Trước khi phá sản, Parkson từng là Trung tâm thương mại hoành tráng như thế nào?

Thứ sáu, 28/04/2023 19:23 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trước khi nộp đơn phá sản, Parkson từng là chuỗi trung tâm thương mại sang chảnh hướng tới phân khúc người giàu tại hai đô thị lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

Parkson Việt Nam vừa nộp đơn phá sản tự nguyện lên tòa án tại Thành phố Hồ Chí Minh trong ngày 28/4. Theo đó thì đơn vị sở hữu 100% vốn của CT TNHH Parkson Việt Nam là Công ty TNHH Parkson Retail Asia (PRA) sẽ tiến hành nộp đơn phá sản tự nguyện lên tòa án tại TP HCM. 

Từng một thời được coi là biểu tượng của mô hình trung thâm thương mại (TTTM) sang chảnh, đến nay, Parkson đã phải nộp đơn phá sản. Điều này được nhiều người dự báo trước bởi tình trạng vắng vẻ diễn ra trong thời gian gần đây tại trung tâm thương mại này.

truoc khi pha san parkson tung la trung tam thuong mai hoanh trang nhu the nao hinh 1

Parkson Hùng Vương (Ảnh TL)

Bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam từ năm 2005, Parkson là một trong những thương hiệu siêu thị bán lẻ hàng hiệu quốc tế đầu tiên tại Việt Nam. Trong vòng 8 năm tiếp theo, đơn vị này đã phát triển chuỗi bán lẻ quy mô trải khắp cả nước với đối tượng hướng đến là tầng lớp người giàu tại Hà Nội cùng TP Hồ Chí Minh.

Tại thời điểm năm 2012, Parkson đã mở ra 8 trung tâm thương mại, trong đó sở hữu 5 TTTM là Hùng Vương, Flemington, Long Biên, Viet Tower, Landmark, thuê thêm 3 TTTM để quản lý là Saigon Tourist, Paragon và C.T. 

truoc khi pha san parkson tung la trung tam thuong mai hoanh trang nhu the nao hinh 2

Parkson Viettower Hà Nội (Ảnh TL)

Đến năm 2013, Parkson đã tiếp nhận thêm 2 TTTM nữa tại TP Hồ Chí Minh dưới dạng hợp đồng quản lý là Parkson Cantavil nằm tại Quận 2 và Parkson Leman nằm tại đường Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3.

Đây có thể coi là một thời kỳ bùng nổ của Parkson khi sở hữu nhiều TTTM tại các đô thị lớn. CEO Parkson Việt Nam khi đó là ông Tham Tuck Choy từng trả lời phỏng vấn cho biết ông tin rằng Việt Nam là thị trường tiềm năng trong tương lai.

Tuy nhiên, cũng kể từ đây sự xuống dốc bắt đầu thể hiện rõ, từ năm 2014 trở lại đây, Parkson không mở thêm bất kỳ TTTM nào nữa. Thay vào đó, các TTTM dần rơi vào tình trạng ế ẩm, phải gồng lỗ hoặc phải đóng cửa. Trong năm 2015, Công ty TNHH Parkson Việt Nam đã phải dừng hoạt động của TTTM Keangnam trên đường Phạm Hùng, Hà Nội do thua lỗ.

truoc khi pha san parkson tung la trung tam thuong mai hoanh trang nhu the nao hinh 3

Parkson Saigontourist (Ảnh TL)

Cũng theo bản thông báo chấm dứt hợp đồng thuê mặt bằng của TGĐ Parkson Hà Nội Tiang Chee Sung thì TTTM này chưa một  ngày nào đạt được doanh thu như kế hoạch đặt ra kể từ ngày đầu tiên mở cửa kinh doanh vào năm 2011. Điều này khiến công ty phải gánh chịu khoản thua lỗ rất lớn.

Liên tiếp các năm sau đó, các TTTM của Parkson dần phải đóng cửa. Vào năm 2016, Parkson Paragon tại TP Hồ Chí Minh phải đóng cửa sau 5 năm hoạt động. Cũng trong năm này, Parkson Viet Tower tại Hà Nội cũng dừng hoạt động.

