Ông Hoàng Đình Chung - Giám đốc Trung tâm Bản quyền số:

Ứng dụng công nghệ vào bảo vệ bản quyền tác phẩm báo chí là giải pháp đảm bảo tính công khai, minh bạch

Thứ tư, 03/03/2021 15:16 PM - 0 Trả lời

(CLO) Bảo vệ bản quyền tác phẩm báo chí luôn là câu chuyện “dài” từ trước đến nay, theo ông Hoàng Đình Chung - Giám đốc Trung tâm Bản quyền số, để giải quyết vấn đề này ngoài thực thi pháp luật vấn đề ứng dụng công nghệ, thống kê công khai đơn vị vi phạm sẽ góp phần ngăn chặn tình trạng này.

Tình trạng vi phạm bản quyền tác phẩm báo chí vẫn diễn ra dưới nhiều hình thức, ngày càng “công khai” hơn, gây thiệt hại không nhỏ đến kinh tế báo chí. Vừa qua Trung tâm Bản quyền số (Hội Truyền thông số Việt Nam) đã chính thức đi vào hoạt động. Đơn vị có chức năng bảo vệ bản quyền số trong lĩnh vực báo chí xuất bản, các tác phẩm văn học nghệ thuật..., các lĩnh vực công nghệ số khác.

Ngoài bảo vệ, Trung tâm còn khai thác bản quyền số để phổ biến các tác phẩm số nhiều hơn tới các đối tượng, mang lại lợi ích nhiều hơn cho các nhà sáng tạo nội dung. Để hiểu rõ hơn về nhiệm vụ cũng như kết quả hoạt động của đơn vị này, phóng viên báo Nhà báo và Công luận đã có cuộc trò chuyện với ông Hoàng Đình Chung - Giám đốc Trung tâm Bản quyền số.

Trung tâm Bảo vệ bản quyền số ra mắt và chính thức đi vào hoạt động được khoảng 3 tháng, tính đến nay đã có những kết quả ra sao thưa ông?

Thời điểm này chúng tôi đã ra mắt được một số giải pháp, từ những giải pháp tạm thời là truy quét được phần nội dung các bài báo, hình ảnh (text và hình ảnh) trên báo chí, tiếp theo nữa là quét được âm thanh, video… chúng tôi sẽ có lộ trình từng bước một.

Ông Hoàng Đình Chung - Giám đốc Trung tâm Bản quyền số. Ảnh: NVCC

Ông Hoàng Đình Chung - Giám đốc Trung tâm Bản quyền số. Ảnh: NVCC

Tất cả lĩnh vực này chúng tôi phải dùng công nghệ để quét, không thể dùng thủ công. Công việc này được triển khai để thực hiện việc minh bạch hóa vấn đề vi phạm bản quyền. Công nghệ sẽ báo về kết quả có sao chép hay không, đây là cách tốt nhất để giaỉ quyết vấn đề vi phạm bản quyền báo chí hiện nay.

Trên môi trường mạng, các đơn vị vi phạm thường dùng công nghệ để vi phạm vì thế chỉ có thể sử dụng công nghệ để làm rõ vi phạm này. Không thể lấy thủ công để chặn người dùng công nghệ để vi phạm.

Về bản chất, Trung tâm là đơn vị cảnh báo, cung cấp dữ liệu về vi phạm bản quyền. Tuy nhiên để đạt được kết quả không thể thực hiện ngày một ngày hai, mà triển khai một cách kiên trì. Ở vấn đề uy tín và minh bạch cơ sở dữ liệu được đặt lên hàng đầu.

Khi có được tập cơ sở dữ liệu đủ lớn, trung tâm sẽ tạo ra được sức hút và sức ảnh hưởng, tiếp tục đóng vai trò là trung gian kết nối các đơn vị. Giữa đơn vị có nguồn nội dung và đơn vị khai thác. Giá trị về tiền của đơn vị khai thác sẽ được chuyển về đơn vị sở hữu nội dung. Chúng tôi xác định trong vòng 3 đến 5 năm tới sẽ xây dựng được cơ sở đủ lớn để làm được việc này.

