Về Tây Đô ngắm nhà cổ Bình Thủy

Thứ bảy, 29/10/2022 15:14 PM - 0 Trả lời

(CLO) Được mệnh danh là ngôi nhà cổ đẹp nhất miền Tây, nhà cổ Bình Thủy mang dấu ấn kiến trúc đặc sắc, là điểm đến không thể bỏ qua khi đến với xứ Tây Đô - Cần Thơ.

Nhà cổ Bình Thủy, hay còn gọi là Nhà thờ họ Dương nằm trên đường Bùi Hữu Nghĩa, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ. Là một kiến trúc độc đáo có trên trăm năm tuổi, ngôi nhà hiện nay vẫn nằm trên thửa đất rộng khoảng 6.000 m2.

Đây là nhà thờ gia tộc họ Dương, do ông Dương Văn Vị (thế hệ thứ 3) xây dựng lần đầu tiên bằng gỗ, lợp ngói vào năm 1870. Năm 1904, sau khi ông Vị mất, con trai út Dương Chấn Kỷ - một điền chủ giàu có tiếp tục xây cất đến khoảng năm 1911 mới hoàn thiện.

ve tay do ngam nha co binh thuy hinh 1

Không gian thờ tự và tiếp khách trong nhà cổ Bình Thủy

Công trình gồm nhà trước, nhà giữa và nhà sau với tổng diện tích 352 m2, có nhiều cửa dẫn vào nội thất và vẫn chỉ dùng làm cơ sở thờ tự của gia tộc và tiếp khách.

Nhà cổ Bình Thủy mang hình khối kiến trúc giao thoa phong cách văn hóa phương Đông và phương Tây, cổ kính, trang nghiêm nhưng phóng khoáng.

Ngôi nhà chính có 4 lối bậc thang hình cánh cung lưu thông từ ngoài vào bằng nhiều cửa gỗ có vòm hình vòng cung. Hai bên cửa là những cột gạch vuông, xung quanh cửa đều gắn phù điêu và đắp nổi hoa văn dây lá nho, con sắt bằng xi măng…

Nhà trước có 5 gian, với 24 cột gỗ lim, đòn tay là gỗ căm xe, mái ngói âm dương từ thời tạo lập nay vẫn còn được gìn giữ. Nhiều vật liệu xây dựng gia chủ nhập về từ Pháp như trần là vật liệu nhẹ có các hoa văn trang nhã và hiện đại hay các khuôn hoa sắt cửa sổ được ghép lại bằng đinh tán không phải hàn. Đó còn là đèn trần treo, gạch bông lát nền, phù điêu hay hàng rào sắt…

Ở các bộ phận bằng chất liệu gỗ, rất nhiều hoa văn đục lộng tinh xảo với các chủ đề “tùng, mai, cúc, trúc”, “phước, lộc, thọ”, “ngũ phúc an khang”. Tất cả đều do nghệ nhân người Việt tạo tác và không có hoa văn hình rồng vì gia chủ không phải là người làm quan.

Nơi gian giữa, vị trí trang trọng, đối diện với 3 gian thờ là bức ảnh tráng men chân dung ông Dương Chấn Kỷ. Nếu nhìn bên ngoài nghệ thuật kiến trúc sang trọng theo phong cách phương Tây thì bên trong là sự bài trí đều toát phong cách văn hóa Việt, bao gồm hương án, khánh thờ, liễn đối bằng gỗ khảm xà cừ.

Một số vật dụng quý với tuổi thọ trên 100 năm cũng được trưng bày như bộ sa lông gỗ trắc, mô phỏng bộ sa lông của Vua Louis 15 của Pháp hay máy hát đĩa than sử dụng nguồn điện bằng quay tay, lavabo, tranh gốm sứ… Với cách bài trí này, ngôi nhà hiện hữu không gian riêng, sang trọng mà bình dị và gần gũi thân thuộc với khung cảnh thôn quê.

