Ứng dụng công nghệ trong kiến tạo thành phố thông minh

Chủ nhật, 24/06/2018 08:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Việt Nam là quốc đang có xu hướng phát triển đô thị thông minh, dựa trên kinh nghiệm thế giới và các định hướng phát triển đô thị hiện tại trong nước. Tuy nhiên, hiện còn nhiều băn khoăn về việc sử dụng công nghệ nào là thích hợp nhất để xây dựng thành phố thông minh. Đồng thời, xác định rõ các thách thức và hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp để cùng xây dựng các công nghệ với tính ứng dụng cao để phát triển loại hình đô thị này.

Đô thị thông minh cho Việt Nam là đô thị sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT - Information Communication Technology) và mạng lưới thiết bị kết nối qua Internet (IoT - Internet of Things) để làm nền tảng xây dựng đô thị đáng sống.

Với quy hoạch bền vững, quản lý đô thị hiệu quả và minh bạch, và với tính cạnh tranh đô thị cao về mọi mặt Phát triển “đô thị thông minh” ở nước ta đang ở trong các giai đoạn ban đầu. 

Dù đã nỗ lực thúc đẩy phát triển mô hình này nhưng qua gần 10 năm, kết quả đạt được còn khá khiêm tốn, dừng lại ở việc xây dựng và phê duyệt các đề án, quy hoạch phát triển đô thị thông minh tại một số đô thị lớn điển hình như TP. HCM, Đà Nẵng, Bình Dương, Hải Phòng. 

Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng số hóa và giao thông thông minh là 2 trong số 4 tiêu chí trọng tâm của đô thị thông minh nhưng lại là điều còn hạn chế trong việc xây dựng thành phố thông minh ở Việt Nam. 

Trong bối cảnh nhiều thành phố (TP) của Việt Nam hiện đang phải đối mặt với những thách thức về tăng dân số và đô thị hóa nhanh chóng, phát triển đô thị thông minh không chỉ là một xu hướng mà còn là giải pháp giúp biến các TP trở nên đáng sống và cạnh tranh hơn. Phát triển đô thị thông minh cho đến nay đã trở thành một xu thế tất yếu tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới. 

Qua nhiều năm triển khai thí điểm, có rất nhiều những mô hình đô thị thông minh được triển khai trên thế giới như các mô hình đô thị thông minh bền vững, mô hình đô thị thông minh tự thân, mô hình đô thị thông minh gắn với giáo dục… 

4 điều kiện tiên quyết để phát triển đô thị thông minh liên quan đến cơ sở hạ tầng là Cơ sở hạ tầng số hóa; Giao thông thông minh; Lưới điện thông minh và Tòa nhà thông minh. 

Cơ sở hạ tầng số dựa trên nền tảng điện khí hóa và tự động hóa có thể thúc đẩy hiệu quả dịch vụ thông qua tối ưu hóa vận hành và trang thiết bị, thay đổi mô hình vận hành theo nhu cầu, duy trì và quản lý hệ thống từ xa. 

Báo Công luận
4 điều kiện tiên quyết để phát triển đô thị thông minh liên quan đến cơ sở hạ tầng là Cơ sở hạ tầng số hóa; Giao thông thông minh; Lưới điện thông minh và Tòa nhà thông minh. Ảnh minh họa

Giải pháp cho giao thông giúp tăng tiện ích của cơ sở hạ tầng, tối ưu hóa công suất hoạt động và tạo nên một chất lượng mới về trải nghiệm cho người sử dụng thông qua số hóa. 

Ví dụ, đường sắt số cung cấp cơ hội cho các TP và các nhà vận hành có thể điều khiển ngành đường sắt một cách tương tác và tự động, đồng thời cung cấp cho hành khách một cấp độ mới về tính kết nối bên cạnh sự thuận tiện và thoải mái khi di chuyển.

 Lưới điện thông minh đem lại sự cân bằng tối ưu giữa cung và cầu về điện, giúp giảm tổng lượng tiêu thụ điện do nhu cầu gia tăng bằng cách trực tiếp kiểm soát các thiết bị điện hoặc thay đổi thói quen của người tiêu dùng. 

Cuối cùng, tòa nhà thông minh sẽ giúp các TP đạt được tiêu chuẩn cao nhất về hiệu quả môi trường, đồng thời giảm lượng điện năng tiêu thụ. Đồng thời, cần phát triển các dịch vụ số chuyên biệt đáp ứng nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng của một đô thị và hợp tác trực tiếp với các TP lớn trên thế giới để đảm bảo công nghệ số được tích hợp từ khâu lên kế hoạch.

 Nhờ vậy có thể đem lại lợi ích tức thời như giảm tắc nghẽn, cải thiện chất lượng không khí và đảm bảo an toàn năng lượng. 

