VEPR đưa ra hai kịch bản tăng trưởng 2019

Thứ năm, 30/05/2019 13:42 PM - 0 Trả lời

(CLO) Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) đã đưa ra các kịch bản tăng trưởng năm 2019 trong báo cáo kinh tế thường niên 2019 được công bố mới đây.

Điều đáng chú ý khác của năm 2019 là khối doanh nghiệp trong nước đang nỗ lực chuyển mình trên lĩnh vực thương mại quốc tế. (Ảnh TL)

Điều đáng chú ý khác của năm 2019 là khối doanh nghiệp trong nước đang nỗ lực chuyển mình trên lĩnh vực thương mại quốc tế. (Ảnh TL)

VEPR đưa ra hai kịch bản tăng trưởng 2019, theo đó, kịch bản thứ nhất, GDP tăng trưởng 6,56%, tăng trưởng khu vực nhà nước là 4,51%, ngoài nhà nước là 6,31%, khu vực FDI là 12,34%. Theo ngành, nông lâm ngư tăng 3,68%, công nghiệp xây dựng tăng 8,78%, dịch vụ tăng 7,34%. Lạm phát cả năm 4,21%.

Kịch bản thứ hai là tăng trưởng GDP 6,81%, tăng trưởng khu vực nhà nước là 5,23%, ngoài nhà nước là 6,07%, khu vực FDI là 12,52%. Theo ngành, nông lâm ngư tăng 3,94%, công nghiệp xây dựng tăng 9,02%, dịch vụ tăng 7,56%. Lạm phát cả năm 4,79%.

Theo VEPR, kịch bản 1 có thể xảy ra khi các điều kiện kinh tế thế giới kém thuận lợi do tác động gia tăng của căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đem đến những sức ép mới khiến Việt Nam đứng trước nguy cơ nhập siêu trầm trọng hơn từ Trung Quốc.

Thị trường nội địa của Việt Nam có thể hứng chịu sự cạnh tranh gay gắt khi cả Mỹ và Trung Quốc có thể đẩy mạnh xuất khẩu sang Việt Nam, trong khi xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ và Trung Quốc chưa đủ linh hoạt để tăng mạnh trong bối cảnh chiến tranh thương mại.

Tuy nhiên, VEPR cho rằng kịch bản hai có nhiều khả năng xảy ra hơn. Nguyên nhân là tăng trưởng 2019 có thể vẫn cao nhờ dư địa tăng trưởng của năm 2018, đi liền với nỗ lực cải thiện năng lực cạnh tranh và nâng cao năng suất của Chính phủ. Điều này thể hiện ở mức tăng trưởng khá của các ngành chính bao gồm công nghiệp và dịch vụ.

Một điều đáng chú ý khác của năm 2019 là khối doanh nghiệp trong nước đang nỗ lực chuyển mình trên lĩnh vực thương mại quốc tế. Điều đó được thể hiện trong quý I khi tốc độ tăng trưởng của khối doanh nghiệp trong nước cao hơn khối doanh nghiệp FDI. Đây là điều khác biệt so với xu thế nhiều năm trước.

Về mức giá chung, VEPR đánh giá lạm phát cả năm 2019 được dự báo sẽ trở nên khó kiểm soát hơn và nhiều khả năng lên tới 4 – 5%. Nguy cơ lạm phát theo kịch bản 2 (4,79%) dễ xảy ra nếu có sự cộng hưởng cả từ sức ép lạm phát gia tăng đến từ bên trong và bên ngoài.

Cụ thể, ở trong nước, các đợt điều chỉnh giá đã được thực hiện từ đầu năm được dự báo sẽ gây áp lực lớn gia tăng lạm phát. Tính đến hết tháng 4/2019, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã tăng khoảng 2,93% so với cùng kì và vẫn đang trong xu hướng đi lên, bởi mức tăng này mới chỉ phản ánh một phần rất nhỏ tác động từ những điều chỉnh giá của Chính phủ do có độ trễ.

Ở bên ngoài, áp lực đến từ giá dầu thô thế giới có thể tiếp tục tăng do căng thẳng ở Trung Đông leo thang và nguồn cung thế giới được cắt giảm.

VEPR cũng lưu ý đồng Nhân dân tệ bị giảm giá vào cuối năm 2019 dưới sức ép của chiến tranh thương mại có thể khiến VND bị phá giá nhẹ và đây cũng là yếu tố rủi ro tác động đến mức giá chung.

Đức Minh

Tin khác

Giảm mạnh ngày lễ, giá vàng SJC vẫn “nóng bỏng tay” so với vàng thế giới

Giảm mạnh ngày lễ, giá vàng SJC vẫn “nóng bỏng tay” so với vàng thế giới

(CLO) Dù giảm mạnh trong ngày nghỉ lễ nhưng giá vàng SJC vẫn cao vượt trội so với giá vàng thế giới.

Tài chính - Bảo hiểm
Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

(CLO) Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2024 tăng gấp 6 lần so với thực hiện năm 2023. Đưa bảo hiểm AAA lên UPCoM.

Tài chính - Bảo hiểm
Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

(CLO) Tập đoàn Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu năm 2024 4.566 tỷ đồng, tăng 32,3%. Lợi nhuận sau thuế kế hoạch 379 tỷ đồng, tăng 19,5% so với cùng kỳ

Tài chính - Bảo hiểm
Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

(CLO) Với bước tiến mới về công nghệ, trong vài năm trở lại đây hầu hết các giao dịch ngân hàng được thực hiện xuyên lễ, 365+ thông qua các điểm giao dịch số tự động hay ứng dụng ngân hàng số. Năm nay, các ngân hàng còn tung nhiều ưu đãi hấp dẫn trong dịp lễ 30/4 và 1/5 dành cho khách hàng.

Tài chính - Bảo hiểm
ABBANK đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn ưu đãi, tăng trưởng đều ở cả mảng huy động và cho vay

ABBANK đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn ưu đãi, tăng trưởng đều ở cả mảng huy động và cho vay

(CLO) Kết thúc quý I năm 2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số, tổng huy động và dư nợ cũng đạt tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023. Ngân hàng tích cực triển khai các chương trình gói tín dụng với lãi suất hấp dẫn giúp khách hàng doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh.

Tài chính - Bảo hiểm