UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ Mẫu là di sản văn hóa nhân loại

Thứ sáu, 02/12/2016 20:41 PM - 0 Trả lời

Tối qua (1/12), “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” đã chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Sự kiện: UNESCO

(CLO) Tối qua (1/12), “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” đã chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. 

 

[caption id="attachment_136445" align="aligncenter" width="540"]Các đại biểu quốc tế chúc mừng đoàn Việt Nam. Ảnh nguồn internet Các đại biểu quốc tế chúc mừng đoàn Việt Nam. Ảnh nguồn internet[/caption]

Từ 28/11 đến 3/12, Hội nghị lần thứ 11 của Ủy ban Liên Chính phủ Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) về  Bảo vệ Di sản Văn hóa Phi Vật thể đã hợp tại Adis Abebas. Ngày 1/12, với sự thống nhất của toàn thể Hội nghị, Ủy ban đã chính thức ra nghị quyết công nhận “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt” là Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại. Trong đợt vinh danh này, hồ sơ của Việt Nam là 1 trong 18 hồ sơ của các Quốc gia được UNESCO xét duyệt trong phiên họp lần này diễn ra tại Ethiopia. Cuối cùng, cùng với “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ” của Việt Nam, “Cách sản xuất 1.500 loại Bia” của Bỉ, “Điệu nhảy Rumba” của Cuba và “Săn mồi bằng chim ưng” của 18 nước đồng trình cũng được vinh danh.

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ là tín ngưỡng thờ cúng người mẹ có từ trong tâm thức của người dân từ xa xưa như mẹ Rừng, mẹ nước, mẹ Trời có chức năng che chở, bảo bọc cho người con. Các bà mẹ trên dần dần được ghép cho các huyền thoại, sự tích để rồi các “mẹ” trở thành Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải và Mẫu Thượng Thiên, người ta dành cho mỗi bà một phủ, một tòa riêng. Tam tòa ở đây có thể hiểu theo ba cõi Trời, Non, Nước. Vì thế xuất hiện tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ - Tam tòa Thánh Mẫu. Từ thế kỷ 16, tín ngưỡng thờ Mẫu bản địa Việt Nam đã thờ thêm một “Mẫu” mang tính phổ biến đó là Mẫu Liễu Hạnh – quan niệm dân gian thường coi Bà là hóa thân, thậm chí đồng nhất với Mẫu Thượng Thiên (vì bà là con gái của Ngọc Hoàng Thượng Đế) và có lúc là Mẫu Địa.

Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt là sự hỗn dung tôn giáo bản địa của người Việt và một số yếu tố của tôn giáo du nhập như Đạo giáo, Phật giáo. Các Thánh Mẫu, các vị thần trong điện thần Tam phủ có nguồn gốc không chỉ của người Kinh, mà còn của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam như người Mường, Tày, Nùng, Dao… thể hiện sự giao lưu văn hóa, mối quan hệ bình đẳng, gắn bó mật thiết giữa các dân tộc ở Việt Nam. Hiện nay, thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt phân bố ở nhiều địa phương phía Bắc, Bắc Trung Bộ Bộ, TP.HCM…

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ kết hợp phong phú các yếu tố âm nhạc, trang phục, diễn xướng, hát chầu văn… được thể hiện trong nghi thức hầu đồng và trong các lễ hội. Lễ hội Phủ Giầy, Nam Định được tổ chức hàng năm được coi là một trong những lễ hội quy mô nhất tôn vinh Thánh Mẫu Liễu Hạnh, một trong Tứ bất tử của dân tộc Việt Nam.

Với việc được UNESCO vinh danh lần này, Tín ngưỡng thờ Mẫu trở thành danh hiệu Di sản Văn hóa Phi vật thể của Nhân loại thứ 11 mà Việt Nam sở hữu. Trước đó, VN đã có Nhã nhạc cung đình Huế (2003),  Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên ( 2005), Dân ca quan họ, Ca trù (đều trong năm 2009), Hội Gióng (2010), Hát xoan Phú Thọ ( 2011), Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ( 2012), Đờn ca tài tử Nam Bộ (2013), Dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh ( 2014) và Nghi thức kéo co (2015).

Bích Việt

Tin khác

Lễ hội đường phố Đồng Hới rực rỡ sắc màu

Lễ hội đường phố Đồng Hới rực rỡ sắc màu

(CLO) Ngày 28/4, tại trung tâm thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình), Ủy ban nhân dân thành phố Đồng Hới đã tổ chức Lễ hội đường phố năm 2024, với sự tham gia của hàng trăm nghệ sĩ biểu diễn nhiều tiết mục văn nghệ, thời trang...

Đời sống văn hóa
Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

(CLO) Được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Đồi C4 anh hùng, Đồi Ba cây thông… từ năm 1965 đến năm 1973 của thế kỷ trước, trên Đồi C4 đã diễn ra những trận chiến đấu ác liệt của các chiến sĩ Đại đội 4 thuộc Trung đoàn 228 nhằm tiêu diệt máy bay của Đế quốc Mỹ dội bom xuống cầu Hàm Rồng.

Đời sống văn hóa
Âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

(CLO) Chương trình "Khi âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật" của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam diễn ra vào chủ nhật cuối cùng mỗi tháng, miễn phí cho tất cả khách tham quan.

Đời sống văn hóa
Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

(CLO) Việc trao tặng những kỷ vật của Anh hùng Núp cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai với mong muốn lan tỏa những câu chuyện vô cùng thú vị về một người con ưu tú của các dân tộc Tây Nguyên.

Đời sống văn hóa
Chiêm ngưỡng bức tranh panorama tái hiện sinh động, hào hùng về chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiêm ngưỡng bức tranh panorama tái hiện sinh động, hào hùng về chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) Bức tranh panorama được vẽ bằng chất liệu sơn dầu với chiều dài 132m, cao 20,5 m, đường kính 42 m (tổng diện tích 3.225 m2) đã tái hiện hoàn toàn chiến dịch Điện Biên Phủ hào hùng, đầy máu xương mà ông cha đã hi sinh để giành lại độc lập dân tộc.

Đời sống văn hóa