Truyền thông cần chỉnh sửa nội dung để phù hợp thực tiễn

Thứ bảy, 31/03/2018 17:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) “Thông tin giáo dục truyền thông về giới và Bình đẳng giới (BĐG) cần phải không mang định kiến giới, không tạo ra định kiến giới; loại bỏ mọi sự phân biệt về giới”- là chủ đề chính của cuộc Hội thảo.

08 lĩnh vực được nêu trong Luật BĐG đã được truyền thông thực hiện như thế nào?

Tại Hà Nội, Trung tâm nghiên cứu truyền thông phát triển (RED) thuộc Liên hiệp các tổ chức khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phối hợp với Vụ BĐG (Bộ LĐ-TBXH), tổ chức Hội thảo “Công tác truyền thông về bình đẳng giới (BĐG) của các cơ quan nhà nước”. Với sự điều hành của các ông:  Phạm Ngọc Tiến- Vụ trưởng Vụ BĐG (Bộ LĐ-TBXH) và Đỗ Quý Doãn - Chuyên gia báo chí/truyền thông…

Các thảo luận, tham luận của các đại biểu được chú trọng xung quanh các vấn đề: Như 08 lĩnh vực được nêu trong Luật BĐG đã được cơ quan truyền thông thực hiện như thế nào? Các điều kiện cần để làm tốt công tác này là gì?

Tại Hội thảo, các ý kiến phát biểu, tham luận đều cho rằng: “Khái niệm BĐG ngụ ý rằng nam giới và nữ giới, trong đó gồm cả cộng đồng người đồng tính luyến ái và người chuyển giới cần nhận được những đối xử công bằng trong tất cả các khía cạnh của đời sống kinh tế - xã hội và quyền con người như: giáo dục, y tế, văn hóa, hôn nhân, gia đình, việc làm, các chính sách phúc lợi... Trong đó, yêu cầu thông tin giáo dục truyền thông về giới và BĐG cần phải không mang định kiến giới, không tạo ra định kiến giới; loại bỏ mọi sự phân biệt về giới.”

Báo Công luận
 

Ông Phạm Ngọc Tiến,  cho rằng: Đây vẫn là vấn đề mới đối với nhiều cơ quan Nhà nước, mặc dù Luật BĐG và Nghị định 48/2009/NĐ-CP đã có quy định về lĩnh vực này, trong khi đó, một số tổ chức xã hội đã đi trước về nhận thức, hoạt động truyền thông, nghiên cứu. Thời gian qua, công tác truyền thông về BĐG đã được thực hiện tốt ở Tuyên Quang, Long An, TP. Hồ Chí Minh, Bộ LĐ-TBXH đã tổ chức nhiều sự kiện truyền thông có hiệu ứng lan tỏa xã hội rộng lớn, Bộ TTTT đã tham gia xây dựng “Bộ chỉ số về Giới” trong sản phẩm của các cơ quan truyền thông nhà nước.... Tuy nhiên, một số mục tiêu trong Chiến lược quốc gia về BĐG giai đoạn 2011-2020 chưa phù hợp và khó đánh giá định lượng, cần tiếp tục hoàn thiện. Công tác truyền thông vẫn tập trung vào đối tượng là phụ nữ, khuôn mẫu giới, định kiến giới vẫn tồn tại trong các sản phẩm truyền thông (80% đề cao vai trò của phụ nữ trong gia đình, 83% phụ nữ xuất hiện với vai trò là làm nội trợ)... “

Phần tham luận của bà Trần Thị Kim Thanh - Trưởng phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em và BĐG, Sở LĐ-TBXH TP.HCM lại nêu lên những khó khăn trong truyền thông về BĐG hiện nay: "Chủ đề về BĐG quá rộng, thiếu định hướng truyền thông có chiều sâu từ Bộ, ngành Trung ương; Nhân sự làm công tác BĐG các tỉnh thành chưa được đào tạo chuyên sâu ở 8 lĩnh vực được quy định trong Luật nên gặp nhiều khó khăn tư vấn, hỗ trợ chuyên môn khi phối hợp với các đơn vị; Nhiều phong trào dành cho nữ giới không còn phù hợp với thực tế và là biểu hiện phân biệt giới (quy định mặc áo dài tại công sở); và báo; đài và các cơ quan đơn vị chỉ tập trung truyền thông về BĐG vào ngày 8/3, 28/6, 20/10 và yêu cầu phối hợp thực hiện trong thời gian ngắn nên hiệu quả về nhận thức trong các tầng lớp xã hội còn hạn chế và chưa trở thành “nhận thức xã hội”.

