Tùy bút: Chị tôi

Thứ ba, 29/09/2015 16:43 PM - 0 Trả lời

Bên con kênh nhỏ không tên có ngôi nhà mái lá cứ lừng lững đứng yên, nằm cô đơn cạnh con sông Đà Rằng đang lắt lẻo chảy qua. Ở nơi đó, tôi và chị đã lớn lên, thiếu thốn mọi bề nhưng không bao giờ thiếu đi những niềm vui, tiếng cười của một gia đình hạnh phúc.

(CLO) Bên con kênh nhỏ không tên có ngôi nhà mái lá cứ lừng lững đứng yên, nằm cô đơn cạnh con sông Đà Rằng đang lắt lẻo chảy qua. Ở nơi đó, tôi và chị đã lớn lên, thiếu thốn mọi bề nhưng không bao giờ thiếu đi những niềm vui, tiếng cười của một gia đình hạnh phúc.

Ba mẹ bươn chải theo những gánh hàng xa, hai chị em tôi đã lớn lên trong vòng tay của ông ngoại. Vậy mà căn nhà ba người lúc nào cũng rộn rã. Khi hãy còn rất nhỏ, tôi đã quen với vòng tay thơm mùi chuối và mùi rau húng quế của chị. Cái vòng tay ram ráp vỗ nhẹ vào lưng khi tôi khóc và véo gò má bầu bĩnh của tôi làm tôi bật cười. Chị lớn hơn tôi cả giáp. Khi tôi vừa chào đời, chị đã biết tự mình thay ngoại gánh chuối ra chợ trời ngồi bán, xong lại tất tả về lo cơm nước, tưới rau ngoài vườn...

Chị của tôi rất đẹp. Tôi tự hào vì điều đó. Khi tôi mới bập bẹ từng tiếng thì chị đã vào độ xuân thì. Thường, trước cửa nhà tôi có rất nhiều chàng trai quê ngấp nghé với ý định dạm hỏi, nhưng chị chẳng ưng lấy một mối. Phần vì tôi hãy còn nhỏ và chị vẫn phải chăm, phần vì chị đã ấp ủ mối duyên nơi người khác.

[caption id="attachment_48572" align="aligncenter" width="619"]chi1-e54e7 (Ảnh minh họa - nguồn Internet)[/caption]

Chị và anh được xem là cặp thanh mai trúc mã. Anh chân chất, hiền lành, ít nói, đúng chất nông dân cục mịch. Dẫu ít nói nhưng anh luôn phải phép, không để mất lòng ai. Tôi bé thé nhưng cũng vừa lòng anh lắm, cứ nghĩ trời đã se duyên hai người rồi. Phần gia đình hai bên cũng vừa ý, chỉ chờ đám cưới ra mắt hai họ, xóm giềng là xong. Tôi nhớ, khi tôi lên bảy thì mối tình của anh chị cũng trải qua chừng ấy năm.

Rồi năm đó, gia đình anh thúc anh lấy vợ, chị và gia đình tôi cũng thuận. Ông tôi vay mượn khắp nơi, phòng khi cha mẹ không lo chu toàn được, cố để cho cháu có cái đám cưới cũng hãnh diện với mọi người. Vậy mà ông bỗng đổ bệnh. Tưởng chỉ phong hàn nhẹ thôi nhưng ông lại ra đi đột ngột vào trước ngày chị cưới. Thế là đám cưới hóa đám tang, tiệc vui hóa thành nước mắt. Gia đình anh bẽ mặt, rước làm gì con gái nhà tang nên bắt anh hủy hôn cho kì được. Thế đó, tình yêu của anh bao năm vẫn ko đủ lớn để thắng được gánh nặng gia đình.

Anh bỏ chị và đi lấy vợ.

Chị thành cô gái lỡ chừng xuân. Hồi đó, tiếng làng còn hà khắc lắm, gái bị chồng chưa cưới bỏ cũng bị điều ra tiếng vào. Mà không ai biết, rằng trước ngày anh lấy người khác, anh vẫn ngỏ lời với chị lần nữa nhưng chị chối từ. Nhà tôi đương tang, trụ cột gia đình giờ đổ dồn lên đôi vai chị. Và chị biết, anh cũng không thể đợi chị được cho đến khi tôi khôn lớn. Ôm tôi, chị cười bảo: “Thế là chị có thêm nhiều thời gian để chăm sóc cho nhóc”. Nói vậy thôi, chứ ngày đám cưới anh ngang ngõ, tôi thấy chị cuối mặt quay đi, lén giấu những giọt nước mắt tủi, hờn, chua xót….

Tôi lớn dần lên thì chị càng gầy gò, vết kham khổ càng hằn trên gương mặt chị. Tôi vào cấp 2 thì chị đã lỡ thì, lên cấp 3 thì  hầu như người trong làng không còn ai có ý dạm chị nữa, dù chị vẫn đẹp, nét đẹp mặn mà, buồn bã đến đau thương. Lên cấp 3, tuổi ăn tuổi lớn, tôi sinh chứng ngỗ nghịch, bắt đầu không còn nghe lời chị như trước. Trong nhà, hai chị em vẫn thường cãi vã. Tôi chuẩn bị thi Đại học thì hai chị em cãi nhau to. Tôi muốn bỏ học, muốn tự lập và không muốn chị khổ, không muốn bị xem là gánh nặng cho chị. Số là vì cùng làng, có anh góa vợ thương chị, muốn cùng chị chăm nhau đến già. Anh ấy bảo chị bỏ tôi, để tôi tự bươn chải. Tôi chỉ nghe vậy đã cố lẫy chị, rồi đòi bỏ học và bỏ nhà đi.

