dẫn trong dịp lễ 30/4 và 1/5 dành cho khách hàng.

Tài chính - Bảo hiểm
ABBANK đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn ưu đãi, tăng trưởng đều ở cả mảng huy động và cho vay

ABBANK đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn ưu đãi, tăng trưởng đều ở cả mảng huy động và cho vay

(CLO) Kết thúc quý I năm 2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số, tổng huy động và dư nợ cũng đạt tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023. Ngân hàng tích cực triển khai các chương trình gói tín dụng với lãi suất hấp dẫn giúp khách hàng doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh.

Tài chính - Bảo hiểm
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chưa chấp thuận vận hành hệ thống KRX vào 2/5

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chưa chấp thuận vận hành hệ thống KRX vào 2/5

(CLO) Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa đưa ý kiến về việc đưa hệ thống KRX vào vận hành ngày 2/5 theo kế hoạch trước đó.

Tài chính - Bảo hiểm