Tưởng nhớ, tri ân những chiến công, sự hy sinh thầm lặng của lực lượng dân công hỏa tuyến

Thứ bảy, 27/04/2019 08:52 AM - 0 Trả lời

(CLO) Hơn 300 tài liệu, hình ảnh, hiện vật tiêu biểu đang được giới thiệu trong triển lãm chuyên đề “Dân công hỏa tuyến trong chiến dịch Điện Biên Phủ”, diễn ra tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam đang là điểm đến thu hút đông đảo khách tham quan trong dịp nghỉ lễ 30/4 này.

Đây là hoạt động thiết thực kỷ niệm 65 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2019), do Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ; Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa tổ chức. Triển lãm góp phần tưởng nhớ, tri ân những chiến công, sự hy sinh to lớn của cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, thanh niên xung phong và dân công hỏa tuyến, là thông điệp gửi tới các thế hệ Việt Nam, động viên, khích lệ phát huy truyền thống, ra sức học tập, cống hiến cho đất nước.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và các đại biểu tham quan triển lãm. Ảnh: Nhật Bắc

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và các đại biểu tham quan triển lãm. Ảnh: Nhật Bắc

Triển lãm trưng bày trên 300 tài liệu, hình ảnh, hiện vật tiêu biểu, của hàng vạn người dân, dân công từ khắp mọi miền của đất nước tình nguyện trở thành lực lượng xung kích phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ. Thể hiện quyết tâm, khí thế sục sôi “tất cả cho Điện Biên, tất cả để chiến thắng” của nhân dân cả nước. Quyết tâm ấy trở thành sức mạnh biến những người dân đầu trần, chân đất, tay không vũ khí trở thành lực lượng dân công hỏa tuyến, đội hình phục vụ đắc lực cho chiến dịch, góp phần quan trọng trong chiến thắng huyền thoại “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Bà Trần Thị Tuyết Mai, một nữ dân công hoả tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Nhật Bắc

Bà Trần Thị Tuyết Mai, một nữ dân công hoả tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Nhật Bắc

Trong điều kiện tự nhiên khắc nghiệt ở Tây Bắc, lực lượng dân công hỏa tuyến đã sáng tạo ra nhiều phương thức vận chuyển độc đáo, “xẻ núi, bạt đồi, đào hầm”, tận dụng triệt để các phương tiện vận chuyển như bè mảng, xe đạp thồ, trâu bò... để đưa đạn dược, thực phẩm, nhu yếu phẩm kịp thời đến với bộ đội ở tiền tuyến.

Đã có gần 21.000 xe đạp thồ, 7.000 xe cút kít, 1.800 xe trâu bò kéo... được huy động để vận chuyển hơn 24.000 tấn gạo, 1.800 tấn thực phẩm, 1.450 tấn đạn, 10.139 thương binh... Những phương tiện vận chuyển của dân công hỏa tuyến làm kẻ địch bất ngờ, không thể dự tính.

Ông Nguyễn Công Định (sinh năm 1928), chiến sĩ Điện Biên năm xưa thăm quan triển lãm. Ảnh: Nhật Bắc

Ông Nguyễn Công Định (sinh năm 1928), chiến sĩ Điện Biên năm xưa thăm quan triển lãm. Ảnh: Nhật Bắc

Thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ là tổng hợp của nhiều yếu tố, trong đó sự đóng góp của lực lượng dân công hỏa tuyến là vô cùng to lớn. Như Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã khẳng định: “…Trên mặt trận Điện Biên Phủ, vấn đề cung cấp đạn dược là nhân tố vô cùng quan trọng, quan trọng không kém các vấn đề chiến thuật. Khó khăn về cung cấp lương thực không kém khó khăn về tác chiến. Tình hình cung cấp khẩn trương từng ngày từng giờ, không kém tình hình chiến đấu… quân địch không bao giờ tưởng tưởng được rằng chúng ta có thể khắc phục khó khăn này…”.