Đến năm 2018, TTTM Parkson Flemington tại số 184 Lê Đại Hành, phường 15, Quận 11, TP.Hồ Chí Minh cũng đã phải đóng cửa sau 8 năm trời hoạt động.

Sự đi xuống của Parkson trong nhiều năm liền được các chuyên gia nhận định là bởi tại thời điểm mới ra mắt, Parkson không có quá nhiều đối thủ cạnh tranh. Trong những năm sau này, các TTTM mới mở với cách bài trí hiện địa hơn đã khiến Parkson trở nên tụt hậu trên con đường cạnh tranh.

Bản thân Parkson cũng giữ đường lối kinh doanh cũ khi tiếp tục hướng tới phân khúc thu nhập cao, ít có các hoạt động chuyển hướng tới các khách hàng tiềm năng tại phân khúc thu nhập trung bình. Trong khi các đối thủ sinh sau đẻ muộn như Crescent Mall, Lotte, Aeon... đều hướng tới nhóm khách hàng này. Nhờ thế dễ dàng tích hợp các tiện ích vui chơi, rạp phim, khu mua sắm...

Kết quả kinh doanh của Parkson đã được thể hiện ngay trên các con số tài chính được chia sẻ từ năm 2017 và 2018.

Đây là niên độ tài chính ghi nhận thua lỗ đáng kể của Parkson với doanh thu khoảng 350 tỷ đồng, lỗ tới 48 tỷ đồng. Nối tiếp sau đó là sự khó khăn trước tác động của dịch covid trong năm 2020 và 2021 khiến Parkson gần như không thể trụ vững, dẫn tới tình trạng phải nộp đơn phá sản như hiện nay.

Bích Diễm

Bình Luận

Tin khác

Iran đang nhờ Malaysia để bán dầu ra nước ngoài

Iran đang nhờ Malaysia để bán dầu ra nước ngoài

(CLO) Theo một quan chức Chính phủ Mỹ, Iran đang sử dụng sự trợ giúp của các nhà cung cấp dịch vụ có trụ sở tại Malaysia để bán dầu ra nước ngoài nhằm lách lệnh trừng phạt của Mỹ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Đồng USD tăng điểm; đồng Yên yếu khiến Nhật Bản cảnh báo

Đồng USD tăng điểm; đồng Yên yếu khiến Nhật Bản cảnh báo

(CLO) Hôm 8/5, đồng USD tăng giá khi các nhà đầu tư tiếp tục đặt cược vào nền kinh tế Mỹ vượt trội so với các nền kinh tế khác. Ngoài ra, đồng bạc xanh cao hơn trong ngày thứ ba so với đồng yên Nhật, khiến các nhà đầu tư cảnh giác với nguy cơ can thiệp từ Tokyo.

Thị trường - Doanh nghiệp
EU tiết lộ khoản lợi nhuận từ tài sản bị phong tỏa của Nga

EU tiết lộ khoản lợi nhuận từ tài sản bị phong tỏa của Nga

(CLO) Cơ quan thanh toán bù trừ Euroclear đã tích lũy được 1,6 tỷ euro (1,7 tỷ USD) tiền lãi từ các tài sản bị đóng băng của Nga chỉ trong ba tháng năm nay, Giám đốc điều hành Valerie Urbain tiết lộ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá vải u hồng chín sớm tăng lên hơn 100.000 đồng/kg nhưng nông dân vẫn kém vui

Giá vải u hồng chín sớm tăng lên hơn 100.000 đồng/kg nhưng nông dân vẫn kém vui

(CLO) Dù giá vải u hồng đầu mùa được thu mua cao hơn nhiều so với các vụ trước, song nông dân trồng vải vẫn kém vui.

Thị trường - Doanh nghiệp
Loạt tân binh của thương hiệu Omoda và Jaecoo sắp chào bán tại thị trường Việt Nam

Loạt tân binh của thương hiệu Omoda và Jaecoo sắp chào bán tại thị trường Việt Nam

(CLO) Ba mẫu Omoda E5, C5, Jaecoo J7 sẽ được hãng chào bán chính hãng ngay trong quý III năm nay và J6 sẽ gia nhập thị trường năm 2025.

Thị trường - Doanh nghiệp