"Uber Trung Quốc" sa thải hàng nghìn nhân viên

Chủ nhật, 20/02/2022 19:46 PM - 0 Trả lời

(CLO) Công ty gọi xe Didi Global của Trung Quốc đang sa thải tới 20% nhân viên của mình. Động thái này được cho là do hãng chịu sức ép pháp lý từ các quy định của chính quyền, gây thiệt hại nặng nề cho hoạt động kinh doanh vốn đang phát triển mạnh mẽ.

Theo báo cáo tài chính của Didi Global, công ty có trụ sở tại Bắc Kinh đã tuyển dụng gần 15.000 nhân sự tại thị trường nội địa tính đến ngày 31/12/2020.

Việc sa thải 20% nhân viên đồng nghĩa với 3.000 người mất việc làm.

uber trung quoc sa thai hang nghin nhan vien hinh 1

Hãng gọi xe công nghệ hàng đầu Trung Quốc Didi Global sa thải hàng nghìn nhân viên. Ảnh: Bloomberg.

Theo LatePost, việc sa thải đã được bắt đầu từ giữa tháng 1 và sẽ kết thúc vào cuối tháng này. Động thái trên sẽ ảnh hưởng đến các đơn vị kinh doanh cốt lõi như hậu cần và gọi xe tại Trung Quốc, song sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh tại nước ngoài của Didi.

Didi từ chối bình luận về vấn đề này.

Kể từ khi một cuộc điều tra an ninh mạng đối với công ty Didi được mở ra ngay sau đợt IPO trị giá 4,4 tỷ USD tại New York, Mỹ vào tháng 6 năm ngoái, các nhà quản lý Trung Quốc đã có những chế tài tương đối mạnh mẽ đối với lĩnh vực gọi xe công nghệ của nước này.

Vào hôm 14/2, giới chức Bắc Kinh một lần nữa tuyên bố sẽ thắt chặt các biện pháp giám sát đối với lĩnh vực này. Do đó, các công ty công nghệ có thể bị chặn ứng dụng hoặc bị yêu cầu đình chỉ hoạt động nếu bị phát hiện vi phạm các quy tắc liên quan đến thông tin cá nhân của người dùng, quyền lao động của tài xế, cũng như bảo mật dữ liệu.

Didi đã xóa tất cả 25 ứng dụng ra khỏi các store ứng dụng của Trung Quốc theo yêu cầu từ chính phủ vì các vấn đề liên quan đến thu thập và sử dụng dữ liệu khách hàng.

Cổ phiếu của hãng công nghệ này đã giảm 70% trong năm qua, xóa sạch hàng chục tỷ USD vốn hóa thị trường. Trong quý III/2021, công ty báo lỗ 4,7 tỷ USD, trong khi doanh thu giảm 13% so với quý trước, xuống còn 6,6 tỷ USD.

Didi Global, dưới sự điều hành của tỷ phú 39 tuổi Will Wei Cheng, đã công bố kế hoạch hủy niêm yết trên sàn New York và chuyển sang sàn giao dịch Hồng Kông. Kế hoạch dự kiến sẽ được thực hiện ngay trong quý II/2022.

Theo FactSet, quyết định hủy niêm yết tại Mỹ gây tổn thất lớn hai cổ đông thiểu số lớn nhất của Didi là SoftBank của tỷ phú Nhật Bản Masayoshi Son và Uber Technologies, khi sở hữu 30% cổ phần. Cổ phiếu của SoftBank đã giảm 2,5% sau thông tin này.

Các hãng công nghệ Trung Quốc đã phải vật lộn với động thái thắt chặt quản lý của Bắc Kinh trong các lĩnh vực từ tài chính, bảo mật dữ liệu đến trò chơi trực tuyến và IPO ở nước ngoài.

Ngay cả khi Didi chuyển sang niêm yết tại Hồng Kông, hãng gọi xe cũng phải giải quyết những lo ngại về an ninh dữ liệu, vốn đang thu hút sự chú ý của giới chức Trung Quốc. Công ty này cũng nhiều khả năng phải chuyển qua quản lý dữ liệu cho bên thứ ba. Điều này một lần nữa có thể đe dọa đến giá cổ phiếu của Didi.

Công ty cũng đang nỗ lực đáp ứng tất cả các yêu cầu niêm yết tại trung tâm tài chính châu Á, bao gồm cả việc cấp phép cho các tài xế cả mình.

Didi từng đánh bại Uber tại Trung Quốc để giữ vị thế thống trị tại quốc gia 1,4 tỷ dân. Nhưng giờ đây, hãng trở thành phép thử trong cuộc trấn áp các gã khổng lồ Internet. Theo giới quan sát, một phần nguyên nhân của việc thắt chặt kiểm soát là chiến lược “thịnh vượng chung” của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Hương Vũ (Theo Forbes, Bloomberg)

Bình Luận

Tin khác

Dự án nguồn điện chậm tiến độ, Bộ Công Thương đưa ra một số đề xuất xử lý

Dự án nguồn điện chậm tiến độ, Bộ Công Thương đưa ra một số đề xuất xử lý

(CLO) Việc các dự án nguồn điện chậm tiến độ được coi là tình trạng thường xuyên trong lĩnh vực điện lực, vì vậy, Bộ Công Thương đã đưa ra một số đề xuất xử lý.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh doanh vàng giả nhãn hiệu có thể chịu án hình sự

Kinh doanh vàng giả nhãn hiệu có thể chịu án hình sự

(CLO) Thời gian qua, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) đồng loạt ra quân kiểm tra, phát hiện xử lý nhiều vụ việc đối với mặt hàng vàng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Lần thứ ba Ngân hàng Nhà nước huỷ đấu thầu vàng miếng SJC

Lần thứ ba Ngân hàng Nhà nước huỷ đấu thầu vàng miếng SJC

(CLO) Phiên đấu thầu vàng miếng SJC sáng nay (3/5) đã được Ngân hàng Nhà nước huỷ, do chỉ có 1 đơn vị nộp phiếu dự thầu.

Thị trường - Doanh nghiệp
OECD nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu nhờ kinh tế Mỹ

OECD nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu nhờ kinh tế Mỹ

(CLO) Nền kinh tế toàn cầu đang tăng trưởng nhanh hơn dự kiến chỉ vài tháng trước nhờ hoạt động kinh tế kiên cường của Mỹ trong khi lạm phát đang hội tụ nhanh hơn dự kiến của các ngân hàng trung ương, theo OECD.

Thị trường - Doanh nghiệp
Đấu thầu vàng SJC phiên thứ tư, giá tham chiếu để cọc cao chót vót

Đấu thầu vàng SJC phiên thứ tư, giá tham chiếu để cọc cao chót vót

(CLO) 9h sáng nay (3/5), Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng phiên thứ tư với 16.800 lượng vàng miếng SJC. Tuy nhiên, giá tham chiếu để cọc 82,9 triệu đồng/lượng, tương đương giá vàng giao dịch trên thị trường được đánh giá là quá cao. 

Thị trường - Doanh nghiệp