TP. HCM

"Tuần vàng" giãn cách còn lại - không để mọi nỗ lực thành công cốc

Thứ bảy, 17/07/2021 17:57 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về phòng chống Covid-19 được TP. HCM áp dụng từ ngày 9/7 đã đi qua một nửa chặn đường. Thời gian còn lại đúng 1 tuần, với 7 ngày quyết định.

TP. HCM vắng lặng trong những ngày giãn cách. Ảnh: Thái Sơn

TP. HCM vắng lặng trong những ngày giãn cách. Ảnh: Thái Sơn

Lây nhiễm chéo tăng

Số liệu Báo cáo tại hội nghị tổng kết một "tuần vàng" (từ ngày 9-16/7) về áp dụng giãn cách xã hội trên toàn TP. HCM theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng cho biết, số ca nhiễm và tử vong liên quan đến dịch bệnh Covid-19 không hề giảm mà có xu hướng tăng.

Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP. HCM cho biết, dù số ca nhiễm mỗi ngày tăng cao, nhưng chủ yếu là nằm trong khu cách ly, còn số số ca nhiễm trong cộng đồng có xu hướng giảm.

Theo Chủ tịch Phong, đây là tín hiệu lạc quan, tuy nhiên cũng không vì thế mà chủ quan.

Hiện nay, Chính quyền TP tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị 16; thực hiện các giải pháp khoanh vùng, dập dịch, xét nghiệm, cách ly mới có thể tận dụng "tuần vàng" tiếp theo để kiểm soát dịch.

Tầm soát là phương pháp cần thiết để phát hiện và ngăn ngừa lây nhiễm dịch bệnh. Ảnh: Thái Sơn

Tầm soát là phương pháp cần thiết để phát hiện và ngăn ngừa lây nhiễm dịch bệnh. Ảnh: Thái Sơn

Bác sĩ Trương Hữu Khanh thông tin, hiện công tác chống dịch của TP đã đồng bộ, nhịp nhàng hơn so với giai đoạn đầu giữa các tuyến từ TP xuống cơ sở; trong các khâu cách ly, truy vết, lấy mẫu xét nghiệm...  

Theo bác sĩ Khanh, để kiểm soát dịch trong những ngày giãn cách còn lại, thì TP tiếp tục truy vết bằng được F0 và phải làm sao số F0 này đảm bảo an toàn, hạn chế tử vong.

Về vấn đề F0 được phát hiện chưa rõ nguồn lây ngoài cộng đồng, theo bác sĩ Khanh là "không đáng lo", bởi khi áp dụng Chỉ thị 16 nếu chấp hành nghiêm, tất cả các F0 đều "đứng yên".

Điều lo lắng nhất đối với các chuyên gia là tình trạng lây nhiễm chéo trong các khu cách ly, phong toả tăng cao. Theo bác sĩ Khanh, nếu để dịch bệnh tấn công khu phong tỏa, đồng nghĩa việc không có đủ nguồn lực điều trị, đặc biệt là với bệnh nhân nặng.

Một kịch bản hết sức khó khăn 

Ông Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Trưởng Bộ phận đặc biệt của Bộ Y tế hỗ trợ công tác phòng chống dịch COVID-19 tại TP. HCM cho biết, số lượng ca nhiễm Covid-19 trong thời gian qua, có xu hướng tăng, thậm chí tăng nhanh.

"Chỉ tính riêng trong 24 giờ ngày 15/7, TP. HCM đã ghi nhận hơn 3.000 ca nhiễm COVID-19", Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nói.

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, TP. HCM đang xây dựng kịch bản 100.000 giường

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, TP. HCM đang xây dựng kịch bản 100.000 giường

Theo ông Sơn, trong vài ngày tới, tình hình dịch tại TP. HCM có thể sẽ đi ngang hoặc đi lên một thời gian nữa, sau đó sẽ giảm xuống.

