Việc càng khó, khi làm được, sự hứng thú với nghề càng được bồi đắp

Thứ năm, 18/10/2018 09:04 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) “Có cái mẹo, mỗi khi bế tắc gì đó, hãy đứng lên để đi. Tôi nghĩ giản dị như lẽ thường: giống như nước thì phải chảy, muốn hanh thông thì hãy đi ra xa để nhìn ngắm cuộc sống, để thấy mình nhỏ bé trước thiên nhiên tươi đẹp, nhận ra mình chỉ là một hạt cát của vũ trụ, để biết sống khiêm nhường hơn” – nhà báo Trương Thúy Hằng – phóng viên báo Biên phòng bắt đầu như thế khi chia sẻ về chuyện nữ nhà báo với những chuyến đi tác nghiệp.

1. Ai cũng nói rằng nghề báo nhọc nhằn bởi phải đi xa nhiều, phải đến mọi hang cùng ngõ hẻm, trên rừng xuống biển để khai thác thông tin, để đến với mỗi vùng đất, mỗi số phận, con người. Thế nên, đôi khi có những cuộc hành trình rất dễ chùn bước, nản lòng. Nhưng với nhà báo Trương Thúy Hằng, chuyện đi lại trở thành cơm bữa, mà ít đi là cuồng chân. Thế nên nhiều năm trong nghề, hỏi về nơi nào, từ chuyện rừng đến chuyện biển... nữ nhà báo ấy cũng có ti tỉ chuyện để hầu bạn đọc.

Tôi thích đọc phóng sự của Trương Thúy Hằng từ những ngày chị còn là một cây bút có tiếng ở báo Lao Động rồi khi chị về hẳn báo Biên phòng, quanh năm tác nghiệp vùng biên ải tôi lại càng mê phóng sự chị viết, bởi nó đầy hơi thở cuộc sống. Còn khi tiếp xúc chị luôn đem đến một nguồn năng lượng tích cực cho người đối diện. Thế nên khi kể về những chuyến đi, chị chẳng mấy khi nhắc đến sự nhọc nhằn. Có chăng chỉ là kiểu kể rất bụi bặm: Trước mỗi cuộc đi, mà đi lên Tây Bắc, hành trang tôi chuẩn bị kỹ lưỡng nhất không phải là khăn áo chống rét, thuốc bôi côn trùng đốt chẳng hạn hay là lương thực, thực phẩm, đồ nghề chuyên dụng ngoài trời. Cơ bản nhất với tôi vẫn là chuẩn bị tinh thần hứng khởi cho chuyến đi. Đèo sâu và núi cao, mùa bão gió sạt lở mưa nguồn hay lũ cuốn chưa bao giờ là thứ cản đường tôi. Mà một sự chùng chân nào đó rất có thể sẽ xuất hiện vào lúc Tây Bắc hoang vắng đến rợn người, lúc qua một đoạn mù sương trên đỉnh đèo, qua những thung lũng mây bay như từ ngàn năm qua vẫn thế - lúc ấy là để ngẫm ngợi về cuộc sống hữu hạn xung quanh mình, về sự biến thiên vô tình của thời gian! Và vì Tây Bắc là nơi tôi đã gửi trao mùa xuân của đời mình!...

Báo Công luận
Trương Thúy Hằng trò chuyện với một người săn voi ở Tây Nguyên.  
2. Tôi thấy thích cái “chất” của nữ nhà báo này, rất riêng có, vừa có vị đằm của trải nghiệm, vừa có sự sinh động của một tâm hồn cá tính, thích chu du. Chỉ ngặt một nỗi, nếu kể công cán trong nghề viết, chị thường không thích nói. Chị thích được “tâm tình” về một nơi nào đó đã qua, một người nào đó đã gặp hay trăn trở trước một vấn đề thời cuộc mà chị thấy bất bình. Trong cuộc trò chuyện, chị kể về chuyến đi công tác gần nhất từ Hà Nội vào Tây Nguyên 3 kỳ đi dài, mỗi kỳ hơn nửa tháng, và như vậy gần 2 tháng trời chị gắn bó với Tây Nguyên. “Một nỗi niềm đau đáu với tôi và nhiều các bạn đồng nghiệp khác là Tây Nguyên đã mất rừng, tiếp tục mất rừng và hơn thế nữa bắt đầu vào thời kỳ bộc lộ những hệ lụy rất đáng lo ngại từ việc mất tài nguyên rừng. Ai phá rừng Tây Nguyên? Tại sao Chính phủ ra sắc lệnh đóng cửa rừng mà gỗ lậu vẫn được chuyển từ rừng ra? Người ta sẽ sống thế nào khi rừng đã mất? Đất rừng tự nhiên đã biến thành đất tư hữu cá nhân theo con đường nào?... Chúng tôi nói với nhau: đã nói đến Tây Nguyên là nói đến rừng. Muốn có tư liệu đời sống, tư duy luận giải các mâu thuẫn hiện có ở vùng đất này thì hãy đi thẳng vào nguồn gốc của mọi vấn đề, đó là Rừng” – nhà báo Trương Thúy Hằng tâm sự. Và cũng vì thế, chị đã dành nhiều thời gian và công sức để đi tới, để nghĩ, phân tích và biện giải cho mình, thậm chí kể cả kêu cầu sự hỗ trợ của bạn bè, tìm kiếm tư liệu và đã viết nhiều bài viết về đề tài mất rừng ở Tây Nguyên.

