Từ các vụ nhập khẩu, sử dụng thiết bị y tế cũ nát: Có hay không những "sân sau" của các "nhóm lợi ích"?

Chủ nhật, 17/05/2015 23:18 PM - 0 Trả lời

Những ngày qua, dư luận cả nước không khỏi hoang mang và bức xúc trước việc nhiều thiết bị y tế quá cũ kỹ được “phù phép” thành hàng mới để tuồn vào các bệnh viện. Các “nhóm lợi ích”đã thâu tóm toàn bộ nguồn thiết bị và tạo ra một “đường dây” hợp thức hóa, chia chác lợi ích lẫn nhau. Trong khi các đối tượng móc ngoặc nhau để trục lợi thì hàng triệu bệnh nhân cả nước phải gánh chịu hậu quả do "tội ác" này gây ra...

(Congluan,vn) -  Những ngày qua, dư luận cả nước không khỏi hoang mang và bức xúc trước việc nhiều thiết bị y tế quá cũ kỹ được “phù phép” thành hàng mới để tuồn vào các bệnh viện. Các “nhóm lợi ích”đã thâu tóm toàn bộ nguồn thiết bị và tạo ra một “đường dây” hợp thức hóa, chia chác lợi ích lẫn nhau. Trong khi các đối tượng móc ngoặc nhau để trục lợi thì hàng triệu bệnh nhân cả nước phải gánh chịu hậu quả do "tội ác" này gây ra...
Núp bóng “cho mượn” máy, hàng loạt thiết bị y tế cũ nát có mặt tại nhiều bệnh viện
Vụ việc “động trời” này bắt đầu bị phanh phui khi báo chí phát hiện tại Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Thường Tín (Hà Nội) sử dụng máy xét nghiệm sinh hóa gắn mác Đức nhưng một số bộ phận bên trong lại có nguồn gốc từ Trung Quốc. Cùng ngày, Bộ Y tế đã nhận được phản ánh về vụ việc trên và có công văn khẩn gửi Sở Y tế Hà Nội, yêu cầu thành lập đoàn thanh tra để điều tra báo cáo Bộ. Ngày 10/8/2014, Cơ quan CSĐT, Bộ Công an cho biết, đã khởi tố bị can, bắt tạm giam “ông trùm” Phạm Hồng Anh, Giám đốc Cty TNHH Thương mại và Kinh doanh thiết bị y tế A.N.N.A về hành vi buôn lậu thiết bị y tế; đồng thời làm rõ các đồng phạm liên quan.
Về vụ việc tại BVĐK Thường Tín, Chánh Thanh tra Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Việt Cường cho biết, cơ quan này vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với bệnh viện với mức tiền 30 triệu đồng. Lý do Sở Y tế Hà Nội phạt là do đơn vị này đã "mượn” máy xét nghiệm sinh hóa tự động (nhãn hiệu Hitachi 717, series 6312-19) của Cty TNHH Phú Cường An (đơn vị chuyên nhập khẩu các máy xét nghiệm sinh hóa), đặt tại Khoa Xét nghiệm để sử dụng. Điều đáng nói là máy xét nghiệm sinh hóa tự động Hitachi mà BVĐK Thường Tín "mượn” đã cũ nát và quá date tới... gần 20 năm.
[caption id="attachment_15075" align="aligncenter" width="450"]Người dân cần máy xét nghiệm tốt chứ không phải là máy cũ nát. (Ảnh: Hoàng Long)   Người dân cần máy xét nghiệm tốt chứ không phải là máy cũ nát. (Ảnh: Hoàng Long)[/caption]
Rõ ràng, với việc sử dụng máy sinh hóa đã quá cũ nát này sẽ dẫn đến việc chẩn đoán bệnh không chính xác, gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Vì vậy mà Sở Y tế Hà Nội cũng đã tịch thu và tiêu hủy chiếc máy xét nghiệm sinh hóa tự động Hitachi mà BVĐK khoa Thường Tín "mượn” của "đối tác”, vì đây là loại thiết bị không rõ nguồn gốc, dòng thiết bị quá cũ và bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam.
Nghiêm trọng hơn, không chỉ BVĐK Thường Tín "mượn” thiết bị y tế cũ nát, mà tiến hành điều tra, chúng tôi được biết, có rất nhiều bệnh viện tuyến huyện tại các tỉnh đã dùng chiêu thức này để cấu kết với các Cty chuyên kinh doanh thiết bị y tế tuồn hóa chất vào bán lấy tiền ăn chia lợi nhuận. Cơ quan chức năng xác định, từ tháng 7-2013 BVĐK Thường Tín đã chuyển tiền mua hóa chất cho Cty TNHH Phú Cường An lên tới 1,2 tỷ đồng. Không chỉ có Cty TNHH Phú Cường An cho BVĐK Thường Tín và một số bệnh viện tuyến huyện khác tại các tỉnh "mượn” máy xét nghiệm rồi tuồn hóa chất vào, mà có khá nhiều doanh nghiệp cũng đang thực hiện việc gian dối này. Đơn cử như BVĐK Thạch Thành (Thanh Hóa) cũng đã bị cơ quan chức năng phát hiện "mượn và” sử dụng thiết bị y tế cũ nát, quá date tới hơn một thập kỷ.
[caption id="attachment_15076" align="aligncenter" width="665"]Thiết bị y tế kém chất lượng là nguyên nhân khiến nhiều bệnh nhân tử vong Thiết bị y tế kém chất lượng là nguyên nhân khiến nhiều bệnh nhân tử vong[/caption]
