TS. Nguyễn Đình Cung: Đang thiếu sự liên kết giữa ĐBSCL với TP.HCM và các tỉnh Đông Nam Bộ

Thứ hai, 01/05/2023 14:00 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Thực hiện đúng, hiệu quả Quy hoạch, có mô hình điều phối vùng tốt hơn, hiệu lực và hiệu quả hơn và thay đổi hệ thống giao thông thì ĐBSCL sẽ phát triển như kỳ vọng, thúc đẩy đầu tư công, tạo động lực tăng trưởng quan trọng cho địa phương, cho vùng và đất nước.

Bài liên quan

Trong cuộc trò chuyện cùng PV Báo Nhà báo & Công luận về động lực tăng trưởng của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), TS. Nguyễn Đình Cung cho rằng, thực hiện đúng, hiệu quả Quy hoạch, có mô hình điều phối vùng tốt hơn, hiệu lực và hiệu quả hơn và thay đổi hệ thống giao thông thì ĐBSCL sẽ phát triển như kỳ vọng, thúc đẩy đầu tư công, tạo động lực tăng trưởng quan trọng cho địa phương, cho vùng và đất nước. TS. Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh:

Chúng ta đều biết ĐBSCL giữ vị thế hết sức quan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và trong giao thương với các nước ASEAN, Tiểu vùng sông Mê Công. Đây là vựa lúa, là trung tâm sản xuất thủy sản, trái cây lớn nhất cả nước, đóng vai trò quan trọng đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu.

ts nguyen dinh cung dang thieu su lien ket giua dbscl voi tphcm va cac tinh dong nam bo hinh 1

Hệ thống giao thông kết nối vùng ĐBSCL.

Tuy nhiên, vùng này phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế, với nhiều khó khăn vốn có lại thêm những thách thức mới. Trước hết là cơ sở hạ tầng vừa yếu lại thiếu, thiếu hạ tầng logistics phục vụ nông nghiệp. Cơ cấu kinh tế thuần nông chậm chuyển dịch. Lại phải đổi mặt với nhiều thách thức từ tác động của biến đổi khí hậu, và biến động thị trường khó lường với xu thế tiêu dùng xanh đòi hỏi tiêu chuẩn an toàn ngày càng cao.

Và đang thiếu sự liên kết giữa các tỉnh trong vùng, giữa vùng ĐBSCL với TP. Hồ Chí Minh, với các tỉnh Đông Nam Bộ. Giao thương với các nước trong khu vực ASEAN, đặc biệt là các nước thuộc Tiểu vùng sông Mê Công chưa được như mong muốn. Vì thế các nguồn lực chưa được khơi thông.

Ngày 12/6/2020 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 825/QĐ-TTg về việc thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng điều phối vùng ĐBSCL. Quyết định 825 đã được ban hành hơn hai năm rưỡi, tức là Hội đồng điều phối vùng ĐBSCL đã hoạt động từng đó thời gian. Nhưng theo tôi, Hội đồng chưa được như kỳ vọng.

Trong đó, thời hạn hoạt động của Hội đồng chỉ 5 năm, 2020-2025, ngắn hơn nhiều so với thời hạn quy hoạch vùng ĐBSCL và lệch pha với quy trình xây dựng cơ chế, chính sách có liên quan ở Việt Nam. Cơ chế, chính sách, danh mục dự án và các chương trình dự án đầu tư phải được đề xuất theo quy trình pháp lý phức tạp với nhiều công đoạn, thủ tục khác nhau qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác nhau từ thấp đến cao. Hội đồng vùng chưa can dự vào quy trình đó, nên chưa có vai trò, vị trí và tiếng nói trong việc ra quyết định.

ts nguyen dinh cung dang thieu su lien ket giua dbscl voi tphcm va cac tinh dong nam bo hinh 2

TS. Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương. Ảnh: CTV

Khi đề xuất của Hội đồng đến với Thủ tướng, thì các văn bản chính sách liên quan về cơ bản đã hoàn thành, và kiến nghị, đề xuất của Hội đồng sẽ không có tác động đáng kể đối với nội dung các văn bản đã được soạn thảo. Và khi xem xét quy định về phương thức phối hợp của Hội đồng, tôi thấy vấn đề nổi lên là Hội đồng chỉ là cơ quan tham gia ý kiến cho cơ quan chủ trì soạn thảo (như các cơ quan khác) chứ không phải là một tổ chức tham mưu, tư vấn cho Thủ tướng…

Để ĐBSCL vươn lên mạnh mẽ hơn, theo tôi cần có mô hình điều phối vùng tốt hơn, hiệu lực và hiệu quả hơn. Và thực hiện tốt, hiệu quả Quy hoạch ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng phê duyệt tháng 2/2022. 

