Văn Miếu ở Hà Tĩnh sắp có đường vào

Thứ sáu, 09/04/2021 09:41 AM - 0 Trả lời

(CLO) Một công trình Văn Miếu ở Hà Tĩnh được phục hồi, xây dựng với nguồn vốn gần 80 tỉ đồng, nhưng hiện nay chưa có đường dẫn vào cổng chính. Sau nhiều năm "tắc nghẽn", dự án đường vào Văn Miếu Hà Tĩnh sẽ được khởi công trong năm 2021 với tổng số vốn khoảng 46 tỷ đồng.

Công trình Văn Miếu gần 80 tỉ ở Hà Tĩnh xây xong không có đường vào

Toàn cảnh Văn Miếu Hà Tĩnh

Toàn cảnh Văn Miếu Hà Tĩnh

Văn Miếu Hà Tĩnh xây vào năm Minh Mệnh thứ 14 (1833), bị chiến tranh tàn phá nên chỉ còn dấu tích. Năm 2010, UBND tỉnh phê duyệt dự án phục hồi. Tháng 12/2014, trên nền đất cũ tại phường Thạch Linh (TP. Hà Tĩnh), di tích được phục dựng và mở rộng 1,67 ha. Kinh phí 79 tỷ đồng trích từ ngân sách và huy động xã hội hóa.

Công trình Văn miếu Hà Tĩnh được góp ý của các chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu Việt Nam, từ tổng thể đến hoa văn sao chép nguyên bản của Văn miếu cũ.

Theo thiết kế, phía trước là cổng tam quan (cổng chính cao khoảng 5m, hai cổng tả và hữu cao khoảng 2,3m, đều bằng gỗ lim, có nghê đứng chầu). Một con đường lát gạch chạy thẳng tới hồ bán nguyệt, vòng hai lối tả và hữu đến sân rộng, 2 bên là lầu chuông, lầu trống; tả vu hữu vu là nơi tiếp khách và nhà chờ; trung tâm là nhà tiền tế để du khách dâng hương; kế sau là nhà đại bái thờ 5 danh nhân có công với nền giáo dục, văn hóa, y khoa... của nước nhà. Các cột trụ, vì kèo làm bằng gỗ lim, chạm trổ bay bổng và tinh tế; các bức hoành phi, câu đối trang trọng. Các tòa nhà xếp hình chữ “môn”, 4 mái (2 mái dài, 2 mái ngắn), lợp ngói âm dương, đỉnh nóc đắp nổi họa tiết “lưỡng long chầu nguyệt”.

Từ trái qua phải mỗi gian nhà đại bái là ban thờ một vị với bức tượng quang minh và gần gũi: Đại thi hào Nguyễn Du, La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp, Nhà giáo Chu Văn An, Đại danh y Hải thượng Lãn ông Lê Hữu Trác và Thám hoa Nguyễn Huy Oánh.

Báo Công luận
Tuyến đường để vào Văn Miếu dài khoảng 1km chưa có

Tuyến đường để vào Văn Miếu dài khoảng 1km chưa có

Theo ghi nhận của PV, các hạng mục chính của Văn Miếu như nhà tiền tế, nhà đại bái, bốn cổng phụ đã hoàn thiện. Tuy nhiên, một số hạng mục phụ vẫn còn ngổn ngang, chưa hoàn thành, như: cổng chính, nhà chờ khách, khu vệ sinh…. . Đặc biệt, phần cổng chính của Văn Miếu sau khu vực tường rào chưa thể mở vì là tuyến đường để vào Văn Miếu dài khoảng 1km chưa có.

Dù công trình chưa hoàn thiện song Văn Miếu đã được mở cửa cho người dân tham quan để ghi nhận ý kiến đánh giá từ năm 2019. Để vào được Văn Miếu, người dân và du khách phải đi theo cổng phụ phía sau nhà Đại Bái, tắt qua trường dạy nghề số 5 Hà Tĩnh.

Đầu tư 46 tỷ đồng làm 952m đường vào Văn Miếu

Ông Văn Hoài Ninh, Trưởng Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng TP. Hà Tĩnh cho biết, đơn vị đã có tờ trình gửi UBND TP về việc đề nghị phê duyệt thiết kế dự án đầu tư xây dựng đường vào Văn Miếu.