Trước đó, lực lượng hải quan cả nước liên tục phát hiện nhiều lô hàng thiết bị y tế phế thải nằm trong danh mục cấm nhập khẩu đã được "phù phép” thành hàng"đập hộp”tuồn vào trong nước cung cấp cho các cơ sở khám chữa bệnh. Cụ thể, một lô hàng thiết bị y tế quá date bị lực lượng hải quan bắt giữ là của Cty TNHH Kỹ thuật thiết bị y tế Bảo Trân. Số hàng này được Cty Bảo Trân dán mác là hàng nhập khẩu mới 100%, gồm: Máy soi dạ dày, máy scan Xquang có xuất xứ từ Nhật Bản, Trung Quốc, Mexico đã bị thải loại, thuộc diện cấm nhập khẩu vào Việt Nam, thậm chí có loại máy móc bị dừng sản xuất từ những năm 1997. Tiếp đó, lô thiết bị y tế quá date do Cty A.N.N.A Việt Nam nhập khẩu cũng đã bị hải quan bắt giữ. Mới đây, lực lượng hải quan lại phát hiện lô hàng của Cty TNHH Việt Nam DBB là máy xét nghiệm sinh hóa tự động đã qua sử dụng...
Trên thực tế, những Cty này đã nhập khẩu nhiều thương vụ nhưng không bị phát hiện. Lần theo đường đi của những thiết bị y tế cũ nát đã nhập lậu vào Việt Nam, có thể thấy chúng đang nằm "an toàn” trong nhiều bệnh viện tuyến huyện, núp dưới hình thức cho mượn máy. Như vậy là điều lo lắng của dư luận về nguy cơ kết quả xét nghiệm không chính xác do hệ thống máy móc không đảm bảo đã trở thành hiện thực khi mà cơ quan chức năng đã "sờ gáy” được khá nhiều đơn vị y tế sử dụng các thiết bị y tế quá cũ nát này. Chính bởi tính chất nghiêm trọng của vụ việc mà Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã yêu cầu Bộ Y tế báo cáo Thủ tướng Chính phủ về sự việc nêu trên.
Cần làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan
Theo hồ sơ xác minh của CQĐT, từ năm 2007 đến năm 2012, Cty A.N.N.A nhập khẩu 46 máy phân tích sinh hóa Hitachi model 704, 717, 904, 911, 917 vào Việt Nam qua Chi cục Hải quan Gia Lâm và Nội Bài, trong đó có tới 38 máy được nhập từ Cty Fameco của Pháp. Điều đáng nói, vào tháng 4/2013, Cty A.N.N.A có đơn gửi Vụ Trang thiết bị và công trình y tế (Bộ Y tế) xin nhập khẩu các thiết bị y tế, trong đó có máy phân tích sinh hóa Hitachi model 904, 9119, 917 xuất xứ từ Mỹ, Nhật, Pháp, sản xuất năm 2012, 2013 và là hàng mới 100%. Sau đó Cty này được Vụ Trang thiết bị và công trình y tế cấp giấy phép để nhập máy như đề nghị.
Theo lời khai của các đối tượng buôn lậu, máy mới thật trị giá gần 1 tỷ đồng nhưng máy tút lại vừa bị bắt giữ thì trị giá chỉ hơn 100 triệu đồng. Nếu số máy này chui được vào các cơ sở y tế công thì phải qua đấu thầu với “vỏ bọc” là máy mới 100%, lúc đó thiệt hại Nhà nước phải gánh chịu. Còn khi được đưa vào sử dụng thì chính những người bệnh lại phải trả tiếp những khoản phí cho chiếc máy trị giá tiền tỷ trong khi thực tế nó là máy cũ nát.
Như vậy, có thể thấy, còn rất nhiều kẽ hở mà các đối tượng buôn lậu có thể lợi dụng để trục lợi khi những cơ quan quản lý nhà nước vì lý do nào đó, vô tình hoặc cố ý buông lỏng quản lý. Dư luận đang đặt ra câu hỏi: Ai sẽ phải chịu trách nhiệm trước việc các thiết bị này tràn lan trong các cơ sở khám chữa bệnh? Và với vai trò quản lý nhà nước, Vụ Trang thiết bị công trình y tế (Bộ Y tế) có trách nhiệm như thế nào khi mà hàng loạt thiết bị y tế quá date tràn lan trong các cơ sở khám chữa bệnh?
Tìm hiểu sâu hơn, có thể thấy, những chiếc máy xét nghiệm sinh hóa cũ nát bị lực lượng hải quan thu giữ đều gắn mác sản xuất của Hãng Diamon (Mỹ) "mới 100%", đồng thời những lô hàng này đều được Bộ Y tế cấp phép nhập khẩu về Việt Nam. Điều đáng nói là sau hàng loạt lình xình về thiết bị y tế quá date, Bộ Y tế lại tiếp tục cấp phép cho Cty TNHH y tế Mindray Việt Nam nhập khẩu máy theo dõi bệnh nhân và phụ kiện, trong khi Hội đồng khoa học chưa họp, chưa duyệt. Không chỉ riêng Mindray Việt Nam, mà có khá nhiều doanh nghiệp được cấp phép nhập khẩu thiết bị y tế khi Hội đồng khoa học chưa họp bàn. Điều này cũng dễ hiểu khi mà Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị công trình y tế Nguyễn Minh Tuấn còn lập ra Cty CP Đầu tư Hoàng Nguyên và một số doanh nghiệp "sân sau” do con trai, em trai và em vợ ông này đứng tên chuyên kinh doanh thiết bị y tế. Dư luận cho rằng để diệt tận gốc “vòi bạch tuộc”trong vụ việc này, cần phải làm rõ trách nhiệm của Vụ Trang thiết bị y tế mà trực tiếp là cá nhân ông Tuấn. Liệu có hay không sự “chống lưng” của một thế lực nào đó đối với vụ việc tiêu cực nêu trên? Dư luận đang chờ mong vào sự nghiêm minh của pháp luật, làm rõ và xử lý triệt để các tổ chức, cá nhân liên quan.
  • Nhóm PV Pháp Luật 