Và 65 năm đã trôi qua nhưng chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn mãi là mốc son chói lọi bằng vàng trong lịch sử và là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ là tổng hợp của nhiều yếu tố, trong đó sự đóng góp của lực lượng dân công hỏa tuyến là vô cùng lớn. Ảnh: Nhật Bắc

Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ là tổng hợp của nhiều yếu tố, trong đó sự đóng góp của lực lượng dân công hỏa tuyến là vô cùng lớn. Ảnh: Nhật Bắc

Triển lãm với 3 phần nội dung giới thiệu, gồm: Dốc sức cho Điện Biên, Điện Biên - Điểm hẹn quyết chiến, quyết thắng và Âm vang còn mãi; Triển lãm mang đến cho công chúng và du khách nhiều hình ảnh, tư liệu đắt giá, những hiện vật sinh động về một thời hoa lửa. Đó là: Xe đạp thồ, gùi gỗ, súng tiểu liên, súng trường… sử dụng trong thời gian diễn ra chiến dịch Điện Biên Phủ.

Thăm các gian trưng bày, trò chuyện với một số nhân chứng lịch sử, cán bộ, chiến sĩ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá cao việc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam phối hợp tổ chức triển lãm “Dân công hoả tuyến trong chiến dịch Điện Biên Phủ”.

Ghi sổ lưu niệm tại triển lãm, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam viết: "... Mãi mãi ngời sáng Bộ đội Cụ Hồ!

Mãi mãi bất diệt chiến sĩ Điện Biên "anh hùng, đầu nung lửa sắt... máu trộn bùn non gan không núng chí không mòn".

Mãi mãi tạc vào lịch sử Dân công hỏa tuyến già trẻ, gái trai "ngày đêm ra tiền tuyến - mấy tầng mây gió lớn mưa to - Dốc Pha Đin, chị gánh anh thồ - Đèo Lũng Lô, anh hò chị hát - Dù bom đạn xương tan, thịt nát - Không sờn lòng, không tiếc tuổi xanh..."

Tự hào thay! cả dân tộc cùng ra mặt trận. Những người con của Dân tộc bình dị, hiền lành nhưng với ý chí "thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ" đã một lòng làm được những điều thần thánh, làm lên chiến thắng Điện Biên lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.

Tinh thần ấy, ý chí ấy, niềm tự hào ấy cần phải được tiếp tục thắp lửa để bảo vệ vững chắc Tổ quốc và xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh.

Thành kính trước lớp lớp cha anh đã cống hiến, hy sinh vì tương lai của Dân tộc Việt Nam ta".

Triển lãm kéo dài đến hết ngày 30/5 tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam.

P.V

Tin khác

Phố phường Hà Nội rực sắc đỏ trong dịp lễ 30/4 và 1/5

Phố phường Hà Nội rực sắc đỏ trong dịp lễ 30/4 và 1/5

(CLO) Những ngày này, nhiều tuyến phố tại Thủ đô Hà Nội được trang trí rực rỡ cờ hoa, băng rôn để chào mừng 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954- 7/5/2024), 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024).

Đời sống văn hóa
Chuyện người cán bộ công an nặng lòng với kỷ vật chiến tranh

Chuyện người cán bộ công an nặng lòng với kỷ vật chiến tranh

(NB&CL) Hàng ngàn hiện vật quý giá về một thời “mưa bom bão đạn” đã được Thượng tá công an Đào Hà dày công sưu tầm, lưu giữ. Nhưng Đào Hà không dành bộ sưu tập đó cho riêng mình, ông mong muốn chúng mang đến những giá trị văn hóa, lịch sử cho cộng đồng.

Đời sống văn hóa
Trải nghiệm chợ phiên vùng cao giữa Thủ đô dịp nghỉ lễ

Trải nghiệm chợ phiên vùng cao giữa Thủ đô dịp nghỉ lễ

(CLO) Du khách có cơ hội được trải nghiệm những nét văn hóa đặc trưng của một chợ phiên vùng cao ngay tại thủ đô Hà Nội trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay.

Đời sống văn hóa
Khánh thành nhà hát tỉnh Ninh Bình với tổng mức đầu tư 245 tỷ đồng

Khánh thành nhà hát tỉnh Ninh Bình với tổng mức đầu tư 245 tỷ đồng

(CLO) Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới (2014-2024), UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức lễ khánh thành Nhà hát tỉnh Ninh Bình.

Đời sống văn hóa
Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới

Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới

(CLO) Triển lãm ảnh “Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới” trưng bày 70 hình ảnh, tư liệu quý hiếm về 2 sự kiện lịch sử nổi bật của dân tộc ta trong thế kỷ XX.

Đời sống văn hóa