Hiện nay, TP. HCM đã sàng lọc các trường hợp F0 tại những vùng có nguy cơ rất cao. Tuy nhiên, theo ông Sơn vẫn cần phải sàng lọc thêm lần nữa để phát hiện trường hợp F0 càng nhanh càng tốt.

Ông Nguyễn Trường Sơn cũng cho biết, nếu tính đến phương án điều trị 30.000 bệnh nhân thì chính quyền TP. HCM vẫn có thể đáp ứng được, với điều kiện có sự hỗ trợ về nhân lực, trang thiết bị vật tư của Trung ương.

Bên cạnh, Bộ Y tế cũng có phương án hướng dẫn điều trị F0 và cách ly F1 tại nhà để giảm tải cho các bệnh viện. 

"Hiện nay, Thành phố cũng đã chủ động xây dựng kịch bản điều trị cho khoảng 100.000 bệnh nhân. Đây là kịch bản hết sức khó khăn", Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết.

Tiếp tục giãn cách

Về việc thành phố có tiếp tục thực hiện giãn cách theo chỉ thị 16 trong thời gian hết "tuần vàng" tiếp theo hay không, bác sĩ Trương Hữu Khanh ý kiến, "Khi chưa có dữ liệu chắc chắn kiểm soát được dịch, theo tôi, cần phải tính toán phương án kéo dài thêm giãn cách, bởi nếu thả ra dịch bùng phát lại, mọi nỗ lực coi như công cốc".

Vấn đề này, TS.BS Lê Quốc Hùng - trưởng khoa bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy - cho rằng cần phải có số liệu thống kê về tổng số lượng ca phát hiện/tổng số người được xét nghiệm mới có thể đánh giá đúng tình hình dịch bệnh của TP. HCM sắp tới.

Ông Phan Văn Mãi, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP. HCM

Ông Phan Văn Mãi, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP. HCM

"Khi đỉnh dịch bắt đầu giảm dần, chúng tôi cũng sẽ đề xuất Thành phố không nên dừng đột ngột Chỉ thị 16 mà phải giảm từng bước, để đưa về trạng thái bình thường mới", Thứ trưởng Sơn cho biết.

Ghi nhận ý kiến các chuyên gia, ông Phan Văn Mãi, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP. HCM cho hay, TP đang thực hiện quyết liệt và đồng bộ chỉ thị 16 với mong muốn đạt được hiệu quả cao nhất trong phòng chống dịch. TP cũng đã đưa ra 3 kịch bản sau thời gian giãn cách.

Kịch bản 1: TP kiểm soát được dịch, sẽ xem xét lại việc thực hiện chỉ thị 16 theo hướng tiếp tục áp dụng hoặc nới lỏng áp dụng chỉ thị 15 hay chỉ thị 19.

Kịch bản 2: TP chưa kiểm soát được, dịch vẫn gia tăng, sẽ tiếp tục chỉ thị 16 một thời gian và có thể thực hiện chỉ thị 16+ ở một số địa bàn.

Kịch bản 3: Dịch gia tăng, mất kiểm soát, TP phải tính đến tình huống phong tỏa với biện pháp mạnh hơn.

Theo ông Mãi, TP. HCM đang nỗ lực để đạt được mục tiêu theo kịch bản thứ 1. Tuy nhiên, trong tình hình dịch bệnh diễn biến khó lường, TP cũng lường trước việc sẽ tiếp tục thực hiện chỉ thị 16 trong một thời gian nữa sau khi hết 15 ngày giãn cách xã hội.

Đảm bảo cuộc sống người dân 

Ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. HCM cho biết, hiện nay rau củ quả và trứng gia cầm đang là những mặt hàng TP. HCM thiếu nhiều nhất; việc vận chuyển gặp khó khăn vì nhiều tỉnh bị giãn cách.