Thời gian qua ước tính có gần 20 tỉnh, thành phố đã tổ chức hội thảo và ký thỏa thuận hợp tác (MOU) với các doanh nghiệp viễn thông - CNTT trong và ngoài nước để xây dựng các dự án thí điểm về phát triển đô thị thông minh. 

Kết quả như vậy vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và sự cần thiết đặt ra cũng như chưa làm rõ được các vấn đề cần đặt ra trong một chiến lược tổng thể hợp lý lâu dài cho câu chuyện phát triển đô thị thông minh ở Việt Nam. 

Việc phát triển đô thị thông minh còn rất nhiều thách thức, trước hết là áp dụng hệ thống công nghệ cao để đưa vào phát triển đô thị bởi điều kiện phát triển cho các đô thị và công trình của Việt Nam chưa đồng bộ, và hạ tầng cũng chưa được phát triển toàn diện. 

Vấn đề thứ hai là sự tiếp nhận của người dân, đặc biệt là người quản lý đô thị. Để sở hữu những căn hộ thông minh trong khu đô thị thông minh thì người dân bắt buộc phải chi trả một chi phí nhất định trong quá trình sử dụng, và chắc chắn là không rẻ. 

Để triển khai có hiệu quả mô hình đô thị thông minh tại Việt Nam, vấn đề quan trọng hàng đầu hiện nay, là xây dựng một chiến lược quốc gia về xây dựng và phát triển đô thị thông minh giúp các đô thị thông minh tương lai của đất nước có thể phát triển khả quan, hài hòa, hợp tác tốt với nhau ngay từ giai đoạn đầu phát triển, hướng đến những mục tiêu giá trị thống nhất và đến việc cùng nhau đem lại hiệu quả cộng hưởng về mọi mặt trong suốt quá trình phát triển đô thị và phát triển quốc gia theo các định hướng. 

Việt Nam với vị trí là một nước đang trong quá trình phát triển cũng không tránh khỏi xu thế phát triển mô hình đô thị thông minh. Tuy vậy, có thể chỉ rõ việc ứng dụng đô thị có thể mang lại lợi ích nhiều mặt nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro nếu phát triển thiếu đồng bộ. 

Nghiên cứu lựa chọn các mô hình đô thị thông minh áp dụng phù hợp với từng loại đô thị cụ thể song song với xây dựng và hoàn thiện một chiến lược lộ trình phát triển hợp lý là điều cần thiết trong giai đoạn hiện nay để mô hình đô thị thông minh trở thành lợi thế phát triển các đô thị Việt Nam trong tương lai./.

Bảo Anh

Tin khác

Tuân thủ quy định khi đi máy bay dịp cao điểm nghỉ lễ  30/4 - 1/5

Tuân thủ quy định khi đi máy bay dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(CLO) Nhằm đảm bảo thực hiện chuyến bay an toàn và đúng giờ dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5, Cục Hàng không Việt Nam khuyến cáo hành khách cần lưu ý tuân thủ các quy định di chuyển bằng đường hàng không.

Giao thông
Hãng hàng không Vietjet vận chuyển hơn 6,3 triệu lượt hành khách

Hãng hàng không Vietjet vận chuyển hơn 6,3 triệu lượt hành khách

(CLO) Trong ba tháng đầu năm, hãng hàng không Vietjet đã khai thác an toàn gần 34.500 chuyến bay, vận chuyển hơn 6,3 triệu lượt hành khách.

Giao thông
Đề xuất gần 600 tỷ đồng xây dựng cầu Ninh Cường trên Quốc lộ 37B

Đề xuất gần 600 tỷ đồng xây dựng cầu Ninh Cường trên Quốc lộ 37B

(CLO) Ban quản lý dự án Thăng Long vừa có tờ trình gửi Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư xây dựng cầu Ninh Cường vượt sông Ninh Cơ trên Quốc lộ 37B.

Giao thông
Lái xe di chuyển thế nào khi cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt đi vào khai thác?

Lái xe di chuyển thế nào khi cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt đi vào khai thác?

(CLO) Chiều 28/4, cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt có tổng vốn đầu tư hơn 11.150 tỷ đồng nối 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh chính thức thông xe, đưa vào khai thác khoảng 30km.

Giao thông
Hàng nghìn công nhân, kỹ sư thi công sân bay Long Thành xuyên nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Hàng nghìn công nhân, kỹ sư thi công sân bay Long Thành xuyên nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(CLO) Tin từ Ban quản lý dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành cho biết, dự án xây dựng sân bay Long Thành vẫn duy trì thi công xuyên nghỉ lễ 30/4 - 1/5 với gần 5.000 cán bộ, kỹ sư, công nhân cùng hàng ngàn trang thiết bị, máy móc.

Giao thông