Trường Sa và Nhà giàn DK1 - Hành trình của trái tim

Thứ năm, 20/06/2019 14:00 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Vượt qua hơn 1.000 hải lý, con tàu KN490 đã cập chân đến 10 đảo và nhà giàn DK1/19, mang theo sự yêu thương và tấm lòng của những nhà báo và kiều bào- những người đã khởi xướng và bước đầu biến thành hiện thực - một Quỹ thiện nguyện “Trường Sa & Nhà giàn DK1 – Hành trình của trái tim!”

Cơ duyên từ hải trình đến với biển đảo

Kể từ khi tham gia vào hải trình “Trường Sa & Nhà giàn DK1- Hành trình của trái tim” vào năm 2017, ngoài công tác chuyên môn được cơ quan giao phó, nhà báo Cẩm Lai còn cần mẫn với một công việc mới đó là tìm hiểu, lắng nghe các thông tin về những hoàn cảnh nghèo khó, mảnh đời của các chiến sĩ cùng thân nhân chiến sĩ đang làm nhiệm vụ canh giữ nơi đảo xa. Cơ duyên đó đưa đến sự ra đời của dự án “Trường Sa & Nhà giàn DK1 – Hành trình của trái tim” do chính nhà báo Cẩm Lai khởi xướng và đã thu hút ông Lương Thanh Nghị, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài cùng một số kiều bào khác cùng chung sức đồng lòng, chỉ một thời gian ngắn sau đó, nhiều tổ chức, cá nhân cùng chung tay, chia sẻ.

Anh Lê Hồng Quân trao tặng Bộ Lịch Trường Sa đến đội tuyển U23 Việt Nam.

Anh Lê Hồng Quân trao tặng Bộ Lịch Trường Sa đến đội tuyển U23 Việt Nam.

Nói về Dự án, nhà báo Cẩm Lai cho biết: “Tôi thực sự không nghĩ mình sẽ làm điều gì to tát cả, tuỳ theo sức của mình mà có những đóng góp thiết thực cho cộng đồng. Ý định về dự án được manh nha từ một mong muốn rất nhỏ là phải làm được một điều gì đó cho Trường Sa, cho nhà giàn DK1, cho những chiến sĩ thêm vững tay súng canh giữ cho biển trời. Dự án trước tiên hướng đến chăm sóc sức khỏe cho con em, hậu phương của các chiến sĩ nơi biển đảo, sau này chúng tôi hướng đến kết nối với nhà hảo tâm bảo trợ, đỡ đầu cho con em chiến sĩ có đủ năng lực theo học ở nước ngoài. Một mục tiêu nữa là chúng tôi sẽ kết nối tới các trung tâm giáo dục, dạy nghề cho chiến sĩ hết nghĩa vụ có thể tham gia theo học, từ đó có được công ăn việc làm ổn định sau khi xuất ngũ”.

Những ngày giáp Tết 2018, đối với nhà báo Cẩm Lai và những thành viên lập lên dự án “Trường Sa, Nhà Giàn DK1- Hành trình của trái tim” công việc càng trở nên tất bật. Ngoài việc hoàn thành công việc của cơ quan, còn phải lựa chọn từng tấm ảnh, liên hệ thiết kế trình bày in ấn để hoàn thành Bộ Lịch Trường Sa. “Dự án Lịch 2019 -Trường Sa & Nhà giàn DK1 – Hành trình của trái tim”  được thực hiện từ những tấm ảnh của các nhiếp ảnh gia không chuyên nhưng lại là những hình ảnh chân thực nhất, cảm xúc nhất… Đó là tấm lòng của những người con dù ở đất liền vẫn mãi hướng về nơi biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Để hiện thực hóa,  nhà báo Cẩm Lai cùng các thành viên sau đó đã tiến hành tổ chức các chương trình Triển lãm và trưng bày những hình ảnh về  Trường Sa và Nhà Giàn DK1, chương trình đã thu hút được sự quan tâm của nhân dân với đủ mọi thành phần từ các địa phương trong tỉnh và đặc biệt khi được tổ chức tại nước ngoài, cộng đồng kiều bào Việt Nam đến ủng hộ rất đông đảo. Tháng 3/2019, Hội người Việt Nam tại tỉnh Udon Thani, Thái Lan đã tổ chức đại lễ cầu siêu tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ hy sinh tại Gạc Ma, nhà báo Cẩm Lai đã sang tham dự đồng thời mang theo những bức ảnh về Trường Sa này. Dẫu chẳng nói thành lời, nhưng có mặt tại cuộc triển lãm, ai cũng chung tâm trạng náo nức, hồ hởi, thể hiện quyết tâm của mình với việc gìn giữ toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo quê hương. Rồi người góp ít, người góp nhiều nhưng đều chung tấm lòng hướng về biển đảo thân yêu.

Nhà báo Cẩm Lai tổ chức triển lãm ảnh tại Thái Lan.

Nhà báo Cẩm Lai tổ chức triển lãm ảnh tại Thái Lan.

Lan tỏa trong cộng đồng thông điệp về biển đảo

Ông Lương Thanh Nghị, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài  đánh giá rất cao vai trò của báo chí và truyền thông, đặc biệt là trong hoạt động kết nối kiều bào Việt Nam với các chương trình an sinh xã hội của Tổ quốc. “Bởi vậy khi nhà báo Cẩm Lai chia sẻ ý tưởng về Dự án tôi rất ủng hộ bởi đó là hoạt động rất ý nghĩa. Ý nghĩa không chỉ với cán bộ chiến sĩ đang làm nhiệm vụ tại Trường Sa và Nhà Giàn DK1 mà còn có một vai trò rất đặc biệt trong việc tuyên truyền về chủ quyền biển đảo quê hương.  Dự án sau đó đã nhận được sự ủng hộ rất tích cực và rộng rãi của kiều bào ta ở nước ngoài. Nhờ sự lan tỏa đó mà ai cũng đều ủng hộ và đều mong muốn được đóng góp nhiều hơn cho Trường Sa thân yêu…”- ông Nghị cho biết.