Quy hoạch ĐBSCL là bản quy hoạch vùng đầu tiên được lập theo cách tiếp cận tích hợp đa ngành của Luật Quy hoạch và thể hiện tư duy mới và tầm nhìn mới. Theo đó, ĐBSCL sẽ phát triển theo hướng bền vững, tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu; Chuyển đổi mô hình phát triển từ phân tán, nhỏ lẻ sang tập trung.

ts nguyen dinh cung dang thieu su lien ket giua dbscl voi tphcm va cac tinh dong nam bo hinh 3

Kết cấu hạ tầng cho vùng đang được đầu tư nhưng còn chậm đưa vào khai thác. Ảnh minh họa

Theo quy hoạch sẽ tập trung phát triển kết cấu hạ tầng với vai trò bệ đỡ cho phát triển kinh tế - xã hội và thúc đẩy liên kết vùng. Trong đó sẽ có các tuyến kết nối với TP. Hồ Chí Minh và vùng Đông Nam Bộ thông qua 2 trục cao tốc đường bộ, tuyến đường thuỷ nội địa và tuyến đường sắt nối TP. Hồ Chí Minh với Cần Thơ và tuyến đường bộ ven biển miền Tây.

Kết cấu hạ tầng cho vùng đang được đầu tư, nhưng còn chậm đưa vào khai thác nên hạ tầng vẫn là điểm nghẽn làm cho vùng không có nguồn lực mới để phát triển. Vì vậy cần phải làm nhanh và hiệu quả như Thủ tướng đã nói: quyết tâm trong nhiệm kỳ này phải đổi hệ thống giao thông miền Tây. Thúc đẩy các dự án hạ tầng vừa để vùng phát triển mạnh mẽ hơn vừa thúc đẩy đầu tư công - động lực phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của vùng và của cả đất nước.

Hà Linh (Thực hiện)

Bình Luận

Tin khác

Châu Á đang đối mặt với tình trạng dân số già hóa “không lành mạnh”, 65 tuổi vẫn phải đi làm

Châu Á đang đối mặt với tình trạng dân số già hóa “không lành mạnh”, 65 tuổi vẫn phải đi làm

(CLO) Theo ADB, dân số châu Á đang già đi nhanh chóng. Vì vậy, các quốc gia châu Á cần chuẩn bị từ bây giờ nếu muốn giúp hàng trăm triệu người dân già đi một cách lành mạnh.

Kinh tế vĩ mô
Nhà đầu tư nước ngoài vẫn 'đổ tiền' vào thị trường bất động sản Việt Nam

Nhà đầu tư nước ngoài vẫn "đổ tiền" vào thị trường bất động sản Việt Nam

(CLO) Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 tổng vốn đầu tư FDI, với hơn 1,73 tỷ USD, chiếm gần 18,7% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 78,2% so với cùng kỳ. 

Kinh tế vĩ mô
Bộ Công Thương sẽ hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Bộ Công Thương sẽ hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

(CLO) Bộ Công Thương vừa có Quyết định số 1003 Ban hành Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2024.

Kinh tế vĩ mô
Không khuyến khích phát điện mặt trời mái nhà vào hệ thống điện quốc gia

Không khuyến khích phát điện mặt trời mái nhà vào hệ thống điện quốc gia

(CLO) Cục Điều tiết điện lực cho rằng, chỉ nên khuyến khích điện mặt trời mái nhà tự sản - tự tiêu, không nên khuyến khích (thậm chí nên hạn chế) phát loại điện này vào hệ thống.

Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ “ngược dòng chảy” với thế giới

Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ “ngược dòng chảy” với thế giới

(NB&CL) Trái ngược với sự bi quan đối với nền kinh tế toàn cầu, các tổ chức nghiên cứu quốc tế lại lạc quan về triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô