Vẹn nguyên “Niềm tin & Lẽ sống”

Thứ ba, 28/04/2015 11:34 AM - 0 Trả lời

“Tôi là Quang Trung, chỉ huy lực lượng Quân giải phóng Vĩnh Trà, ra lệnh cho anh đầu hàng, cách mạng sẽ khoan hồng, tha thứ các lỗi lầm trước đây, tính mạng và vợ con anh sẽ được an toàn. Bằng không, tôi sẽ cho pháo và lực lượng bao vây tiến công thị xã, lúc đó tính mạng và tài sản của anh sẽ không còn”. Những lời dõng dạc, dứt khoát đó là của Tư lệnh tiền phương Quân khu 9 kiêm Chỉ huy trưởng Mặt trận Vĩnh Trà - Nguyễn Đệ - truyền qua sóng radio lúc 16 giờ ngày 30/04/1975 tới Tỉnh trưởng Vĩnh Long.

(NB&CL) - “Tôi là Quang Trung, chỉ huy lực lượng Quân giải phóng Vĩnh Trà, ra lệnh cho anh đầu hàng, cách mạng sẽ khoan hồng, tha thứ các lỗi lầm trước đây, tính mạng và vợ con anh sẽ được an toàn. Bằng không, tôi sẽ cho pháo và lực lượng bao vây tiến công thị xã, lúc đó tính mạng và tài sản của anh sẽ không còn”. Những lời dõng dạc, dứt khoát đó là của Tư lệnh tiền phương Quân khu 9 kiêm Chỉ huy trưởng Mặt trận Vĩnh Trà - Nguyễn Đệ - truyền qua sóng radio lúc 16 giờ ngày 30/04/1975 tới Tỉnh trưởng Vĩnh Long.

djasldas

Trung tướng Nguyễn Đệ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm Quân khu 9 năm 1992.

Tuổi thơ cơ cực

Đến 20 giờ ngày 30/04/1975, các cánh quân trung đoàn 1, trung đoàn 3 và lực lượng vũ trang tỉnh Vĩnh Long tiến vào thị xã trong niềm hân hoan đón mừng nồng nhiệt của hàng vạn đồng bào vẫy cờ hoa, hoan hô Quân giải phóng, hoan hô cách mạng và Hồ Chủ tịch… Trong ánh đèn, tôi thấy lá cờ Giải phóng phần phật tung bay trong gió lộng, lòng bồi hồi nghĩ đến bao đồng chí, đồng đội và đồng bào đã ngã xuống để có được ngày vui đại thắng”.

Chiến tranh đã lùi xa 4 thập kỷ nhưng đọc cuốn hồi ức dài 470 trang mang tên “Niềm tin và Lẽ sống” của Trung tướng Nguyễn Đệ (1928-1998), vẫn thấy bồi hồi xúc động với nhiều câu chuyện về thời khắc lịch sử của đất nước.

Cậu bé Đệ sinh năm 1928 trong một gia đình nông dân nghèo ở Thạch Bàn (tổng Võ Liệt), huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Cha là đội viên tự vệ đỏ của Xô Viết - NghệTĩnh (1930-1931) nên bị truy lùng gắt gao khi phong trào “bị dìm trong biển máu”, phải cải dạng về quê vợ đi cày thuê, cuốc mướn trong nghèo đói, bệnh tật khốn cùng, không thuốc thang nên kiệt sức và mất năm 1932.

Mới 4 tuổi mồ côi cha, mẹ gửi nhờ người dì nuôi giùm để đi làm phu cao su ở Bình Ba, Xuân Lộc (Đồng Nai), vùng nước độc khét tiếng “Nước Bình Ba - ma Xuân Lộc”. Lên 7 tuổi, cậu phải “đi ở” nhà người và 4 năm sau, khi cậu lên 11 tuổi, mẹ dành dụm tiền về chuộc “công nuôi dưỡng” và đón vào sống chung cùng bố dượng ở xứ đất đỏ xa lạ ngút ngàn cao su, cơ cực trong đồn điền chủ Tây.

Mùa thu 1941, mẹ thấy con trai đã lớn (13 tuổi) và bà cũng hết hạn làm kiếp cu ly nhưng cảnh khổ vẫn không dứt. Lúc này, bà chỉ còn trông vào “núm ruột của mẹ” nên quyết liều để tìm đường sống khác. Nghe mách “Sài Gòn dễ sống hơn”, thế là mẹ con bỏ sứ ra đi. Hơn 2 năm sống trôi dạt ở đất Sài Gòn, mẹ gánh nước mướn, con bán báo, cà rem vẫn không đủ sống. Lại có người mách Long Thành có nhiều việc làm, thế là mẹ con lại bỏ Sài Gòn đi ra xứ Đồng Nai.

Kiếm việc làm khó khăn, mẹ đành đi ở đợ, còn cậu đi làm mướn cho tiệm may. Thấy cậu bé 14 tuổi thật thà, ngày ngày chăm chỉ quét nhà, gánh nước, giữ em, giặt giũ… ít lâu sau ông chủ cho học nghề may. Cậu mừng lắm nên quyết chí học nghề, lại được thợ lớn tuổi chỉ bảo thêm nên đến năm 16 tuổi đã thành thợ cắt may rành nghề, được ông chủ trả lương. Hai mẹ con chắt chiu dành dụm được chút vốn, được ông chủ thương tình bán chịu cho chiếc máy may ra mở tiệm riêng. Tiệm may nhỏ ven trục lộ 51 (Long Thành-Cát Lái-Sài Gòn) ngày thêm đông khách, cuộc sống mẹ con chàng thợ may trẻ đã vơi đi vất vả.

Đầu tháng 4/1945, đang mải miết đạp máy may, chợt có một thanh niên phố huyện Long Thành (anh Phú, thủ lĩnh Thanh niên Tiền phong huyện) ghé vào. Từng nghe tiếng chàng trai Nguyễn Đệ ân cần mời nước, tiếp chuyện. Nghe anh Phú cởi mở về tổ chức Thanh niên Tiền phong, cùng những cái tên trí thức yêu nước: kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, kỹ sư Kha Vạn Cân… lời mời tham gia, khiến chàng trai 17 tuổi tham gia ngay. Truyền đơn Việt Minh kêu gọi nhân dân đoàn kết đánh đuổi phát xít Nhật, giành độc lập tự do cho đất nước được chàng trai trẻ Nguyễn Đệ rải khắp trong làng, phố huyện. Nhiều lần trót lọt, tạo được sinh khí mới trong dân và được thủ lĩnh Phú tin cậy giao làm liên lạc, thư từ cho Mặt trận Việt Minh huyện.

Từ thủ lĩnh Thanh niên Tiền phong xã Phước Thiềng, chàng trai Nguyễn Đệ hoà mình vào dòng thác cách mạng dân tộc Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945 rồi góp sức cùng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

“Cây mọc thêm cành”

Càng chiến đấu, người chiến sĩ cách mạng Nguyễn Đệ càng dạn dày kiên trung. Sau 6 năm tập kết ra Bắc, được học tập, chữa bệnh, được đào tạo sĩ quan (Lục quân khoá 9), được gặp Bác Hồ và nghe Bác trò chuyện thân mật, bình dị cùng những lời dặn dò thấm đượm tình cảm cách mạng cao cả.

Tháng 8/1960, trong đoàn quân 54 cán bộ chiến sĩ đầu tiên có đảng viên sĩ quan lục quân Nguyễn Đệ vượt Trường Sơn về Nam.

Sau 125 ngày đêm hành quân về tới Chiến khu D (Đông Nam bộ) gặp Trung ương Cục miền Nam, đoàn 54 cán bộ chiến sĩ còn lại 43 người được chia thành 3, chi viện cho Khu 7, Khu 8 và Khu 9. Đoàn 12 người tăng cường cho Khu 9 xây dựng Ban quân sự miền Tây do sĩ quan Nguyễn Đệ phụ trách.

Ban Quân sự Khu đầu tiên thành lập do Bí thư Khu uỷ Nguyễn Thành Thơ (Mười Khẩn) làm Trưởng ban; nhân sự do Khu uỷ chỉ định, gồm: Phó ban kiêm Tham mưu trưởng Nguyễn Đệ; Phó ban kiêm Chủ nhiệm chính trị Nguyễn Văn Bé và 3 uỷ viên. Khu uỷ quyết định thành lập lực lượng vũ trang ba thứ quân, thành lập chủ lực khu với 2 tiểu đoàn và đoàn pháo binh; các tỉnh xây dựng tiểu đoàn; huyện xây dựng đại đội; ấp xã tổ chức dân quân du kích và bộ đội tóc dài là các mẹ, các chị đấu tranh chính trị hợp pháp công khai. Từ cuối năm 1961, lực lượng vũ trang Khu 9 trực tiếp đương đầu với “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ và được tăng cường chỉ huy cấp Sư đoàn. Phó ban kiêm Tham mưu trưởng Ban Quân sự Khu Nguyễn Đệ bàn giao nhiệm vụ để đi làm Tiểu đoàn trưởng U Minh (Cà Mau) “quần nhau với giặc” cả trên bộ, dưới nước khắp tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu và một số địa phương các tỉnh lân cận.