Một số hình ảnh về nhà cổ Bình Thủy. Ảnh: Công TTDL Cần Thơ

ve tay do ngam nha co binh thuy hinh 2

Nhà cổ Bình Thủy được xây dựng từ năm 1870, vốn là nhà thờ họ Dương

ve tay do ngam nha co binh thuy hinh 3

Khoảng sân rộng rãi trước nhà

ve tay do ngam nha co binh thuy hinh 4

Cổng phụ xây theo kiến trúc Á Đông

ve tay do ngam nha co binh thuy hinh 5

Cầu thang được thiết kế hai bên theo phong cách phương Tây

ve tay do ngam nha co binh thuy hinh 6

Những đồ vật có tuổi đời cả trăm năm

ve tay do ngam nha co binh thuy hinh 7

Kiến trúc và cách bài trí trong nhà có sự kết hợp hài hòa văn hóa Đông - Tây

ve tay do ngam nha co binh thuy hinh 8

Không gian mát mẻ trong nhà

ve tay do ngam nha co binh thuy hinh 9

Năm 2009, nhà cổ Bình Thủy đã được xếp hạng Di tích quốc gia lĩnh vực kiến trúc nghệ thuật

Khu nhà sau được thiết kế bằng vách gỗ kéo dài, gồm nhiều ô hộc, con tiện, tranh gốm sứ, trưng bày nhiều đồ gốm sứ quý như lộc bình, ấm nước, chuyền trà, nậm rượu, đèn dầu... Đây là nơi tiếp khách nữ mỗi khi họ đến nhà thờ.

Nhà cổ Bình Thủy là dấu ấn kiến trúc đặc sắc của vùng kênh rạch miền Tây Nam Bộ. Bởi vậy, nơi này trở thành địa chỉ thu hút du khách trong nước và quốc tế tham quan chiêm ngưỡng và tìm hiểu văn hóa Đông - Tây cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.

Mẫu nhà cổ hiếm hoi còn lại nguyên vẹn ở Bình Thủy này là niềm tự hào của người dân trong vùng. Ngôi nhà thường được lấy làm bối cảnh của nhiều đoàn làm phim và cũng là sân khấu nhỏ của cảnh diễn nghệ thuật Nam Bộ. Tháng 1/2009, nhà cổ Bình Thủy đã được xếp hạng Di tích quốc gia lĩnh vực kiến trúc nghệ thuật.

T.Toàn

Bình Luận

Tin khác

Ấn tượng chương trình quảng diễn đường phố 'Quê hương mùa Sen nở'

Ấn tượng chương trình quảng diễn đường phố 'Quê hương mùa Sen nở'

(CLO) Chương trình quảng diễn đường phố "Quê hương mùa Sen nở" diễn ra sôi động với sự tham gia trình diễn của gần 1.000 nghệ sĩ, diễn viên, nghệ nhân.

Đời sống văn hóa
Thái Bình: Tổ chức nhiều hoạt động tại Tuần du lịch năm 2024

Thái Bình: Tổ chức nhiều hoạt động tại Tuần du lịch năm 2024

(CLO) Tỉnh Thái Bình kỳ vọng, thông qua các hoạt động của Tuần du lịch, tiếp tục đẩy mạnh công tác quảng bá, giới thiệu tiềm năng du lịch của tỉnh; thu hút người dân, du khách trong và ngoài nước tiếp tục đến với Thái Bình trong mùa du lịch năm 2024.

Đời sống văn hóa
Công bố giá vé các chương trình Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024

Công bố giá vé các chương trình Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024

(CLO) Giá vé các chương trình nghệ thuật và dạ yến Hoàng cung tại Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024 có mức giá từ 300.000 đồng đến 2 triệu đồng.

Đời sống văn hóa
Ninh Bình chi 130 tỷ đồng xây dựng tuyến đường du lịch kết hợp phát triển đô thị

Ninh Bình chi 130 tỷ đồng xây dựng tuyến đường du lịch kết hợp phát triển đô thị

(CLO) UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành quyết định phê duyệt dự án xây dựng tuyến đường du lịch kết hợp phát triển đô thị từ thị trấn Thiên Tôn đến cố đô Hoa Lư với tổng mức đầu tư 130 tỷ đồng.

Đời sống văn hóa
Hà Nội: Người dân thích thú khi xem màn tái hiện trận đánh của Thánh Gióng

Hà Nội: Người dân thích thú khi xem màn tái hiện trận đánh của Thánh Gióng

(CLO) Hàng nghìn người dân và du khách tham dự Hội Gióng Phù Đổng 2024, huyện Gia Lâm, TP.Hà Nội đều tỏ ra thích thú và hào hứng khi xem các trai tráng trong làng tái hiện lại trận đánh của Phù Đổng Thiên Vương (Thánh Gióng).

Đời sống văn hóa