TS. Nguyễn Đình Cung: "Muốn thành công, Nghị quyết 02 phải sống"

Thứ năm, 27/01/2022 06:30 AM - 0 Trả lời

(CLO) TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết: Khi nghiên cứu về Nghị quyết 02, ông vừa có niềm vui nhưng cũng vẫn mang nỗi buồn.

Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 02, về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022.

Có thể thấy rằng, mục đích của Nghị quyết 02 chính là quyết tâm của Chính phủ, trong việc thu hút đầu tư ở cả trong và ngoài nước, nhằm thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng.

ts nguyen dinh cung muon thanh cong nghi quyet 02 phai song hinh 1

Nghị quyết 02 được kỳ vọng sẽ nâng tầm kinh tế Việt Nam.

Trong Nghị quyết, rất nhiều mục tiêu được đề ra dài hạn, như năm 2025, Việt Nam phấn đấu thuộc nhóm 50 nước đứng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh 4.0 theo bảng xếp hạng của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF).

Hoặc, Việt Nam sẽ thuộc nhóm 40 nước đứng đầu về phát triển bền vững theo tiêu chí của Liên Hợp quốc (UN) và về năng lực đổi mới sáng tạo theo bảng xếp hạng của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới; cũng như thuộc nhóm 60 nước đứng đầu về Chính phủ điện tử và về quyền tài sản theo các tiêu chí của Liên minh quyền tài sản. 

Bên cạnh đó, Nghị quyết 02 đặt mục tiêu Việt Nam sẽ tăng thêm ít nhất 4 bậc về hiệu quả logistics theo đánh giá của Ngân hàng thế giới và tăng ít nhất 3 bậc về an toàn, an ninh mạng; đồng thời, sẽ thuộc nhóm 50 nước đứng đầu về năng lực cạnh tranh du lịch…

Nhận định về Nghị quyết 02, TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết: Khi nghiên cứu về Nghị quyết này, ông vừa vui nhưng cũng vừa buồn.

TS. Nguyễn Đình Cung phân tích: Về ưu điểm, Nghị quyết 02 đã kế thừa và phát triển thêm những nội dung chính của Chủ trương Đại hội Đảng và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.

“Sự kế thừa này có nhiều quan điểm được mở rộng, được làm sâu thêm, đậm thêm. Đơn cử như nội dung cắt giảm đăng ký kinh doanh, trong Nghị quyết 02 đã đưa ra danh mục làm thu hẹp danh mục ngành nghề cũ. Đó là một trong những ưu điểm nổi trội của Nghị quyết này”, TS. Cung nói.

ts nguyen dinh cung muon thanh cong nghi quyet 02 phai song hinh 2

TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng CIEM cho biết: Khi nghiên cứu về Nghị quyết 02, ông vừa có niềm vui nhưng cũng vẫn mang nỗi buồn.

Bên cạnh đó, Nghị quyết 02 còn thay đổi nhiều nội dung khác rất tích cực, như nội dung quản lý, kiểm tra chuyên ngành đã không còn trồng chéo như trước. Nghị quyết cũng mở rộng thị trường, sửa đổi lại nhiều khoản thuế, phí,...

“Đích thân Thủ tướng đứng ra chủ trì cải cách thuế, hoặc yêu cầu các bộ ngành phải khẩn trương đưa ra một luật sửa nhiều luật, một nghị định sửa nhiều luật để cởi trói các điểm nghẽn về pháp luật, tạo ra năng lực cạnh tranh quốc gia. Theo quan điểm của tôi, với sự vào cuộc mạnh tay của Chính phủ, các điểm nghẽn về cơ chế, chính sách không đổi được nhiều, thì cũng phải thay đổi được ít”, TS. Nguyễn Đình Cung nói.

Tuy nhiên, bên cạnh các mặt tích cực, nguyên Viện trưởng CIEM rất lo lắng quá trình triển khai và thực hiện. Đơn cử như có một Hội thảo khởi động Nghị quyết 02, khi xin ý kiến để tổ chức mà cho tới nay vẫn chưa được. 

“Tôi rất mong có một hội thảo, hội nghị để các chuyên gia có thể phân tích các quy định mới trong Nghị quyết 02 này, nhưng tới nay vẫn chưa làm được”, ông Cung nói.

Bên cạnh đó, việc thực thi các chính sách mới luôn có độ trễ, nên ông Cung rất mong Chính phủ chỉ đạo sát sao.

“Nghị quyết 02 phải sống, phải có thực hiện, các vấn đề phát sinh phải được báo cáo liên tục, thì mới hiệu quả. Muốn sống thì phải làm liên tục, phải liên tục có sự kiện thông tin, phải liên tục hành động, những thiếu sót cũng phải được nghiên cứu. Nếu Nghị quyết không sống, rất khó tạo ra hiệu quả tốt nhất”, TS. Cung nói.

Định Trần

Bình Luận

Tin khác

Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ “ngược dòng chảy” với thế giới

Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ “ngược dòng chảy” với thế giới

(NB&CL) Trái ngược với sự bi quan đối với nền kinh tế toàn cầu, các tổ chức nghiên cứu quốc tế lại lạc quan về triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
ADB: Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu trong khu vực

ADB: Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu trong khu vực

(NB&CL) Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong quý I/2024, GDP Việt Nam ghi nhận mức tăng 5,66%, đây là mức tăng cao nhất trong quý I kể từ năm 2020 đến nay. Nhiều chỉ số tăng trưởng kinh tế như công nghiệp, dịch vụ, xuất nhập khẩu và thu hút vốn FDI đều ghi nhận sự tăng trưởng tích cực.

Kinh tế vĩ mô
TP.HCM - “đầu tàu kinh tế” sẽ trở lại nhưng cần… thời gian

TP.HCM - “đầu tàu kinh tế” sẽ trở lại nhưng cần… thời gian

(NB&CL) 10 năm qua, tốc độ phát triển của TP.HCM - nơi vẫn được xem là đầu tàu kinh tế của cả nước - đang chậm dần, thậm chí bị các con tàu là các địa phương khác gần tiệm cận. Song, các chuyên gia kỳ vọng sẽ không lâu để thành phố tái định vị vị thế dẫn đầu, khi các cơ chế mới đang dần tháo gỡ những nút thắt lớn.

Kinh tế vĩ mô
Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

(CLO) Giá lương thực, xăng dầu và giá dịch vụ y tế đã khiến CPI 4 tháng đầu năm 2024 tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,81%.

Kinh tế vĩ mô
Số lượng doanh nghiệp phá sản vẫn 'áp đảo', mỗi tháng có 21.600 công ty rút lui

Số lượng doanh nghiệp phá sản vẫn "áp đảo", mỗi tháng có 21.600 công ty rút lui

(CLO) Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 86.400 doanh nghiệp, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng có 21.600 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Kinh tế vĩ mô