“Truyền thông phải nâng cao văn hóa cho người đi hội”

Thứ năm, 02/03/2017 13:39 PM - 0 Trả lời

Văn hóa lễ hội đầu năm luôn là điều trăn trở của những người am hiểu văn hóa lễ hội... Với nhà báo Vân Quế- người có thời gian dài theo dõi về lễ hội- thì đọng lại là những kinh nghiệm, những câu chuyện về lễ hội đáng để suy nghĩ cùng những niềm vui, nỗi buồn trong quá trình tác nghiệp. Nhà báo & Công luận đã trò chuyện với chị để hiểu hơn công việc hậu trường các nhà báo theo dõi mảng văn hóa, với những đóng góp để các cơ quan quản lý kịp thời siết chặt quản lý lễ hội; thay đổi thói quen chưa tốt và văn hóa của người tham gia hội...

(NB&CL) Văn hóa lễ hội đầu năm luôn là điều trăn trở của những người am hiểu văn hóa lễ hội... Với nhà báo Vân Quế- người có thời gian dài theo dõi về lễ hội- thì đọng lại là những kinh nghiệm, những câu chuyện về lễ hội đáng để suy nghĩ cùng những niềm vui, nỗi buồn trong quá trình tác nghiệp. Nhà báo & Công luận đã trò chuyện với chị để hiểu hơn công việc hậu trường các nhà báo theo dõi mảng văn hóa, với những đóng góp để các cơ quan quản lý kịp thời siết chặt quản lý lễ hội; thay đổi thói quen chưa tốt và văn hóa của người tham gia hội...

Cảm xúc lễ hội: Hứng thú, thất vọng, ngạc nhiên và bức xúc…

+ Những ngày đầu năm này, chuyện tác nghiệp về lễ hội lại bắt đầu với rất nhiều điều đáng quan tâm, công việc với chị như thế nào?

- Tôi bắt đầu làm phóng viên, theo dõi các hoạt động lễ hội tính cho đến nay cũng 14-15 năm rồi. Nói chung, đó là những khoảng thời gian cho tôi nhiều cung bậc cảm xúc, hứng thú, thất vọng thậm chí ngạc nhiên và cả bức xúc. Tôi nhớ một lần, cách đây cũng rất lâu, lần đầu tiên đi lễ hội Gióng (Sóc Sơn- Hà Nội), khi nhìn thấy những gậy tre hua lên, rồi cảnh người xông vào tranh nhau cướp lộc, khi ấy tôi đã bị shock. Và cũng lúc đó, tôi cũng tự trấn an mình rằng, đó là hội trận, người đi hội được phép loạn đả. Vài năm sau, tôi lại về hội Gióng, vẫn cảnh người đi hội lấy gậy vụt nhau đến tóe máu, giành cho được cành lộc để hy vọng mình và gia đình được bình an, được các đấng siêu nhiên che chở quanh năm… Rất may, 2 năm trở lại đây BTC hội Gióng đã cấm hẳn được chuyện mang gậy vào khu vực hành lễ, vì thế thương tích đã giảm, việc tranh cướp lộc cũng đã đỡ phản cảm hơn. Đỡ phản cảm hơn thôi, chứ mùa hội đầu năm nay, thấy đoàn người rùng rùng chuyển động cướp lộc, chỉ xem trên clip thôi mà tôi thấy rùng cả mình.

[caption id="attachment_152371" align="aligncenter" width="640"]Báo Công luận Nhà báo Vân Quế[/caption]

+ Năm nào cũng vậy, các nhà báo văn hóa phải đối diện với những câu chuyện đôi khi rất cũ xoay quanh lễ hội. Nếu không dành nhiều công sức và các góc nhìn khác lạ sẽ bị rơi vào lối mòn hoặc đơn điệu khi phản ánh. Chưa kể chuyện nhà báo chuyên sâu gắn bó với lễ hội đôi khi cũng e ngại động chạm, phần vì câu chuyện nói mãi cũng vẫn thế, vẫn cũ... dẫn đến nhiều tờ báo giống nhau ở thông tin, cách phản ánh…?