Trong khi TP. HCM thiếu thì nhiều nhà vườn các tỉnh phải vứt bỏ, cụ thể như ở Lâm Đồng, thương lái không đi thu mua, nhà vườn ùn ứ sản phẩm; tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thì có nhiều nhà vườn nhìn rau củ quả bị hư hại, phải nhổ bỏ vì không bán được; tại Đồng Tháp, rau chuyên canh rớt giá thê thảm, nông dân thua lỗ nặng....

Không để tình trạng lương thực, thực phẩm bị khan hiếm trong thời gian giãn cách. Ảnh: Thái Sơn

Không để tình trạng lương thực, thực phẩm bị khan hiếm trong thời gian giãn cách. Ảnh: Thái Sơn

Trước vấn đề cung cầu mất cân bằng vì dịch bệnh, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có chỉ đạo, phải đảm bảo hàng hóa, nhu yếu phẩm đầy đủ, dồi dào và vận chuyển kịp thời từ các địa phương khác đến TP. HCM, không để thừa, thiếu cục bộ hoặc ứ đọng.

Ngay sau đó, Bộ Công Thương lập tức có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc ưu tiên tiêm vaccine phòng Covid-19 cho người lao động tại chuỗi cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu. Trong đó, lực lượng vận tải, vận chuyển phải được tiêm vaccine để đi lại, chở hàng hóa qua các địa phương.

Bên cạnh, ngoài việc mở "luồng xanh" cho vận tải đường bộ thì "luồng xanh" đường thủy cũng được yêu cầu ưu tiên; đội tàu thuyền, tàu cao tốc cần được đưa vào hoạt động vận chuyền hàng hóa, lương thực giữa các địa phương và các địa phương với TP. HCM được linh động.

Tránh việc thực hiện quá máy móc, cứng nhắc theo kiểu "ngăn sông cấm chợ". Gây hậu quả khó lường. 

Hoàng Tuấn

Bình Luận

Tin khác

Ra mắt Quảng trường biển, trục cảnh quan lễ hội tại Sầm Sơn (Thanh Hóa)

Ra mắt Quảng trường biển, trục cảnh quan lễ hội tại Sầm Sơn (Thanh Hóa)

(CLO) Tối 27/4, UBND tỉnh Thanh Hóa long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch biển năm 2024 và khánh thành Quảng trường biển, trục cảnh quan lễ hội TP Sầm Sơn.

Tin tức
Điện Biên Phủ - “Vành hoa đỏ”, “Thiên sử vàng” chói lọi của lịch sử chống ngoại xâm

Điện Biên Phủ - “Vành hoa đỏ”, “Thiên sử vàng” chói lọi của lịch sử chống ngoại xâm

(CLO) Đã 70 năm trôi qua nhưng âm hưởng của bản hùng ca Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” không chỉ tại Việt Nam mà còn vang vọng mãi đến muôn đời sau, khắp cả năm châu, bốn biển.

Tin tức
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tỉnh An Giang

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tỉnh An Giang

(CLO) Ngày 27/4, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang đã tiếp xúc cử tri tại huyện Thoại Sơn và thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Tin tức
Đại tướng Phan Văn Giang tri ân các đồng chí nguyên lãnh đạo Quân đội

Đại tướng Phan Văn Giang tri ân các đồng chí nguyên lãnh đạo Quân đội

(CLO) Đại tướng Phan Văn Giang mong muốn các đồng chí nguyên lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu tiếp tục quan tâm, theo dõi, có nhiều ý kiến đóng góp quý báu, tâm huyết để xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam ngày càng vững mạnh.

Tin tức
Khánh thành Bia truyền thống lực lượng vũ trang Sài Gòn - Gia Định

Khánh thành Bia truyền thống lực lượng vũ trang Sài Gòn - Gia Định

(CLO) Công trình hoàn thành không chỉ là niềm vui, phấn khởi của cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang Thành phố Hồ Chí Minh vì đã hoàn thành tâm niệm, sự ấp ủ của các thế hệ đi trước mà còn là nơi để cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang Thành phố tự hào về quá khứ đấu tranh hào hùng.

Tin tức