Báo Công luận
 

 Truyền thông BĐG cho đối tượng đồng bào dân tộc ít người chưa có

Các ý kiến tại Hội thảo đã mang đến khá nhiều thông tin đáng chú ý. Như quan niệm về BĐG không chỉ là bênh vực quyền của người phụ nữ và chỉ hướng tới đối tượng là phụ nữ, nam giới cũng là đối tượng có quyền và nghĩa vụ trong khái niệm về BĐG (nam giới ở nhà trông con để phụ nữ làm trụ cột kinh tế gia đình?). Nhất và câu chuyện về Truyền thông BĐG cho đối tượng đồng bào dân tộc ít người chưa có. Hay các định kiến giới đã ăn sâu trong nhận thức bởi chi phối của văn hóa truyền thống, việc thay đổi cần giai đoạn lâu dài và công tác truyền thông phải liên tục, bền bỉ mà không phụ thuộc vào dự án, phong trào... Hiện truyền thông về một số lĩnh vực của BĐG đã ít nhiều có mô hình làm tốt nhưng chưa được nhân rộng, chia sẻ. Thậm chí, mục tiêu đạt được còn rất hạn chế nên vẫn cần công tác truyền thông làm nhận thức xã hội có sự thay đổi, cơ quan chức năng thực sự vào cuộc. Và ngay cả công tác truyền thông cũng cần được chỉnh sửa về nội dung phù hợp với thực tiễn và nhận thức của người làm truyền thông về BĐG…

Báo Công luận
 

Một vấn đề cần chú ý trong truyền thông BĐG chính là không chỉ báo chí, cán bộ truyền thông cơ sở và ngay trong cơ quan nhà nước cũng cần huy động ý thức trách nhiệm về BĐG, mạng xã hội cũng là kênh truyền thông quan trọng và hiệu quả trong thời đại ngày nay.

Nói về giải pháp, về các vấn đề cần thúc đẩy truyền thông cho BĐG trong thời gian tới, các đại biểu tham dự hội thảo cho rằng: “Công tác truyền thông BĐG không chỉ là nội dung của cơ quan chuyên trách của Bộ LĐ-TB&XH mà phải là nhận thức chung trong điều hành và hoạch định nội dung chính sách của các cơ quan hành chính nhà nước, đặc biệt ở cấp lãnh đạo đơn vị và cơ sở đào tạo báo chí, truyền thông; Hoạt động truyền thông cần sự phối kết hợp giữa cơ quan chuyên trách với các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội và được thông qua mạng lưới nhân sự trong khắp các địa phương và các bộ; ngành...”

Báo Công luận
 

 Tại Hội thảo, cũng đã gửi ra khuyến nghị, cụ thể như:

-         Hoàn thiện hệ thống văn bản chính sách, tạo sự đồng bộ; xây dựng “Bộ tiêu chí” về BĐG trong chính sách. Việc đánh giá mức độ BĐG nên giao cho một tổ chức độc lập thẩm định.

-         Hình thành mạng lưới các cơ quan; tổ chức truyền thông về BĐG, mở rộng ra các tổ chức xã hội cùng tham gia. Thiết lập “Bản đồ” mức độ BĐG trong cả nước

-         Phải có thông điệp, mục tiêu cụ thể cho mỗi hoạt động truyền thông để nêu rõ mục tiêu, mục đích của hoạt động đó, hạn chế những phong trào truyền thông với mục đích chung chung, không có mục tiêu cụ thể.

-         Bổ sung cung cấp nguồn nhân lực, tài chính cho hoạt động truyền thông BĐG. Công tác thanh kiểm tra đi vào thực chất và cụ thể từng chính sách của nhà nước.

Hội thảo Công tác truyền thông về bình đẳng giới của các cơ quan nhà nước” là hoạt động thuộc Dự án “Hợp tác truyền thông góp phần cải thiện chính sách kinh tế” do Bộ các vấn đề toàn cầu của chính phủ Canada (GAC) hỗ trợ.

P.V

Tin khác

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

(NB&CL) Báo chí không chỉ đồng hành cùng công cuộc bảo vệ Tổ quốc, trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp trường kỳ, ngay trong những ngày tháng diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ, đã có những bài báo, những bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc lịch sử hào hùng, phản ánh chân thực, sinh động nhất về diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ và 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường… Những câu chuyện ấy phần nào được kể qua hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam hôm nay.

Nghề báo
Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

(CLO) Chiều 26/4, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu Cuộc thi ảnh báo chí, nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam và Quốc phòng toàn dân năm 2024.

Nghề báo
Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhiều chương trình trọng điểm, phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.

Nghề báo
Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(CLO) Ngày 26/4, Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương đã tổ chức hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho gần 100 hội viên, nhà báo đang công tác tại các cơ quan báo chí trong tỉnh.

Nghề báo
Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày truyền thống Báo Khánh Hòa, ngày 26/4, Báo Khánh Hòa tiếp tục phối hợp với Công ty Cổ phần Nước giải khát yến sào Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”.

Nghề báo