Năm 1963 khắc vào tâm khảm người chiến sĩ cách mạng Nguyễn Đệ một bước ngoặt đời người. Đó là gặp lại người mẹ kính yêu sau hơn 20 năm xa cách biền biệt và người vợ hứa hôn từ 10 năm trước vẫn thuỷ chung đợi chờ. Nhân dịp này, Tỉnh uỷ chủ động giúp ông lập gia đình, đám cưới kháng chiến chỉ có ít bánh kẹo, trà thuốc và trái cây, nước dừa do các má, các chị ở ấp Vịnh Dừa, Giáp nước, Thị Tường góp lại mừng đôi lứa.

Và rồi người lính cách mạng lại lao vào cuộc chiến. Đi qua chiến thắng Đầm Dơi-Chà Là, rồi thắng trận Cái Nước, tham gia phát triển quân chủ lực Miền Tây, được giao nhiệm vụ Trung đoàn phó Trung đoàn 2 chiến đấu ở Sóc Trăng “đấu” trực tiếp với 2 trung đoàn thuộc sư đoàn 21 của địch.

Trận Mậu Thân 1968 ở Vĩnh Long là trận “so găng” cam go, không cân sức của lực lượng vũ trang ta với địch. Nhưng 4 năm liền sau đó, cục diện chiến tranh càng lúc càng thuận lợi cho ta, thế và lực của ta càng mạnh, tạo đà thuận lợi thẳng tiến vào Chiến dịch Mùa Xuân 1975. Vị Tư lệnh tiền phương Quân khu Vĩnh Trà Nguyễn Đệ tiếp tục bước quân hành, tham gia giúp bạn thoát hiểm hoạ diệt chủng và trở thành Tư lệnh Quân khu 9 (1986-1996).

Bốn mươi năm đất nước thống nhất, chúng tôi lại có dịp đến tư gia của Cố Trung tướng Nguyễn Đệ (1928-1998), nơi phu nhân Cựu Tư lệnh Quân khu 9 đang sống bình yên, thanh thản trong sự xum vầy với các con trai, con gái, cháu nội, cháu ngoại. Nhìn những di ảnh, kỷ vật của ông, chúng tôi có dịp hiểu sâu thêm “Niềm tin & Lẽ sống” của vị tướng Anh hùng đã kiên định, sắt son cùng sự nghiệp vẻ vang của dân tộc hôm nay đang sinh sôi, phát triển không ngừng. Cầu chúc cho gia đình, thân nhân của ông “cây mọc thêm cành” và “tiếp bước quân hành” cùng đất nước, dân tộc trong thời kỳ mới.

Hồng Ân - Hồng Minh

Tin khác

“Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” đến với ngư dân Thanh Hóa

“Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” đến với ngư dân Thanh Hóa

(CLO) Chiều 26/4, Báo Pháp Luật TP HCM phối hợp với UBND tỉnh Thanh Hoá tổ chức chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển”.

Đời sống
Đoàn bay 919 của Vietnam Airlines kỷ niệm 65 năm thành lập

Đoàn bay 919 của Vietnam Airlines kỷ niệm 65 năm thành lập

(CLO) Sáng 26/4, Đoàn bay 919 thuộc Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), tiền thân là Trung đoàn Không quân vận tải 919, đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 65 năm thành lập.

Đời sống
EVNGENCO1 nỗ lực vận hành các nhà máy điện đáp ứng nhu cầu huy động của hệ thống

EVNGENCO1 nỗ lực vận hành các nhà máy điện đáp ứng nhu cầu huy động của hệ thống

(NB&CL) Trong tháng 3/2024, phụ tải hệ thống điện tăng 10,96% so với cùng kỳ năm 2023 và tăng 2,14% so với kế hoạch năm 2024 của Bộ Công Thương. Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện tăng, EVNGENCO1 đã bám sát chỉ đạo của Bộ Công Thương và EVN triển khai các giải pháp để đảm bảo cung ứng điện mùa khô 2024, nỗ lực vận hành các nhà máy đáp ứng nhu cầu huy động của hệ thống điện quốc gia.

Đời sống
Đầu tháng 5, miền Bắc có thể đón không khí lạnh, mưa rào, giông lốc

Đầu tháng 5, miền Bắc có thể đón không khí lạnh, mưa rào, giông lốc

(CLO) Chuyên gia khí tượng dự báo, từ những ngày đầu tháng 5, miền Bắc sẽ có khả năng xuất hiện mưa rào và giông trở lại, còn miền Nam gió tây nam cũng có xu hướng xuất hiện, gây mưa giông.

Đời sống
Công an TP HCM cảnh báo chiêu thức lừa đảo dịp lễ 30/4-1/5 và mùa du lịch hè

Công an TP HCM cảnh báo chiêu thức lừa đảo dịp lễ 30/4-1/5 và mùa du lịch hè

(CLO) Theo Công an TP HCM, dịp lễ 30/4-1/5 và mùa du lịch hè, tội phạm sẽ dùng thủ đoạn lừa người dân mua các tour du lịch giá rẻ, vé máy bay giá rẻ để chiếm đoạt tiền.

Đời sống