Tin khác

Tiên Lãng (Hải Phòng): Bất cập trong việc quản lý và sử dụng SVĐ huyện sau 16 năm 'xã hội hóa'?

Tiên Lãng (Hải Phòng): Bất cập trong việc quản lý và sử dụng SVĐ huyện sau 16 năm 'xã hội hóa'?

(CLO) Ngày 31/7/2008, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Tiên Lãng, Thành phố Hải phòng đã ban hành Quyết định số 1214/QĐ-UBND về việc cho thuê các ki ốt khán đài sân vận động huyện... Tuy nhiên, sau 16 năm thực hiện chính sách “xã hội hóa”, vẫn còn một số bất cập cần được làm rõ và khắc phục.

Điều tra
Kon Tum: Vì sao doanh thu của Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai 'nhảy múa' theo từng gói thầu?

Kon Tum: Vì sao doanh thu của Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai 'nhảy múa' theo từng gói thầu?

(CLO) Ở mỗi gói thầu tham dự khác nhau, Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai lại thể hiện một hồ sơ năng lực với doanh thu khác nhau?

Điều tra
Thu hồi quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh

Thu hồi quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh

(CLO) Ngay sau phản ánh của báo Nhà báo & Công luận, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 đã ban hành quyết định thu hồi Quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp, phụ cấp hàng tháng đối với ông Nguyễn Văn Nam.

Điều tra
Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

(CLO) Thời gian gần đây, ông Nguyễn Minh An - Giám đốc BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội đã ký hàng loạt gói thầu có tổng trị giá lên đến hàng trăm tỉ đồng.

Điều tra
Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh 'bóng cười'?

Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh "bóng cười"?

(CLO) Mặc dù từng bị xử phạt do kinh doanh quá giờ quy định, thế nhưng quán bar Aplus có địa chỉ tại số 78 Yên Phụ, phường Nguyễn Trung Trực (quận Ba Đình, Hà Nội) không những không tuân thủ theo các quy định của pháp luật mà còn tiếp tục tái diễn, ngang nhiên kinh doanh “bóng cười”….

Điều tra