Từ COVID-19 trở lại “cúm Tây Ban Nha” 102 năm trước

Thứ năm, 27/02/2020 10:31 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Thế giới đang hoảng hốt với COVID-19 bởi tốc độ lây lan khủng khiếp của nó, đang đe dọa toàn cầu, nhưng cách đây 102 năm, đã có trận đại dịch cúm có tốc độ lây lan khủng khiếp hơn nhiều mang tên “bệnh cúm Tây Ban Nha”.

Đại dịch bùng phát năm 1918 này đã giết chết khoảng 50 triệu người và trở thành một trong những đại dịch nguy hiểm nhất trong lịch sử được ghi nhận.

Trong 18 tháng, một phần ba dân số thế giới bị nhiễm bệnh

Tính đến sáng 26/2, tổng số ca nhiễm COVID-19 trên thế giới đã lên tới 80.967 trường hợp, có 2.763 ca tử vong và 29.998 người hồi phục. Như vậy chỉ trong vòng chưa đầy 2 tháng, “tốc độ tăng trưởng” của SARS-CoV-2 đã khiến người dân toàn cầu bàng hoàng. Tuy nhiên, cách đây 102 năm, cũng đã xuất hiện một siêu virus có tốc độ công phá khủng khiếp không kém cạnh gì SARS-CoV-2, đó là loại virus giờ đây vẫn được gọi với cái tên rất mộc mạc là “cúm Tây Ban Nha” hay đơn giản hơn là “cúm 1918”. Một điều khá thú vị là cho dù tên gọi của trận cúm là “cúm Tây Ban Nha” nhưng trên thực tế, sử sách lại cho rằng không phải vì nó bắt nguồn từ Tây Ban Nha. Các nước lớn tham chiến trong thế chiến thứ nhất như Đức, Áo, Pháp, Anh và Mỹ được cho là che giấu tin tức về cuộc chiến. Chính vì “nguồn gốc mập mờ” này mà cho đến nay vẫn còn rất nhiều tranh cãi về nguồn gốc của đại dịch cúm năm 1918. Có 3 phương án được đưa ra là Đông Á, châu Âu, hoặc Kansas (Mỹ).

Trang trại lính di động ở Fort Riley Kansas.

Trang trại lính di động ở Fort Riley Kansas.

Đại dịch được cho là bắt đầu vào đầu tháng 3/1918, một người lính Mỹ bị sốt đã được báo cáo. Chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn sau đó, hơn một trăm binh sĩ khác gặp phải tình trạng tương tự và chỉ một tháng sau đó, quân đội được xem là đối tượng làm căn bệnh lây lan khi nhiều lính Mỹ đã đến châu Âu và mang theo virus. Đại dịch chính thức bắt đầu. Hầu hết người mắc bệnh đều có các triệu chứng: sốt và khó thở. Xuất huyết làm đầy phổi và gây nôn mửa, chảy máu cam, nạn nhân bị chết ngộp trong chất lỏng tích tụ trong chính của cơ thể họ. Cái chết của cúm Tây Ban Nha đặc trưng bởi những mảng tím tái trên cơ thể, một minh chứng cho việc phổi đã ngập nước và không còn hấp thụ đủ oxy nữa. Không giống như rất nhiều chủng cúm trước đó, cúm Tây Ban Nha tấn công không chỉ những người già hay trẻ nhỏ mà cả những người trưởng thành khỏe mạnh trong độ tuổi từ 20 đến 40. Báo chí thời đó nói nhiều tới một trường hợp nhiễm “cúm Tây Ban Nha” điển hình, đó là ca bệnh của Thủ tướng Anh Lloyd George. Sau một buổi mít tinh tại Manchester, vị Thủ tướng Anh thấy đau họng, ông sốt và nằm liệt. Suốt 10 ngày sau, George yếu đến mức không thể đi lại và phải đeo ống thở. Vì bí mật thông tin, báo chí và công chúng Anh không thể biết căn bệnh của Thủ tướng là gì. Chỉ những người thân cận nhất với George biết rằng ông ốm rất nặng và sự ốm đấy là do “cúm Tây Ban Nha”.

Bệnh nhân cúm tại Bệnh viện quân đội Walter Reed.

Bệnh nhân cúm tại Bệnh viện quân đội Walter Reed.

Tốc độ lan hơn tên lửa và kết thúc bất ngờ

Đến tháng 9/1918, “cúm Tây Ban Nha” bước vào giai đoạn nguy hiểm nhất. Lại nói về tốc độ lây lan, theo nhiều số liệu (được cho là khác nhau do điều kiện lịch sử không được ghi lại một cách chính xác nhất), “cúm 1918” lây lan cực nhanh, giết chết 25 triệu người chỉ trong 6 tháng đầu tiên. Theo ước tính, cúm Tây Ban Nha đã lây nhiễm 1/3 dân số thế giới, chỉ trong 3 đợt bùng phát mạnh giữa năm 1918 và 1919. Nó giết chết 250.000 người ở Anh, 676.000 người ở Mỹ, 400.000 người ở Nhật Bản, 1,85 triệu người Ấn Độ, tương đương 6% dân số và 138.000 người Ai Cập, tương đương 10% dân số. Iran có tỷ lệ tử vong đặc biệt cao, với khoảng từ 902.400 đến 2.431.000 người chết. Tahiti, Samoa, Úc và New Zealand, số người chết cũng rất lớn. Ở Tahiti, 13% dân số đã chết chỉ sau một tháng. Ở Samoa, 38.000 người chết, chiếm 22% toàn bộ dân số. Tại Úc, 12.000 người đã chết, trong khi ở New Zealand, cúm đã giết chết 6.400 người châu Âu và 2.500 người Maori bản địa chỉ trong sáu tuần. Tổng cộng, chỉ trong 18 tháng, ít nhất một phần ba dân số thế giới bị nhiễm bệnh. Đại dịch năm 1918 đã giết chết nhiều người hơn cả hai cuộc chiến tranh thế giới cộng lại (con số cụ thể đôi khi được ghi nhận rất khác nhau, nơi cho là 20 triệu, nơi cho 100 triệu nhưng phần đa ghi nhận ở con số 50 triệu người thiệt mạng).