Ra mắt Trung tâm Bản quyền số trực thuộc Hội truyền thông số Việt Nam. Ảnh: NVCC

Ra mắt Trung tâm Bản quyền số trực thuộc Hội truyền thông số Việt Nam. Ảnh: NVCC

Vừa qua Trung tâm đã triển khai được ký kết bảo về khai thác với 1 số đơn vị báo chí như: Báo Đại biểu nhân dân, Báo Thiếu niên tiền phong và nhi đồng, Đài Phát thanh và truyền hình Hà Nội, Kênh truyền hình VOV - Đài tiếng nói Việt Nam… việc này được kỳ vọng sẽ góp phần đẩy mạnh việc bảo vệ bản quyền của các Báo, từ đó tạo điều kiện giữ gìn bản sắc của từng báo.

Với khá nhiều các công việc đang triển khai, chắc hẳn thời gian tới không ít các nhiệm vụ sẽ tiếp tục được thực hiện, thưa ông?

Đúng vậy. Chúng tôi sẽ tiếp tục tập hợp tổng hợp đủ các đơn vị lớn để tạo ra được cơ sở dữ liệu lớn, tiếp tục ứng dụng công nghệ hiện đại, mang tính đồng bộ, tập trung. Về lâu dài, sau khi đã có kết nối được hệ thống các cơ quan báo chí, Trung tâm sẽ có thống kê những đơn vị thường xuyên vi phạm bản quyền, những đơn vị ít vi phạm nhất…Các số liệu thống kê này sẽ được công khai. Dựa vào số liệu thống kê này, những doanh nghiệp thực hiện hợp đồng quảng cáo với các cơ quan báo chí có thể cân nhắc để hợp tác truyền thông, lựa chọn những cơ quan báo chí uy tín. Chúng tôi sẽ tạo ra một chỉ số thống kê giúp cho việc minh bạch bản quyền.

Thưa ông, vậy Trung tâm Bảo vệ bản quyền số có khác gì so với một số trung tâm về bảo vệ bản quyền đã ra đời?

Hiện nay đã có một số đơn vị quản lý vấn đề bản quyền, nhưng việc ứng dụng công nghệ còn hạn chế, đặc biệt việc công khai số liệu, minh bạch các số liệu về những đơn vị khai thác bản quyền.

Chúng tôi không muốn lập lại câu chuyện đó nên toàn bộ sẽ ứng dụng công nghệ để triển khai. Thu tiền từ việc bán bản quyền sẽ được công khai, quản lý chặt chẽ, từ việc thống kê hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng đến công khai đầy đủ nguồn thu...

Để tham gia vào hoạt động của Trung tâm, cơ quan báo chí sẽ tham gia một hệ thống của Trung tâm Bảo vệ bản quyền số, họ sẽ yêu cầu chúng tôi cần bảo vệ những nội dung gì. Có những nội dung cơ quan báo chí muốn bảo vệ như các bài về phóng sự điều tra, bài phỏng vấn độc quyền… nhưng đối với những tin tức thông thường như sự kiện hội nghị, dự báo thời tiết, những tin tức đã có thông cáo báo chí thì có thể không nhất thiết phải bảo vệ.

Hiện nay khó khăn, thách thức lớn nhất mà Trung tâm Bảo vệ bản quyền số gặp phải là gì, thưa giám đốc?

Khó khăn lớn nhất của trung tâm là vấn đề ý thức của người dân về bảo vệ bản quyền báo chí còn chưa cao. Việc ứng dụng công nghệ chỉ hỗ trợ được phần nào còn chủ yếu là vấn đề nhận thức. Thay đổi này sẽ không chỉ ngày một ngày hai.

