Việc lưu hành công hàm tại LHQ là việc làm bình thường

Thứ năm, 09/04/2020 19:52 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tại cuộc họp báo trực tuyến thường kỳ tháng 4/2020, diễn ra chiều 9/4/2020, tại Hà Nội, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết, việc lưu hành công hàm tại LHQ là việc làm bình thường, thể hiện lập trường và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Việt Nam.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trả lời các câu hỏi của phóng viên tại buổi họp báo.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trả lời các câu hỏi của phóng viên tại buổi họp báo.

Công hàm thể hiện lập trường và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Việt Nam

Tại cuộc họp báo trực tuyến chiều 9/4, các phóng viên đã câu hỏi về Việt Nam đã có lần đề cập đến đến việc không loại trừ khả năng kiện Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Vậy tiến trình chuẩn bị hồ sơ pháp lý để kiện Trung Quốc của Việt Nam đã hoàn thiện chưa?

Liệu Việt Nam có tiến hành các thủ tục khởi kiện Trung Quốc sau khi Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc (LHQ) ngày 30/3/2020 đã gửi Công hàm phản đối 2 công hàm nhận chủ quyền của Trung Quốc tới Tổng thư ký Liên hợp quốc?

Trả lời các câu hỏi, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh: Lập trường nhất quán của Việt Nam là giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế như đã được thể hiện trong Công ước Liên Hiệp Quốc (LHQ) về Luật Biển 1982.

Việc lưu hành công hàm tại LHQ là việc làm bình thường, thể hiện lập trường và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Việt Nam. Lập trường nhất quán của Việt Nam đã được thể hiện đầy đủ tại công hàm này.

Theo đó, Việt Nam khẳng định chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế, đồng thời khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam với các vùng biển được xác định theo Công ước LHQ về Luật Biển 1982.

Về thông tin truyền thông Trung Quốc đưa tin nước này sắp đưa thủy phi cơ cỡ lớn ra Biển Đông?

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết, duy trì hòa bình, ổn định, an ninh an toàn, tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông là lợi ích và trách nhiệm của các nước trong và ngoài khu vực. Việt Nam mong muốn các nước tăng cường hợp tác, đóng góp thiết thực vào hòa bình, ổn định vì mục tiêu nói trên.

1.500 công dân Việt Nam bị kẹt đã trở về nước an toàn

Cũng tại buổi họp báo, trả lời câu hỏi của phóng viên về tổng số người Việt ở nước ngoài được hỗ trợ để về nước, tính từ khi dịch Covid-19 bùng phát?

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết, trong thời gian qua các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phối hợp với các cơ quan chức năng sở tại cũng như trong nước đã hỗ trợ gần 1.500 công dân Việt Nam bị kẹt trở về nước an toàn.

Đã có 1.500 công dân Việt Nam bị kẹt được hỗ trợ trở về nước an toàn.

Đã có 1.500 công dân Việt Nam bị kẹt được hỗ trợ trở về nước an toàn.

Về tình hình giải cứu công dân mắc kẹt ở Nhật Bản và Australia, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng lưu ý, hiện nay còn một số ít công dân Việt Nam bị kẹt tại các sân bay quốc tế nước ngoài do các quốc gia và vùng lãnh thổ thay đổi chính sách về xuất nhập cảnh, quá cảnh; các hãng hàng không dừng, hủy các chuyến bay và thay đổi lịch trình bay do điều kiện phòng chống dịch Covid-19.

Ngoài ra, một số công dân Việt Nam cũng đang gặp khó khăn về thị thực lưu trú tại nước ngoài do không tìm được các chuyến bay về nước, các Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam đã và đang phối hợp chặt chẽ với các hãng hàng không quốc tế, các cơ quan chức năng sở tại để tháo gỡ các khó khăn về thị thực lưu trú, đảm bảo chăm sóc y tế, cung cấp nhu yếu phẩm cần thiết, hỗ trợ tìm kiếm, thu xếp các chuyến bay phù hợp để có thể về được Việt Nam.