Báo Công luận
 Trương Thúy Hằng bên cột mốc tuyến biên giới Đắk Lắk.
3. Mặc dù là nữ, nhưng nhà báo Trương Thúy Hằng đã có rất nhiều năm kinh nghiệm đi rừng, tác nghiệp ở những vùng núi heo hút, khó khăn nên có vẻ câu chuyện tác nghiệp Tây Nguyên chỉ như “muỗi đốt inox”. Chị kể về hành trình làm việc rất lý thú: “Chuyến đi vừa rồi, tôi say sưa theo đuổi đề tài đang cần làm sáng tỏ, đi sâu vào trong khu vực biên giới, nơi các đồn biên phòng đóng quân nằm lút trong rừng già. Suốt dọc đường hàng mấy chục cây số không có dân cư, chỉ có hun hút rừng thẳm. Đường càng đi càng xa. Đèn pha ô tô của chiếc xe cà tàng tôi và một đồng nghiệp cùng cơ quan lầm lũi đi vùi trong mưa lớn. Tôi trộm nghĩ, lúc đó mà mưa gió lớn quật cây rừng đổ xuống đường, gặp nguy biến thì anh em tôi không biết phải thoát nạn cách nào. Điện thoại thì chỗ đó không có sóng, trời thì khuya, tiến thoái lưỡng nan. May sao sự say mê với nghề nghiệp không vì thế mà hao hụt đi. Việc càng khó, khi làm được thì sự hứng thú với nghề nghiệp càng được bồi đắp mà thôi”.

Sáng hôm sau, nhà báo Trương Thúy Hằng ra được khỏi rừng sau khi tá túc ở một đồn biên phòng sát biên giới Campuchia, cách thành phố Buôn Ma Thuột gần 200km. Lúc đó mới nghe tin đêm qua khu vực gần đó có lốc xoáy, sét đánh chết người và hàng trăm ngôi nhà công trình hư hỏng nặng, tình cảnh rất nguy cấp chờ cứu trợ. Nhà báo Trương Thúy Hằng cười bảo: Chúng tôi thoát khỏi nguy hiểm trong gang tấc và ngay lập tức đồng nghiệp của tôi nhảy lên chiếc xe chở bộ đội biên phòng quay lại biên giới để giúp dân dựng lại nhà cửa, hỏi thăm gia đình người bị nạn. Dù không nói với nhau nhưng ai cũng hiểu, vì sao Tây Nguyên giờ đây thiên tai dữ dằn thế, lốc xoáy, thời tiết cực đoan liên tục đổ xuống đầu con người. Vì rừng – cái khiên chắn cho con người đã bị phá tan hoang còn đâu!

Điều đáng quý là nỗi trăn trở của nữ nhà báo ấy sau chuyến đi và khi đặt bút viết tác phẩm, lúc nào cũng đau đáu về trách nhiệm: “May mắn cho tôi, biết được mục tiêu của tôi, nhiều anh chị em đồng nghiệp, những người có quan tâm đến rừng Tây Nguyên, những nhà quan sát thời cuộc, lãnh đạo các cơ quan liên quan, và đặc biệt là bà con đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đều giúp chúng tôi, khai sáng ủng hộ. Và điều đó, cũng có nghĩa đã đặt trọng trách vào tay những người cầm bút, trong đó có tôi”.

Nữ nhà báo say mê đi và chuyến đi nào cũng đem về những tác phẩm hay đã tạo nên một cây bút Trương Thúy Hằng có chất riêng biệt. Hình như chị sinh ra là để làm báo, một thứ nghề mà như chị nói “không dành cho những tiểu thư khuê các”.

Hà Vân

Tin khác

Nhà báo Đinh Quang Thành với giờ phút may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp

Nhà báo Đinh Quang Thành với giờ phút may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp

(CLO) Theo nhà báo Đinh Quang Thành: “Trưa ngày 30/4/1975, tôi không nghĩ mình có thể vào được Dinh Độc Lập ở giây phút lịch sử đó. Sau bao ngày cùng các đơn vị bộ đội trải qua gian khổ…, có mặt ở thời khắc lịch sử quan trọng ấy, đối với tôi đó là điều vô cùng may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp”.

Nghề báo
Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

(NB&CL) “Đối với chúng tôi, những năm tháng làm phóng viên chiến trường là thời gian ghi lại những ký ức hào hùng của dân tộc và cũng là thời gian tích lũy kinh nghiệm, hiểu biết về nghề làm báo, viết báo. Thật tự hào mỗi khi vào lại Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh, tôi lại đắm chìm trong nỗi nhớ ngày 30/4/1975”- Nhà báo Đậu Ngọc Đản - người phóng viên miền Bắc đầu tiên có mặt tại Dinh Độc Lập 30/4/1975, sau 50 năm, vẫn xúc động khi trò chuyện về những năm tháng lịch sử.

Nghề báo
Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

(CLO) Trong những ngày tháng diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ, đã có những bài báo, những bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc lịch sử hào hùng, phản ánh chân thực, sinh động nhất về diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ và 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường… Những câu chuyện ấy phần nào được kể qua hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam hôm nay.

Nghề báo
Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

(CLO) Chiều 26/4, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu Cuộc thi ảnh báo chí, nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam và Quốc phòng toàn dân năm 2024.

Nghề báo
Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhiều chương trình trọng điểm, phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.

Nghề báo