VEPR: GDP Việt Nam tăng từ 5,7% - 6,2% trong năm nay

Thứ sáu, 20/05/2022 14:45 PM - 0 Trả lời

(CLO) Với kịch bản cơ sở trong năm nay nền kinh tế Việt Nam sẽ đạt tăng trưởng GDP khoảng 5,7% 6,2%.

Trong buổi Hội thảo báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam diễn ra vào ngày 20/5, TS Trần Toàn Thắng, trưởng Ban dự báo kinh tế ngành và doanh nghiệp, Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế xã hội quốc gia, Bộ Kế hoạch và đầu tư cho biết, dựa trên nền tảng kinh tế vĩ mô 2021 và quý 1/2022, nhóm nghiên cứu đã tính toán và đưa ra 3 kịch bản tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm nay.

Cụ thể, với kịch bản cơ sở trong năm nay nền kinh tế sẽ đạt tăng trưởng GDP khoảng 5,7%.

Với kịch bản khả quan, chuỗi cung ứng từ Trung Quốc không gián đoạn do nước này thực hiện chính sách Zero COVID, nền kinh tế sẽ đạt tăng trưởng GDP khoảng 6,2%.

vepr gdp viet nam tang tu 57  62 trong nam nay hinh 1

Với kịch bản cơ sở trong năm nay nền kinh tế Việt Nam sẽ đạt tăng trưởng GDP khoảng 5,7% 6,2%.

Kịch bản xấu nhất trong trường hợp chuỗi cung ứng sản xuất bị gián đoạn do chính sách Zero COVID của Trung Quốc, nền kinh tế chỉ đạt tăng trưởng 5,2% trong năm nay.

TS Trần Toàn Thắng cho rằng bài toán Trung Quốc trong phục hồi tăng trưởng kinh tế của nước ta rất quan trọng, trong khi Trung Quốc vẫn đang kiên trì với chính sách Zero-COVID.

Trong khi đó, đại diện Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho rằng, động lực chính của tăng trưởng kinh tế năm 2021 chính là tiêu dùng và thương mại tăng trưởng mạnh hơn dự kiến cho dù lòng tin của người tiêu dùng ở hầu hết các nước vẫn chưa hoàn toàn phục hồi. 

Thương mại toàn cầu đã đạt mức cao kỷ lục sau những gián đoạn bởi đại dịch Covid-19 nhưng chưa thực sự đồng đều. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn cầu cũng phục hồi mạnh mẽ nhưng sự đứt gãy không đều của các chuỗi cung ứng cũng gây ra thách thức không nhỏ. Hoạt động sản xuất công nghiệp và thị trường lao động cũng bắt đầu mở rộng.

Tuy nhiên, lạm phát bắt đầu trở thành hiện tượng toàn cầu. Thị trường tài chính biến động mạnh, các đồng tiền chủ chốt biến động theo các hướng khác nhau. Nhiều chính sách hỗ trợ kinh tế được thực thi ở các quốc gia nhưng đại dịch cũng làm cho gánh nặng nợ tăng dần. Triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2022 tăng trường 3,6%, thấp hơn so với kỳ vọng ban đầu. Đồng thời, môi trường địa kinh tế chính trị toàn cầu năm 2022 cũng được dự báo là bất ổn hơn gây ra những khó khăn mới cho nền kinh tế thế giới.

Còn theo TS Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, kinh tế trưởng Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam, rủi ro lớn nhất của cả thế giới hiện nay là lạm phát, 60% doanh nghiệp Mỹ được khảo sát bày tỏ lo ngại rủi ro lạm phát.

Chỉ số lạm phát bình quân toàn cầu năm nay dự báo khoảng 6,2%, so với năm ngoái chỉ 4,2%, tăng kinh khủng, vì vậy hầu hết ngân hàng trung ương các nước buộc phải tăng lãi suất, hệ lụy rất lớn.

Với Việt Nam, ông Lực nhận định lạm phát năm nay phải gấp đôi năm ngoái trở lên, khoảng trên 4%. Thế khó chính sách hiện nay là tăng lãi suất hay không tăng. Tăng lãi suất để siết dòng tiền sẽ kiểm soát được lạm phát, nhưng tăng lãi suất lại kiềm chế tăng trưởng chung của nền kinh tế do vốn cho doanh nghiệp bị siết.

Bên cạnh đó, ông Lực cũng chỉ ra một số lo ngại khác với kinh tế Việt Nam là chất lượng tăng trưởng hai năm vừa qua bị thay đổi, năng suất lao động rất thấp, chỉ tăng khoảng 4-4,5%, thấp hơn nhiều năm trước đó. Trong khi thị trường tài chính, thị trường bất động sản lại phát sinh quá nhiều vấn đề.

Định Trần

Bình Luận

Tin khác

Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

(CLO) Tiếp tục chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại tại một số nước châu Âu, trong chương trình công tác tại Hà Lan, đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải làm trưởng đoàn có buổi làm việc với một số doanh nghiệp của Vương quốc Hà Lan.

Kinh tế vĩ mô
Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

(CLO) Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Kinh tế vĩ mô
VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: 'Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: "Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

(CLO) Việc VIPFA khai trương cơ quan đại diện tại TP Hồ Chí Minh sẽ là cầu nối hiệu quả giữa cộng đồng doanh nghiệp hình thành hệ sinh thái kinh doanh kết nối cơ hội đầu tư và xúc tiến FDI vào Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024, trong đó có các tháng cao điểm mùa khô.

Kinh tế vĩ mô
Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

(CLO) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới đã tổ chức buổi công bố điểm lại kinh tế Việt Nam tháng 4/2024, với chuyên đề "Đẩy mạnh khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo".

Kinh tế vĩ mô