UBTV Quốc hội nhất trí mở rộng hình thức tố cáo qua điện thoại, thư điện tử

Thứ tư, 07/02/2018 20:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tại Phiên họp thứ 21, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhất trí mở rộng hình thức tiếp nhận thông tin tố cáo qua điện thoại, thư điện tử, fax nhằm tạo thuận lợi cho người dân thực hiện quyền tố cáo.

Hôm nay (7/2), tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, thảo luận và cho ý kiến về những vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Tố cáo (sửa đổi).

Báo Công luận
 Phiên họp thứ 21 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Trình bày báo cáo một số vấn đề lớn về việc tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Tố cáo (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, trên cơ sở tiếp thu ý kiến đa số đại biểu Quốc hội, Thường trực Ủy ban Pháp luật và Cơ quan soạn thảo thống nhất chỉnh lý Điều 18 của dự thảo Luật về hình thức tố cáo có thể được thực hiện bằng văn bản hoặc bằng lời nói. Văn bản tố cáo bao gồm bản giấy, bản fax, thư điện tử. Tố cáo bằng lời nói bao gồm: người tố cáo trình bày trực tiếp bằng lời nói tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc với cá nhân có thẩm quyền; tố cáo qua điện thoại với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.

Thảo luận về nội dung này tại phiên họp, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, để tránh tình trạng tố cáo tràn lan, Dự thảo Luật cần quy định chặt chẽ hơn việc tố cáo ngay trong giai đoạn xử lý ban đầu thông tin về tố cáo. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết phải xác định rõ họ, tên, địa chỉ nhân thân của người tố cáo. Nội dung tố cáo phải có căn cứ, cơ sở thông tin, có dấu hiệu rõ ràng, có bằng chứng thì mới có căn cứ để thụ lý hay không thụ lý, nhất là qua mảng thông tin điện tử.

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, tố cáo bằng lời nói có thể chấp nhận việc tố cáo trực tiếp nhưng tố cáo qua điện thoại với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì đề nghị các phải cân nhắc. Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng, mặc dù tại khoản 3 Điều 19 Dự thảo Luật quy định việc tố cáo qua điện thoại, người nhận có trách nhiệm hướng dẫn, tuy nhiên, dù có hướng dẫn nhưng việc tố cáo qua điện thoại thì độ tin cậy là không cao. Do đó, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị không nên có tố cáo qua điện thoại với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.

Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải bày tỏ băn khoăn: việc tố cáo qua điện thoại sẽ có 2 hình thức là lời nói và nhắn tin, vậy tin nhắn có được gọi là văn bản không hoặc sẽ là hình thức nào thì Dự thảo Luật vẫn chưa quy định.

Giải trình, làm rõ thêm nội dung trên, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định cho biết: đây không phải vấn đề mới, vấn đề này đã được quy định trong Luật Phòng, chống tham nhũng, cho nên tố cáo chỉ là việc ghi nhận lại một hình thức đã được Quốc hội quyết định trong Luật Phòng, chống tham nhũng. Quy định mới trong Luật Tố cáo lần này là tố cáo qua điện thoại, có số điện thoại rõ ràng. Khi tiếp nhận tố cáo sẽ tiến hành thủ tục cũng giống như đến trực tiếp, phải nói rõ tên, tuổi, số chứng minh, giống như tố cáo trực tiếp, cơ quan tiếp nhận phải ghi chép lại, cũng giống như trực tiếp đến trình bày. Sau khi ghi chép lại cũng phải tiến hành xác minh, kể cả người tố cáo có đến hay không đến. Qua thủ tục xác minh làm rõ nội dung, rõ nhân thân, rõ vấn đề vi phạm thì lúc đó có quyết định về việc thụ lý tố cáo, lúc đó mới phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa bên tố cáo và bên tiếp nhận tố cáo. Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cũng khẳng định sẽ tiếp thu và phối hợp với Thanh tra Chính phủ để quy định chi tiết hơn trong Dự thảo Luật.

Phát biểu kết luận nội dung làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nêu rõ: về hình thức tố cáo, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị bổ sung thêm các hình thức tố cáo như thư điện tử, fax, điện thoại... nhằm tạo thuận lợi cho người dân thực hiện quyền tố cáo. Về quy định rút tố cáo, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành quy định người tố cáo có thể rút toàn bộ nội dung tố cáo hoặc một phần nội dung tố cáo trước khi cơ quan có thẩm quyền ra kết luận nội dung tố cáo. Tuy nhiên, việc rút tố cáo không loại trừ trách nhiệm của người tố cáo trong trường hợp lợi dụng việc tố cáo để vu khống, xúc phạm, gây thiệt hại cho người bị tố cáo.

Về cấp giải quyết tố cáo cuối cùng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành với Dự thảo Luật là không quy định 2 cấp như quy định tại Dự thảo Luật đã trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4. Do đó, nếu việc tố cáo và việc giải quyết đó chưa đúng pháp luật thì vẫn tiếp tục được cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu để tiếp thu, xử lý với điều kiện trình tự thủ tục quy định cụ thể...

Sau phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Ủy ban Pháp luật, Thanh tra Chính phủ- Cơ quan chủ trì soạn thảo phối hợp, tiếp thu đầy đủ các ý kiến phát biểu, chỉnh lý, hoàn thiện nội dung, kỹ thuật của Dự án Luật trước khi xin ý kiến của Đoàn đại biểu Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội. Nếu tiếp tục có những vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau thì sẽ xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp sau.

PV

Tin khác

Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Điện Biên trong dịp đại lễ

Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Điện Biên trong dịp đại lễ

(CLO) Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay dài ngày, đặc biệt là trên địa bàn TP Điện Biên Phủ diễn ra chuỗi các sự kiện hướng tới Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ nên lượng người và phương tiện tăng đột biến.

Tin tức
Đảm bảo điều kiện triển khai Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Đảm bảo điều kiện triển khai Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

(CLO) Ngày 1/7 tới đây, Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở chính thức có hiệu lực thi hành. Hiện, Chính phủ, Bộ Công an đã ban hành các nghị định, thông tư để triển khai thi hành luật, đáp ứng yêu cầu thực tiễn khách quan trong công tác đảm bảo an ninh, trật tự ở cơ sở.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra, đốc thúc một số dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra, đốc thúc một số dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam

(CLO) Ngày 29/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đi kiểm tra hiện trường, động viên cán bộ, công nhân đang làm việc trên công trường, đốc thúc một số dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021-2025, đi qua địa bàn các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột.

Tin tức
Truy điệu 2 cán bộ kiểm lâm hy sinh khi làm nhiệm vụ chữa cháy rừng ở Hà Giang

Truy điệu 2 cán bộ kiểm lâm hy sinh khi làm nhiệm vụ chữa cháy rừng ở Hà Giang

(CLO) Ngày 28/4, tại Nhà tang lễ thành phố Hà Giang, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Giang cùng các gia đình tổ chức lễ tang, lễ truy điệu 2 cán bộ kiểm lâm đã anh dũng hy sinh khi làm nhiệm vụ chữa cháy rừng. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Quốc Trị dự lễ truy điệu.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giao thông tới đâu, người dân hưởng lợi tới đó

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giao thông tới đâu, người dân hưởng lợi tới đó

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, thực tiễn cho thấy, giao thông phát triển đến đâu sẽ tạo ra giá trị mới, mở ra không gian phát triển mới đến đó.

Tin tức