Bên cạnh đó, việc thực hiện các chế tài pháp luật về mặt hành chính, thậm chí là hình sự vẫn chưa đủ mạnh, việc thực thi pháp luật ở nước ta còn nhiều tồn tại hạn chế trong lĩnh vực này.

Trung tâm Bản quyền số thuộc Hội Truyền thông số Việt Nam cùng Báo Đại biểu Nhân dân đã ký kết hợp tác bảo vệ và khai thác bản quyền. Ảnh: Duy Thông

Trung tâm Bản quyền số thuộc Hội Truyền thông số Việt Nam cùng Báo Đại biểu Nhân dân đã ký kết hợp tác bảo vệ và khai thác bản quyền. Ảnh: Duy Thông

Khó khăn nữa là việc đầu tư vào công nghệ luôn đòi hỏi chi phí lớn, việc bù đắp chi phí mất rất nhiều thời gian. Để vận hành một cách toàn diện, đầy đủ cả hệ thống nhiều thông tin thì cần một cơ sở dữ liệu đủ lớn. Phải tập hợp được nhiều đơn vị cùng hợp tác với mình, tập hợp được nhiều hình thức báo chí vào một cơ sở dữ liệu. Khi họ cung cấp cơ sở dữ liệu cho mình thì mình cũng phải có cơ sở hạ tầng kỹ thuật đủ lớn, máy móc thiết bị hiện đại… để có thể đáp ứng yêu cầu. Để thu hồi lại số vốn bỏ ra thì rất lâu, có thể mất 3 – 5 năm thậm chí là lâu hơn nữa.

Trong thời gian tới, Trung tâm sẽ tiếp tục không ngừng đổi mới sáng tạo trong mọi hoạt động, thúc đẩy sự liên kết, hợp tác hiệu quả giữa các đơn vị báo chí - truyền thông; đồng thời khơi dậy lan tỏa tinh thần sáng tạo, cống hiến của những người làm việc trong lĩnh vực báo chí.

Xin cảm ơn ông!

Nguyên Phong

Tin khác

Báo Phụ nữ TP HCM công bố Cuộc thi viết “Vẻ đẹp của nước”

Báo Phụ nữ TP HCM công bố Cuộc thi viết “Vẻ đẹp của nước”

(CLO) Ngày 2/5, Báo Phụ nữ TP HCM phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức họp báo công bố Cuộc thi viết với chủ đề “Vẻ đẹp của nước”.

Nghề báo
Toạ đàm về xu hướng truyền thông mới: Biến khó khăn thách thức thành cơ hội phát triển

Toạ đàm về xu hướng truyền thông mới: Biến khó khăn thách thức thành cơ hội phát triển

(CLO) Nhằm đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động Đoàn gắn với công tác chuyên môn nghiệp vụ, chiều 2/5, Ban chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp với các đơn vị tổ chức chương trình tọa đàm “Xu hướng truyền thông mới – Cơ hội và thách thức”.

Nghề báo
Bổ nhiệm ông Trần Văn Biên làm Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu lập pháp

Bổ nhiệm ông Trần Văn Biên làm Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu lập pháp

(CLO) Sáng 2/5, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội, Viện Nghiên cứu Lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu lập pháp.

Nghề báo
“Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp”: Góc nhìn mới về chiến dịch

“Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp”: Góc nhìn mới về chiến dịch

(CLO) Nói về tác phẩm “Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp” nhà báo Trần Thu Hà cho biết: “Bộ phim chỉ 50 phút, nhưng chúng tôi cố gắng chuyển tải được giá trị từ khối lượng thông tin đồ sộ, thành những câu chuyện dễ hiểu, mới mẻ và thu hút được khán giả, nhưng vẫn phải đảm bảo tính chính xác của thông tin”.

Nghề báo
Khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”

Khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”

(CLO) Chiều 1/5, tại khu vực hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội), Báo Quân đội nhân dân (QĐND) phối hợp với Liên đoàn Xe đạp - Mô tô thể thao Việt Nam và một số đơn vị tổ chức Lễ khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”.

Nghề báo