Từ vụ ngộ độc do nấm ở Sơn La, Bộ Y tế khuyến cáo tuyệt đối không ăn nấm lạ

Thứ ba, 12/06/2018 10:37 AM - 0 Trả lời

(CLO) Ngay khi 9 người trong một gia đình tại xã Thuận Châu (Sơn La) ăn nấm lạ có biểu hiện ngộ độc, đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La, Bộ Y tế khuyến cáo người dân tuyệt đối không ăn nấm lạ, nấm hoang dại, kể cả nấm màu trắng.

Báo Công luận
Các bệnh nhân được điều trị tại bệnh viện. Ảnh: TL 

Đặc biệt, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế khuyến cáo, thời gian này đang là mùa mưa, độ ẩm cao, thuận lợi cho các loại nấm sinh trưởng, phát triển. Đây cũng là thời điểm thường xảy ra các vụ ngộ độc do nấm.

Do vậy, để hạn chế những vụ ngộ độc đáng tiếc, người dân cần có kiến thức nhận diện các loại nấm. Thông thường các loại nấm độc bao giờ trông cũng nhiều màu sắc hơn, có đốm nổi lên, trên mũ nấm có những hạt nổi hay vằn màu đỏ hay màu tạp, có rãnh, vết nứt, có vòng quanh thân…, khi ngắt sẽ có nhựa chảy ra. 

Nấm độc khi hái thường có mùi cay, mùi hắc hoặc mùi đắng xộc lên. Nấm ăn được thường thơm hoặc không mùi. Trong đó, nấm có đủ các phần của thể quả (mũ, phiến nấm, cuống, vòng cuống và bao gốc), đặc biệt nấm có đầy đủ vòng cuống, bao gốc, thì thường là nấm độc. Không hái nấm non chưa xòe mũ vì chưa bộc lộ hết đặc điểm cấu tạo nên khó nhận dạng nấm độc. 

Báo Công luận
 Người dân tuyệt đối không ăn nấm lạ, nấm hoang dại, kể cả nấm màu trắng. Ảnh: TL

Ước tính trên thế giới hiện nay có trên 10.000 loài nấm đã được xác định danh tính, trong đó có hàng trăm loại nấm độc. Những loại nấm có đủ mũ, phiến, cuống, vòng và bao gốc hầu hết là nấm độc.

Nấm tươi loại ăn được mới hái nên nấu ngay, nếu để ôi hay dập nát nấm có thể hình thành độc tố gây ngộ độc. Không ăn nấm đã bị thối rữa, ôi thiu.

Đồng thời, tuyệt đối không ăn nấm lạ, nấm hoang dại, kể cả nấm màu trắng; không ăn thử khi chưa xác định được là nấm an toàn hay nấm độc.

Trong trường hợp bị ngộ độc nấm, cần phải gây nôn cho bệnh nhân, rồi chuyển đi cấp cứu ở trung tâm y tế gần nhất để chữa trị kịp thời: Rửa dạ dày, ruột và cho uống than hoạt tính sớm.

Đưa cả những người cùng ăn nấm dù chưa có biểu hiện triệu chứng đến cơ sở y tế. Mang mẫu nấm còn lại hoặc thức ăn chế biến từ nấm còn lại mang tới cơ sở y tế để sơ bộ xác định loài nấm.

Ngày 5-6, anh Hạng Seo Lưu đến nhà chị Vừ Thị Ly chơi và hái nhiều cây nấm lạ màu trắng mọc sau nhà để nấu canh. Hai giờ sau khi ăn canh, 9 người trong gia đình đều có biểu hiện ngộ độc, được đưa xuống Bệnh viện Đa khoa huyện Thuận Châu để điều trị.

Theo đại diện Chi cục An toàn thực phẩm Sơn La, 7 người bị ngộ độc nặng sau đó được chuyển đến bệnh viện đa khoa tỉnh, trong đó một bé gái một tháng tuổi. Các bệnh nhân được rửa dạ dày, truyền giải độc, truyền dịch, hiện đã qua cơn nguy kịch.


Minh Châu

Tin khác

Bộ Y tế yêu cầu tập trung cứu chữa người bị nạn trong vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai

Bộ Y tế yêu cầu tập trung cứu chữa người bị nạn trong vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai

(CLO) Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện khu vực phía Nam phối hợp chặt chẽ trong việc chuyển tuyến, hội chẩn chuyên môn, khám chữa bệnh từ xa qua telehealth... để cứu chữa người bị nạn trong vụ nổ lò hơi xảy ra tại Đồng Nai.

Sức khỏe
Hà Tĩnh: Nắng nóng vượt ngưỡng 41 độ C, 2 người đàn ông tử vong do sốc nhiệt

Hà Tĩnh: Nắng nóng vượt ngưỡng 41 độ C, 2 người đàn ông tử vong do sốc nhiệt

(CLO) Dưới thời tiết nắng nóng gay gắt vượt ngưỡng 41 độ C, hai cụ ông ở Hà Tĩnh đã tử vong do sốc nhiệt.

Sức khỏe
Vì sao bệnh ho gà ở Hà Nội chiếm gần 50% số ca bệnh cả nước?

Vì sao bệnh ho gà ở Hà Nội chiếm gần 50% số ca bệnh cả nước?

(CLO) Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 127 ca mắc ho gà, tăng 7,9 lần so với cùng kỳ năm 2023, đáng chú ý, tại Hà Nội có 60 ca.

Sức khỏe
Hóc dị vật cuống trái xoài khiến một trẻ nguy kịch

Hóc dị vật cuống trái xoài khiến một trẻ nguy kịch

(CLO) Dị vật cuống trái xoài đã được các bác sĩ lấy ra khỏi đường thở của bé trai 8 tháng tuổi, hiện tình trạng sức khỏe bé tạm ổn, đang điều trị và theo dõi thêm.

Sức khỏe
Bắc Ninh ghi nhận 4 ca mắc ho gà

Bắc Ninh ghi nhận 4 ca mắc ho gà

(CLO) Các ca mắc ho gà trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đều xuất hiện ở trẻ dưới 2 tháng tuổi, độ tuổi chưa đến lịch được tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà.

Sức khỏe