Tôi về thì chị đương ốm nặng. Bà con chòm xóm cứ trách tôi bỏ đi làm chị khổ, chị khóc và đi tìm tôi mãi….

Rồi tôi vào Đại học Y. Ngày tôi vào Đại học thì anh góa vợ kia cũng bỏ làng đi tìm cuộc sống mới. Vậy là 1 lần nữa, vì tôi, chị bỏ lỡ hạnh phúc của đời mình…

Tôi ra trường và quyết định đến với một anh dược sĩ. Ngày tôi xúng xính trong bộ váy cưới, chị mừng rơi nước mắt. Lúc đó, tôi chỉ biết ôm chặt chị trong lòng mà không thể nói được câu gì... Có lẽ chị hiểu được lòng tôi.

Rồi trong khoảnh khắc, tôi nhận ra tóc trên đầu chị đã bạc đi rất nhiều, gương mặt cũng xuất hiện những vết chân chim, mỗi khi cười lại hằn lên rất rõ. Tôi siết chặt đôi vai gầy của chị, òa khóc. Chị ôm tôi thật chặt trước khi tôi lên xe hoa về nhà chồng. Những giọt nước mắt của chị cứ nhẹ nhàng rơi lên má tôi.

Tôi biết, trong những giọt nước mắt ấy chất chứa bao nỗi niềm, những nỗi niềm thiết tha gì đó mà tôi không định hình rõ. Nhưng chắc chắn tôi hiểu, có một tiếng thở phào nhẹ nhỏm của chị, rằng: Em mình đã lớn khôn…

Lê Hứa Huyền Trân

Đôi dòng về tác giả:

[caption id="attachment_48571" align="aligncenter" width="514"]10403058_515329155268007_6797957527056454623_n Tác giả Lê Hứa Huyền Trân[/caption]

-        Lê Hứa Huyền Trân sinh ngày 20/01/1992, tại Philippines, hiện đang sống và làm việc tại TP Quy Nhơn, Bình Định;

-        Cử nhân Sư phạm Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Quy Nhơn;

-        Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Bình Định;

-        Hiện cộng tác bài viết cho khá nhiều báo và tạp chí.

Tin khác

Lò đúc gang từ thời Pháp nằm trong hang núi ở Thanh Hóa

Lò đúc gang từ thời Pháp nằm trong hang núi ở Thanh Hóa

(CLO) Lò cao kháng chiến Hải Vân nằm trong một hang núi (ở thị trấn Bến Sung, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hoá). Hơn 70 năm về trước, nơi đây là địa điểm sản xuất ra hàng trăm tấn gang, phục vụ cuộc kháng chiến chống Pháp. Đến nay, những dấu tích còn lại trong hang đã thu hút nhiều người dân, du khách đến tham quan, tìm hiểu.

Đời sống văn hóa
Rực rỡ sắc tím hoa bằng lăng khắp phố phường Hà Nội

Rực rỡ sắc tím hoa bằng lăng khắp phố phường Hà Nội

(CLO) Vào đầu tháng 5, những cây hoa bằng lăng trên các con phố tại Hà Nội lại đua nhau bung nở khoe sắc tím rực rỡ, mang lại vẻ đẹp nên thơ cho Thủ đô vào những ngày đầu mùa Hè.

Đời sống văn hóa
Các họa sĩ trẻ đang dần 'chạm' gần hơn tới lịch sử Việt Nam

Các họa sĩ trẻ đang dần 'chạm' gần hơn tới lịch sử Việt Nam

(CLO) Ngày 4/5, Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc Gia Việt Nam đã tổ chức Tọa đàm chuyên đề “Lịch sử dưới góc nhìn của thế hệ trẻ” hướng tới kỉ niệm 70 năm Chiến Thắng Điện Biên Phủ và nâng cao vai trò của thanh – thiếu niên trong sáng tạo nghệ thuật.

Đời sống văn hóa
Trưng bày 150 tư liệu, sách, báo về Chiến dịch Điện Biên Phủ

Trưng bày 150 tư liệu, sách, báo về Chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) Triển lãm “Chiến dịch Điện Biên Phủ - Quyết định lịch sử” vừa được tổ chức vào chiều ngày 4/5 tại Nhà triển lãm số 45 Tràng Tiền (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), nhằm giới thiệu đến độc giả Thủ đô về các sự kiện, dấu mốc, diễn biến quan trọng của Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra từ ngày 13/3/1954 đến ngày 7/5/1954...

Đời sống văn hóa
'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”: Những hình ảnh chân thực và xúc động về lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam

"Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”: Những hình ảnh chân thực và xúc động về lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam

(CLO) Tối 3/5, tại Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương (Hà Nội), hai bộ phim tài liệu “Hồi ức Điện Biên” và “Những người lính già” đã được chiếu mở màn khai mạc “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa