Văn hóa Việt Nam - Thông điệp từ những ngày đầu cách mạng

Thứ năm, 28/10/2021 10:41 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) “Dân tộc chúng ta đã bước sang một giai đoạn mới tất nhiên phải có một chính thể mới và một văn hóa mới. Khi chúng ta còn bị nô lệ thì văn hóa của chúng ta cũng mang nặng những dấu tích nô lệ. Bây giờ độc lập, văn hóa cũng phải có những dấu tích độc lập”- Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đó là lời nhắn nhủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại cuộc gặp với các đại biểu ban quản trị lâm thời đoàn văn hóa Bắc Bộ tháng 9/1945 cũng chính là hướng đi mà nền văn hóa Việt Nam, ngay sau những ngày đầu lập nước, hướng tới.

Từ Đề cương văn hóa Việt Nam 1943

Để chống lại chính sách văn hóa phản động của phát xít Pháp - Nhật và tay sai của chúng, chống lại trào lưu lãng mạn có khuynh hướng cải lương, bi quan, bế tắc,... năm 1943, Đảng ta đưa ra bản Đề cương văn hóa Việt Nam do đồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh soạn thảo và được thông qua trong Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương họp ở Võng La (Đông Anh, Phúc Yên) vào tháng 2/1943.

van hoa viet nam  thong diep tu nhung ngay dau cach mang hinh 1

Các văn nghệ sĩ cách mạng tiêu biểu trong kháng chiến chống Pháp. Từ phải qua trái: Tô Hoài, Nguyễn Huy Tưởng, Hoàng Trung Thông, Chế Lan Viên, Nguyễn Xuân Sanh, Học Phi, Nguyễn Đỗ Cung (hàng trên); Nam Cao, Nguyên Hồng, Kim Lân, Nguyễn Đình Thi (hàng dưới). Ảnh tư liệu

Bản Đề cương văn hoá Việt Nam được trình bày theo cấu trúc 5 phần: Phần thứ nhất: “Cách đặt vấn đề”; Phần thứ hai: “Lịch sử và tính chất văn hóa Việt Nam”; Phần thứ ba: “Nguy cơ của văn hóa Việt Nam dưới ách phát xít Nhật, Pháp”; Phần thứ tư: “Vấn đề cách mạng văn hóa Việt Nam” và Phần thứ năm: “Nhiệm vụ cần kíp của những nhà văn hóa mác xít Đông Dương và nhất là những nhà văn hóa mác xít Việt Nam”. 

Đề cương nêu ba nguyên tắc lớn trong cuộc vận động xây dựng nền văn hóa Việt Nam: dân tộc hóa (chống mọi ảnh hưởng nô dịch và thuộc địa khiến cho văn hóa Việt Nam phát triển độc lập), đại chúng hóa (chống mọi chủ trương hành động làm cho văn hóa phản lại đông đảo quần chúng hoặc xa đông đảo quần chúng) và khoa học hóa (chống lại tất cả những cái gì làm cho văn hóa trái khoa học, phản tiến bộ). 

Theo nhìn nhận của các nhà nghiên cứu, Đề cương về văn hóa Việt Nam 1943 được coi là một sự kiện chính trị quan trọng, là cương lĩnh văn hóa đầu tiên của Đảng, tạo nền tảng ban đầu cho xây dựng nền văn hóa Việt Nam mới.

Ngay sau khi Đề cương văn hóa Việt Nam ra đời, Hội văn hóa cứu quốc - một tổ chức văn hóa, văn nghệ rộng rãi thu hút, tập hợp, động viên những trí thức, văn nghệ sĩ yêu nước và cách mạng - được thành lập.

Tới “Nhiệm vụ văn hóa Việt Nam trong công cuộc cứu nước và xây dựng nước”

3 năm sau đó, cũng chính Tổng Bí thư Trường Chinh - người soạn thảo bản Đề cương văn hóa Việt Nam, đã trình Chủ tịch Hồ Chí Minh bản thuyết trình về Nhiệm vụ văn hóa Việt Nam trong công cuộc cứu nước và xây dựng nước.

Theo ghi nhận từ cuốn Lịch sử biên niên Đảng Cộng sản Việt Nam. bản thuyết trình nêu rõ: trước cuộc cách mạng, văn hóa cách mạng đóng một vai trò khá quan trọng là tuyên truyền giác ngộ, cổ động nhân dân khởi nghĩa giành độc lập. Trong cuộc cách mạng, văn hóa cách mạng phải kích thích tinh thần khởi nghĩa, làm sôi nổi nhiệt huyết cách mạng của nhân dân, thôi thúc nhân dân nổi dậy tất cả giành lấy chủ quyền; kháng chiến giữ vững chủ quyền ấy. Sau cuộc cách mạng, văn hóa cách mạng phải động viên mọi lực lượng văn hóa của dân tộc, hăng hái tham gia kiến quốc; gây đời sống mới, gột rửa những tư tưởng, tập quán hủ bại, giáo dục nhân dân, làm cho dân tộc có một nền văn hóa tiến bộ.

Bản thuyết trình của Tổng Bí thư đặc biệt nhấn mạnh thái độ các nhà văn hóa Việt Nam lúc này là phải tích cực tham gia mặt trận dân tộc, giành thống nhất và giành độc lập cho Tổ quốc. Phải đem hết năng lực ra cứu nước và xây dựng nước; lập trường của các nhà văn hóa Việt Nam lúc này phải là dân tộc và dân chủ, nghĩa là yêu nước và tiến bộ.