- Chuyện “lối mòn” hay “đơn điệu” tôi nghĩ nó chỉ là cá biệt. Chị chỉ cần lướt qua mặt bằng chung của báo chí từ đầu năm đến nay, “đất” để dành cho những câu chuyện về lễ hội, cho những phê phán hành vi lễ hội phản cảm, xu hướng thương mại hóa, bạo lực… rất đa dạng đấy chứ. Mỗi báo đều chọn cách thông tin của riêng mình. Năm nay đền Trần (phường Lộc Vượng, TP. Nam Định) không còn cảnh chen nhau, trèo cả lên bàn thờ cướp lộc, tôi nghĩ ngoài sự nỗ lực cố gắng của các cấp quản lý còn là sự vào cuộc mạnh mẽ của báo chí trong nhiều năm vừa qua, từ việc chuyển thời gian phát ấn từ lúc nửa đêm sang sáng sớm, từ việc đưa ra dữ liệu lịch sử, tiếng nói của các nhà nghiên cứu lịch sử nhằm chứng minh: Nhà Trần sau khi thắng quân Nguyên Mông hoàn toàn không có chuyện đóng ấn ban thưởng cho các tướng lĩnh tại hành cung Thiên Trường.

Chuyện lá ấn do nhà đền phát hành cũng không liên quan đến việc thăng quan tiến chức. Tôi rất thích cái tít của một bài báo mà tôi đọc xong thì không nhớ là báo nào, đại khái ai xin ấn về cũng làm quan hết thì ai làm dân. Rồi đó còn là sự vào cuộc mạnh mẽ của báo chí, dư luận xã hội về chuyện chém lợn ở Ném Thượng. Bây giờ việc thực hành nghi lễ hiến sinh đó cũng đã được đưa vào nơi kín đáo chứ không công khai giữa sân đình như xưa. Đó cũng còn là câu chuyện lễ hội Cầu Trâu (Phú Thọ) hay treo trâu tế Mẫu đền Đông Cuông (Yên Bái)… Chị cứ đọc thật kỹ đi thì sẽ thấy, công của báo chí rất lớn đấy chứ không phải chúng tôi ngại “đụng chạm,” hay “ ngại ngần tìm kiếm kỹ các góc độ văn hoá có chiều sâu” như câu hỏi của chị.

+ Những bài viết của chị thường là câu chuyện nhìn từ nhiều phía và chị thường đặt các chuyên gia viết để có sự khác biệt với báo bạn. Chị có vẻ thích câu chuyện từ chuyên gia hơn là những mổ xẻ từ chính mình hay PV của mình?

- Thường thì khi “mổ xẻ” một đề tài hay nói nôm na là xây dựng đề cương, chúng tôi thường có những bài viết nhìn từ nhiều phía, nhà quản lý, cộng đồng- những người thực hành và làm chủ lễ hội, du khách và đương nhiên phải đặt các chuyên gia, vì ý kiến của họ có tính chất nghiên cứu, sự vào cuộc của họ có ý nghĩa rất tích cực đối với các vấn đề của lễ hội.

Báo Công luận

Vui khi những ý kiến đóng góp của mình được các nhà quản lý tiếp thu và điều chỉnh

+ Bên cạnh sự chuyên nghiệp, sự đến hẹn lại lên của lễ hội... thì còn nỗi buồn và niềm vui của các nhà báo phản ánh lễ hội. Với riêng chị là gì nhỉ?

- Vui là khi những ý kiến đóng góp của mình được các nhà quản lý tiếp thu và điều chỉnh. Buồn thì đương nhiên là chuyện “biết rồi, khổ lắm, nói mãi…”

+ Những lễ hội mang nhiều yếu tố phản cảm, bạo lực và nổi cộm có sự thay đổi đáng kể khi các nhà báo văn hóa, xã hội cùng chung sức vào cuộc. Dù trên mặt báo có đa dạng các câu chuyện và suy nghĩ của rất nhiều chuyên gia, nhà báo, người dân... về các cách để níu giữ, khôi phục các giá trị văn hóa đặc sắc song có một điều không thể phủ nhận, văn hoá lễ hội càng ngày càng có chiều hướng đi xuống, vẫn nặng về hình thức. Các ý kiến có sâu sắc, có cường độ cao thì sự biến chuyển vẫn còn chưa mạnh. Có khi nào chị nản?