Các y tá tình nguyện trong đại dịch.

Các y tá tình nguyện trong đại dịch.

Theo một số ước tính, chỉ trong vòng 13 tuần từ tháng 9 đến tháng 12/1918 là thời kỳ khốc liệt nhất, lấy đi nhiều mạng sống nhất của dịch bệnh. Có bài báo đã viết rằng lượng người chết quá nhiều khiến xã hội đình trệ. Hệ thống y tế quá tải. Không còn chỗ tổ chức tang lễ, người ta phải đào những hố chôn tập thể. Tại Mỹ, nhiều công ty phải đóng cửa do người lao động bị ốm. Các dịch vụ cơ bản như chuyển phát thư và thu gom rác cũng không hoạt động. Một số trang trại bỏ mùa màng chín rũ vì chẳng còn người thu hoạch. Chính quyền Chicago đóng cửa các rạp chiếu phim và trường học, và cấm các cuộc tụ họp công cộng. Tội phạm ở Chicago giảm 43%. Philadelphia, nơi ghi nhận 289 người chết trong một ngày, bị buộc phải lưu trữ xác chết trong các cơ sở bảo quản lạnh, và một nhà sản xuất xe đẩy đã tình nguyện tặng các thùng đóng gói hàng hóa để sử dụng làm quan tài cho những người chết.

Thời điểm đó, một phần do hoàn cảnh chiến tranh vừa kết thúc, mọi sự còn bộn bề, một phần do điều kiện y tế, mà thuốc kháng sinh và vắc-xin còn chưa ra đời, vật chất thiếu thốn lúc bấy giờ, sự hoành hành của dịch bệnh đã khiến người dân lúc ấy đã nghĩ đến thảm cảnh ngày tận thế.

Những cậu bé này được đeo túi long não trên cổ để phòng tránh cúm Tây Ban Nha.

Những cậu bé này được đeo túi long não trên cổ để phòng tránh cúm Tây Ban Nha.

Nhưng ngay cả đến những nhà tiên tri đại tài thời điểm đó cũng không thể ngờ tới một kết cục hết sức bất ngờ của đại dịch này. Ngày tận thế của nhân loại đã không đến. Cuối năm 1919, đại dịch cúm Tây Ban Nha đột ngột chấm dứt, trong sự bàng hoàng, ngỡ ngàng của các nhà khoa học khi bản thân họ chưa tìm ra cách khống chế virus.

Mãi rất nhiều năm sau đó, sau rất nhiều những nghiên cứu miệt mài, nhà virus học Taubenberger đã chứng minh được rằng “cúm Tây Ban Nha” thực chất là một nhóm nhỏ (subtype) của virus H1N1, lây nhiễm trên gia cầm. Virus được cho là có nguồn gốc từ chim, lợn hoặc cả hai.

Hà Nguyễn (Tổng hợp)

Tags:

Tin khác

Ông Biden sắp tranh luận trực tiếp với ông Trump

Ông Biden sắp tranh luận trực tiếp với ông Trump

(CLO) Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm thứ Sáu (26/4) cho biết ông sẽ tham gia tranh luận với ông Donald Trump, đối thủ Đảng Cộng hòa của ông trong cuộc bầu cử vào tháng 11.

Thế giới 24h
Nắng nóng và hạn hán diễn ra trên khắp Nam Á và Đông Nam Á

Nắng nóng và hạn hán diễn ra trên khắp Nam Á và Đông Nam Á

(CLO) Hàng triệu người khắp Nam Á và Đông Nam Á tiếp tục phải chịu cái nóng gay gắt trong những ngày cuối tuần này.

Thế giới 24h
Triều Tiên nói Mỹ chính trị hóa vấn đề nhân quyền

Triều Tiên nói Mỹ chính trị hóa vấn đề nhân quyền

(CLO) Triều Tiên hôm thứ Bảy (27/4) cáo buộc Mỹ chính trị hóa nhân quyền ở quốc gia Đông Á này, tố cáo cái mà họ gọi là âm mưu và khiêu khích chính trị.

Thế giới 24h
New York trả lại 30 cổ vật bị đánh cắp cho Campuchia và Indonesia

New York trả lại 30 cổ vật bị đánh cắp cho Campuchia và Indonesia

(CLO) Các công tố viên New York hôm thứ Sáu (26/4) cho biết họ đã trả lại cho Campuchia và Indonesia 30 cổ vật bị cướp, bán hoặc chuyển nhượng trái phép bởi các mạng lưới ở Mỹ.

Thế giới 24h
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Mỹ, nói hai nước nên là 'đối tác'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Mỹ, nói hai nước nên là 'đối tác'

(CLO) Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm thứ Sáu (26/4) nói với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken rằng hai nền kinh tế lớn nhất thế giới nên là "đối tác chứ không phải đối thủ", nhưng có "một số vấn đề" cần giải quyết trong mối quan hệ của giữa hai nước.

Thế giới 24h