Cũng trong bản thuyết trình này, Tổng Bí thư nêu ra bốn nhiệm vụ cụ thể của văn hóa Việt Nam giai đoạn này: 1. Phát triển tinh thần đoàn kết và yêu nước của dân tộc, củng cố đức tin của dân tộc ở sự nghiệp dân tộc giải phóng. 2. Phát triển những cái hay, cái đẹp trong văn hóa cổ truyền của dân tộc; đồng thời bài trừ những cái xấu xa hủ bại. 3. Ngăn ngừa sức thâm nhập và tấn công của văn hóa phản động, văn hóa thực dân; đồng thời học những cái hay, cái tốt của văn hóa thế giới, nhất là văn hóa Tàu và Pháp. 4. Kiến thiết một nền văn hóa mới cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, bao gồm: giáo dục nhân dân, gây đời sống mới, phát triển tư tưởng khoa học và học thuật tiến bộ, phát triển văn nghệ đại chúng.

Và thông điệp: “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi”

Nếu ngày 16/11/1946, bản thuyết trình về Nhiệm vụ văn hóa Việt Nam trong công cuộc cứu nước và xây dựng nước được gửi tới Chủ tịch Hồ Chí Minh thì chỉ hơn một tuần sau đó, ngày 24/11, Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất khai mạc tại Nhà hát thành phố Hà Nội. Hơn 200 nhà hoạt động văn hóa đại diện cho phong trào văn hóa toàn quốc và đại diện Chính phủ, Uỷ ban Thường trực Quốc hội đã đến dự.

Tại Hội nghị, thu hút và chứa đựng nhiều thông điệp ý nghĩa với nền văn hóa của nước Việt Nam vừa giành được độc lập là bài Diễn văn khai mạc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Toàn văn của bài diễn văn quan trọng này, đáng tiếc, cho đến nay vẫn chưa được tìm thấy, nhưng từ bản tin tường thuật của Báo Cứu quốc số 416 ra ngày 25/11/1946 và một số tài liệu, có thể thấy thông điệp quan trọng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi gắm tại Hội nghị là việc: nền văn hóa mới phải kế thừa những giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống và mang những tính chất dân tộc, khoa học, đại chúng  đã được xác định từ Đề cương Văn hóa Việt Nam (1943).

 Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Nền văn hóa mới của Việt Nam phải lấy hạnh phúc của nhân dân, của dân tộc làm cơ sở, phải học lấy những điều tốt đẹp của văn hóa nước ngoài, tạo ra nền văn hóa Việt Nam, sao cho văn hóa mới phải sửa đổi được tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ, phải làm cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, độc lập”... Đặc biệt, Người nhấn mạnh: “Số phận dân ta là ở trong tay dân ta. Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi”. Theo Người, trong công cuộc kiến thiết nước nhà, có bốn vấn đề cần được coi trọng ngang nhau, đó là chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa. Người khẳng định, “chính trị nghĩ rộng cũng là văn hóa và văn hóa nghĩ sâu cũng là chính trị”. “Văn hóa cũng như mọi hoạt động khác, không thể đứng ngoài mà phải ở trong kinh tế và chính trị”.

Thông điệp ấy, quan điểm ấy, đã được Đảng ta liên tục kế thừa, bổ sung, phát triển phù hợp với từng giai đoạn. “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội” - Đảng ta khẳng định.

Hà Anh

Bình Luận

Tin khác

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tăng cường kiểm tra, giám sát ngay từ lúc bắt đầu triển khai công việc

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tăng cường kiểm tra, giám sát ngay từ lúc bắt đầu triển khai công việc

(CLO) Chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính gợi mở một số bài học kinh nghiệm, trong đó, phải tăng cường kiểm tra, giám sát ngay từ lúc bắt đầu triển khai công việc, ngay từ sớm, từ xa, từ cơ sở, không để vi phạm nhỏ tích tụ lại thành sai phạm lớn.

Tin tức
Trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết bổ sung cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Nghệ An thông qua tại Kỳ họp thứ 7

Trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết bổ sung cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Nghệ An thông qua tại Kỳ họp thứ 7

(CLO) Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình của Chính phủ về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024).

Tin tức
Bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát giới hạn 4-4,5% trong mọi tình huống

Bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát giới hạn 4-4,5% trong mọi tình huống

(CLO) Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị các Bộ, ngành, địa phương có biện pháp, giải pháp, kịch bản ứng phó phù hợp, linh hoạt, kịp thời, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2024 trong giới hạn 4-4,5% theo đúng Nghị quyết của Quốc hội trong mọi tình huống.

Tin tức
Tập trung cứu chữa gần 500 bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm tại thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai

Tập trung cứu chữa gần 500 bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm tại thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai

(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai chỉ đạo các ngành chức năng trên địa bàn tập trung cứu chữa gần 500 bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm xảy ra tại thành phố Long Khánh, bảo đảm tốt nhất cho sức khỏe người dân.

Tin tức
Cục Thuế Hà Nội có dữ liệu của hơn 320 doanh nghiệp là chủ sở hữu sàn thương mại điện tử

Cục Thuế Hà Nội có dữ liệu của hơn 320 doanh nghiệp là chủ sở hữu sàn thương mại điện tử

(CLO) Cục Thuế thành phố Hà Nội đã xây dựng cơ sở dữ liệu của hơn 320 doanh nghiệp là chủ sở hữu sàn thương mại điện tử, 54 doanh nghiệp là sàn TMĐT lưu trú, khoảng 21.500 doanh nghiệp, trên 16.500 hộ kinh doanh và hơn 80.600 cá nhân tiền lương, tiền công bán hàng trên các sàn Shopee, Tiki, Lazada, thu thập khoảng 110.000 tài khoản ngân hàng, định danh hơn 591.200 shop...

Tin tức