- Tại sao lại nản nhỉ? Đó là công việc của chúng tôi mà. Như trên tôi đã nói, đã có rất nhiều những chuyển biến tích cực ở các điểm nóng lễ hội đấy thôi. Tôi nghĩ, vấn đề quan trọng nhất bây giờ là làm sao nâng cao văn hóa cho người đi hội. Đó là câu chuyện dài, cần sự nỗ lực của cả một bộ máy. Đương nhiên, truyền thông giữ vai trò đặc biệt quan trọng.

Hằng Nga (Thực hiện)

Tin khác

Đoàn cán bộ Báo Quân đội nhân dân tri ân các nhà báo lão thành

Đoàn cán bộ Báo Quân đội nhân dân tri ân các nhà báo lão thành

(CLO) Ngày 16/5, đoàn cán bộ Báo Quân đội nhân dân do Thiếu tướng Đoàn Xuân Bộ - Bí thư Đảng ủy, Tổng biên tập làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà Đại tá Nguyễn Khắc Tiếp và thắp hương tưởng nhớ cố nhà báo, Đại tá Phạm Phú Bằng. Đây là hoạt động tri ân các cựu chiến binh, nhà báo lão thành của Báo Quân đội nhân dân tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Nghề báo
Nhà báo Đỗ Minh Thu: Có lẽ phải hàng nghìn chữ mới nói hết được cảm xúc của tôi…

Nhà báo Đỗ Minh Thu: Có lẽ phải hàng nghìn chữ mới nói hết được cảm xúc của tôi…

(NB&CL) “Đề cương loạt bài thì đã vạch ra rõ ràng, nhưng diễn giải ngần ấy câu chuyện, thông tin thì không đơn giản, lựa chọn từng câu chữ, mào đầu như thế nào, dẫn dắt như thế nào để độc giả bắt nhịp cảm xúc với mình, để rồi hòa vào cùng câu chuyện của các nhân chứng lịch sử, sống lại bầu không khí Điện Biên năm xưa. Tôi cứ trăn trở như vậy, nhiều lần viết lại xóa…”- Nhà báo Đỗ Minh Thu- Báo điện tử Vietnamplus, đã chia sẻ như vậy khi kể lại câu chuyện tác nghiệp loạt bài công phu trong sự kiện 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ vừa qua.

Nghề báo
Tăng cường hợp tác tuyên truyền giữa Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam và tỉnh Thái Bình

Tăng cường hợp tác tuyên truyền giữa Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam và tỉnh Thái Bình

(CLO) Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Bình Nguyễn Tiến Thành mong muốn Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tăng cường tuyên truyền các chủ trương, kết quả của Thái Bình trên tất cả các lĩnh vực, qua đó lan tỏa, cổ vũ các phong trào thi đua yêu nước, nhất là tuyên truyền về gương tập thể, cá nhân tiêu biểu.

Nghề báo
Tổng biên tập Báo Nhân Dân Lê Quốc Minh tiếp Đoàn công tác Câu lạc bộ các nhà báo Campuchia

Tổng biên tập Báo Nhân Dân Lê Quốc Minh tiếp Đoàn công tác Câu lạc bộ các nhà báo Campuchia

(CLO) Chiều 15/5, đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam đã tiếp Đoàn công tác Câu lạc bộ các nhà báo Campuchia do ông Puy Kea, Chủ tịch Câu lạc bộ các nhà báo Campuchia làm Trưởng đoàn, tới thăm và làm việc tại Báo Nhân Dân.

Nghề báo
Giải pháp truyền thông để nâng cao nhận thức về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long

Giải pháp truyền thông để nâng cao nhận thức về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long

(CLO) Ngày 15/5, Học viện Báo chí và Tuyên truyền phối hợp với Học viện Chính trị Khu vực IV tổ chức Hội thảo “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả của mô hình truyền thông tăng cường nhận thức về cơ hội từ quá trình chuyển đổi nhằm phát triển bền vững ĐBSCL, thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) thông qua ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ”.

Nghề báo