"Tôi xin nhắc lại, "không phải trong mọi trường hợp Cơ quan đại diện có thể giải quyết được tất cả các vướng mắc”, bà Lê Thị Thu Hằng khẳng định.

Người phát ngôn cũng lưu ý, vừa qua Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, đề xuất phương án đưa một số công dân Việt Nam về nước, ưu tiên nhóm người cao tuổi, ốm đau, trẻ em dưới 18 tuổi, đảm bảo cân đối chung và phù hợp với năng lực cách ly tập trung ở trong nước.

Riêng một số trường hợp người Việt Nam không có giấy tờ tùy thân và hợp đồng lao động hợp pháp ở nước ngoài sẽ cần tiến hành các thủ tục pháp lý với các cơ quan chức năng trong và ngoài nước để thẩm tra thân nhân và có phương án xử lý phù hợp.

Cán bộ của Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp nhiễm Covid-19 đã ổn định

Ngày 3/4, bà Lê Thị Thu Hằng thông báo một cán bộ của Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp đã nhiễm Covid-19 trong quá trình tham gia hoạt động đối ngoại.

Thông tin đến báo chí trong cuộc họp, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết: "Ngay sau khi nhận được thông tin, Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo Đại sứ quán thông báo và đề nghị các cơ quan chức năng, cơ sở y tế địa phương tiến hành việc giám sát y tế và điều trị phù hợp cho cán bộ nói trên, chủ động thực hiện các biện pháp chăm sóc sức khỏe, giám sát và cách ly y tế, đảm bảo điều kiện vệ sinh phòng dịch trong toàn cơ quan đại diện với mục tiêu cao nhất không để dịch bệnh lây lan, ảnh hưởng tới sức khỏe của các cán bộ khác và thân nhân".

“Hiện tình trạng sức khỏe của cán bộ ngoại giao này đã ổn định và có thể sinh hoạt bình thường”, bà Hằng nói.

Quốc Trần

Tin khác

Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Điện Biên trong dịp đại lễ

Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Điện Biên trong dịp đại lễ

(CLO) Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay dài ngày, đặc biệt là trên địa bàn TP Điện Biên Phủ diễn ra chuỗi các sự kiện hướng tới Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ nên lượng người và phương tiện tăng đột biến.

Tin tức
Đảm bảo điều kiện triển khai Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Đảm bảo điều kiện triển khai Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

(CLO) Ngày 1/7 tới đây, Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở chính thức có hiệu lực thi hành. Hiện, Chính phủ, Bộ Công an đã ban hành các nghị định, thông tư để triển khai thi hành luật, đáp ứng yêu cầu thực tiễn khách quan trong công tác đảm bảo an ninh, trật tự ở cơ sở.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra, đốc thúc một số dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra, đốc thúc một số dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam

(CLO) Ngày 29/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đi kiểm tra hiện trường, động viên cán bộ, công nhân đang làm việc trên công trường, đốc thúc một số dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021-2025, đi qua địa bàn các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột.

Tin tức
Truy điệu 2 cán bộ kiểm lâm hy sinh khi làm nhiệm vụ chữa cháy rừng ở Hà Giang

Truy điệu 2 cán bộ kiểm lâm hy sinh khi làm nhiệm vụ chữa cháy rừng ở Hà Giang

(CLO) Ngày 28/4, tại Nhà tang lễ thành phố Hà Giang, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Giang cùng các gia đình tổ chức lễ tang, lễ truy điệu 2 cán bộ kiểm lâm đã anh dũng hy sinh khi làm nhiệm vụ chữa cháy rừng. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Quốc Trị dự lễ truy điệu.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giao thông tới đâu, người dân hưởng lợi tới đó

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giao thông tới đâu, người dân hưởng lợi tới đó

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, thực tiễn cho thấy, giao thông phát triển đến đâu sẽ tạo ra giá trị mới, mở ra không gian phát triển mới đến đó.

Tin tức