Theo tờ trình, đường vào Khu di tích Văn Miếu Hà Tĩnh được xây dựng với tổng mức đầu tư xấp xỉ 46 tỷ đồng. Tuyến đường được thiết kế có chiều dài 952m, rộng 18m, mặt đường nhựa 9m, có hệ thống cấp thoát nước cho đến hệ thống chiếu sáng, nối từ đường Lê Hồng Phong đến khu dân cư Đội Thao (phường Thạch Linh, thành phố Hà Tĩnh).

Sau khi hoàn thành thì đây sẽ là một trong những địa chỉ văn hóa đặc biệt của miền Trung

Sau khi hoàn thành thì đây sẽ là một trong những địa chỉ văn hóa đặc biệt của miền Trung

Ông Ninh cho biết, hiện tại dự án đang được UBND thành phố phê duyệt thiết kế và thẩm định nhà thầu. Kế hoạch dự kiến cuối tháng 6 sẽ tiến hành thi công dự án.

Đơn vị đã trình phê duyệt báo cáo và xây dựng quy hoạch dự án. Dự án này chủ trương làm nhanh nên sẽ được ưu tiên. Dự án đường vào Văn Miếu là dự án độc lập, không nằm trong dự án phục hồi Văn Miếu, chính vì thế do thiếu nguồn vốn nên đường làm chậm hơn”, ông Ninh nói.

Theo Chủ tịch UBND TP. Hà Tĩnh Nguyễn Trọng Hiếu thì địa phương sẽ cố gắng khởi công dự án trong năm 2021. "Chúng tôi đang có kế hoạch triển khai, vừa rồi cũng đã họp để gấp rút chuẩn bị hồ sơ, dự kiến trong năm nay sẽ cho khởi công dự án", ông Hiếu nói.

Văn miếu Hà Tĩnh là nơi thờ tự, tôn vinh truyền thống hiếu học và là nơi để các thế hệ hậu sinh của Việt Nam đến chiêm ngưỡng và học tập. Sau khi hoàn thành thì đây sẽ là một trong những địa chỉ văn hóa đặc biệt của miền Trung.

Tuệ Lâm

Tin khác

Phố phường Hà Nội rực sắc đỏ trong dịp lễ 30/4 và 1/5

Phố phường Hà Nội rực sắc đỏ trong dịp lễ 30/4 và 1/5

(CLO) Những ngày này, nhiều tuyến phố tại Thủ đô Hà Nội được trang trí rực rỡ cờ hoa, băng rôn để chào mừng 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954- 7/5/2024), 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024).

Đời sống văn hóa
Chuyện người cán bộ công an nặng lòng với kỷ vật chiến tranh

Chuyện người cán bộ công an nặng lòng với kỷ vật chiến tranh

(NB&CL) Hàng ngàn hiện vật quý giá về một thời “mưa bom bão đạn” đã được Thượng tá công an Đào Hà dày công sưu tầm, lưu giữ. Nhưng Đào Hà không dành bộ sưu tập đó cho riêng mình, ông mong muốn chúng mang đến những giá trị văn hóa, lịch sử cho cộng đồng.

Đời sống văn hóa
Trải nghiệm chợ phiên vùng cao giữa Thủ đô dịp nghỉ lễ

Trải nghiệm chợ phiên vùng cao giữa Thủ đô dịp nghỉ lễ

(CLO) Du khách có cơ hội được trải nghiệm những nét văn hóa đặc trưng của một chợ phiên vùng cao ngay tại thủ đô Hà Nội trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay.

Đời sống văn hóa
Khánh thành nhà hát tỉnh Ninh Bình với tổng mức đầu tư 245 tỷ đồng

Khánh thành nhà hát tỉnh Ninh Bình với tổng mức đầu tư 245 tỷ đồng

(CLO) Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới (2014-2024), UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức lễ khánh thành Nhà hát tỉnh Ninh Bình.

Đời sống văn hóa
Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới

Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới

(CLO) Triển lãm ảnh “Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới” trưng bày 70 hình ảnh, tư liệu quý hiếm về 2 sự kiện lịch sử nổi bật của dân tộc ta trong thế kỷ XX.

Đời sống văn hóa