Chủ quyền đối với bất kỳ dân tộc nào cũng là điều thiêng liêng đối với mỗi quốc gia và mỗi con dân của quốc gia đó dù trong nước hay ngoài nước đều mang một ý thức là phải làm điều gì đó để đóng góp vào việc bảo vệ chủ quyền thiêng liêng. “Đối với những người từng đặt chân đến Trường Sa và đặc biệt là những người con từng xa xứ như tôi thì được đóng góp, được làm một điều gì đó cho quê hương là một việc hết sức ý nghĩa. Do vậy khi nhà báo Cẩm Lai chia sẻ ý tưởng về dự án, từ đó gây dựng nên một quỹ nghĩa tình trao tặng những phần quà ý nghĩa đến quân dân, con em các chiến sĩ làm nhiệm vụ tại Trường Sa và Nhà giàn DK1 tôi bị cuốn vào luôn. Tôi cũng mong muốn được chia sẻ, nâng cao nhận thức, trách nhiệm về tinh thần dân tộc, tình yêu biển đảo, cộng đồng trách nhiệm, hòa chung nhịp đập vì Trường Sa, cùng nhau chung sức giữ vững chủ quyền, cho Việt Nam. Thông qua những hoạt động thiện nguyện chính là cách mà những bà con kiều bào đã lan tỏa trong cộng đồng những nghĩa cử cao đẹp và tình cảm dành cho Tổ quốc” - Anh Lê Hồng Quân, Việt kiều Angola, người đồng hành cùng nhà báo Cẩm Lai ngay từ những bước đi đầu tiên của dự án cho biết.

Ông Lương Thanh Nghị, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài trao học bổng cho con em chiến sĩ làm nhiệm vụ ở Trường Sa.

Ông Lương Thanh Nghị, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài trao học bổng cho con em chiến sĩ làm nhiệm vụ ở Trường Sa.

Dự án “Trường Sa & Nhà giàn DK1 – Hành trình của trái tim” đã có những ghi nhận tích cực trong một năm thành lập, đó là đã hỗ trợ được một số trường hợp  con em của chiến sĩ Trường Sa được thăm khám và phẫu thuật chữa trị bệnh tim, ủng hộ chiến sĩ Trường Sa điều trị bệnh hiểm nghèo, cùng với đó, 33 suất học bổng, mỗi suất trị giá 3 triệu đồng đã được trao đến tận tay từng con em chiến sĩ có hoàn cảnh khó khăn. Các chiến sĩ đều vui mừng, xúc động khi cùng lúc nhân dân cả nước hướng về các anh thì hậu phương nơi quê nhà cũng được quan tâm, chăm sóc, nhờ thế mà các anh thêm vững tay súng canh giữ biển đảo quê hương.

Tuy rằng những đóng góp trên chỉ là góp một phần trong muôn vạn tấm lòng hướng về biển đảo nhưng qua đó đã lan tỏa thông điệp về quê hương đất nước, về sự chung sức xây dựng, bảo vệ biên giới, biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc và nhân dân vùng biên giới, hải đảo.

Trọng Diễn

Tin khác

“Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp”: Góc nhìn mới về chiến dịch

“Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp”: Góc nhìn mới về chiến dịch

(CLO) Nói về tác phẩm “Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp” nhà báo Trần Thu Hà cho biết: “Bộ phim chỉ 50 phút, nhưng chúng tôi cố gắng chuyển tải được giá trị từ khối lượng thông tin đồ sộ, thành những câu chuyện dễ hiểu, mới mẻ và thu hút được khán giả, nhưng vẫn phải đảm bảo tính chính xác của thông tin”.

Nghề báo
Khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”

Khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”

(CLO) Chiều 1/5, tại khu vực hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội), Báo Quân đội nhân dân (QĐND) phối hợp với Liên đoàn Xe đạp - Mô tô thể thao Việt Nam và một số đơn vị tổ chức Lễ khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”.

Nghề báo
Nhà báo Đinh Quang Thành với giờ phút may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp

Nhà báo Đinh Quang Thành với giờ phút may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp

(CLO) Theo nhà báo Đinh Quang Thành: “Trưa ngày 30/4/1975, tôi không nghĩ mình có thể vào được Dinh Độc Lập ở giây phút lịch sử đó. Sau bao ngày cùng các đơn vị bộ đội trải qua gian khổ…, có mặt ở thời khắc lịch sử quan trọng ấy, đối với tôi đó là điều vô cùng may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp”.

Nghề báo
Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

(NB&CL) “Đối với chúng tôi, những năm tháng làm phóng viên chiến trường là thời gian ghi lại những ký ức hào hùng của dân tộc và cũng là thời gian tích lũy kinh nghiệm, hiểu biết về nghề làm báo, viết báo. Thật tự hào mỗi khi vào lại Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh, tôi lại đắm chìm trong nỗi nhớ ngày 30/4/1975”- Nhà báo Đậu Ngọc Đản - người phóng viên miền Bắc đầu tiên có mặt tại Dinh Độc Lập 30/4/1975, sau 50 năm, vẫn xúc động khi trò chuyện về những năm tháng lịch sử.

Nghề báo
Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

(CLO) Trong những ngày tháng diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ, đã có những bài báo, những bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc lịch sử hào hùng, phản ánh chân thực, sinh động nhất về diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ và 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường… Những câu chuyện ấy phần nào được kể qua hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam hôm nay.

Nghề báo