Việc xác định giá đất tại Việt Nam vẫn diễn ra theo cơ chế “hai giá”

Thứ tư, 15/03/2023 16:55 PM - 0 Trả lời

(CLO) Hiện nay, việc xác định giá đất tại Việt Nam vẫn diễn ra theo cơ chế “hai giá” gồm giá đất theo bảng giá đất Nhà Nước và giá đất thị trường.

Những vướng mắc từ việc đền bù đất

Nhận định về các vấn đề này, bà Nguyễn Hồng Vân, Phó Giám đốc, Bộ phận Tư vấn và định giá, Savills Hà Nội cho rằng việc xác định giá đất theo thị trường sẽ đảm bảo tính công bằng cho các chủ thể có liên quan đến bất động sản và giúp cho nguồn tài nguyên đất đai được sử dụng hiệu quả. 

Theo bà Vân, định giá đất là quá trình xác định giá trị của lô đất dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm mục đích sử dụng đất, diện tích, khả năng sinh lợi, hạ tầng, tính pháp lý và các yếu tố khác.

viec xac dinh gia dat tai viet nam van dien ra theo co che hai gia hinh 1

Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đang trong giai đoạn hoàn thiện cuối cùng. (Ảnh: TK)

Hiện nay, việc xác định giá đất tại Việt Nam vẫn diễn ra theo cơ chế “hai giá” gồm giá đất theo bảng giá đất Nhà Nước và giá đất thị trường. Theo đó, giá đất theo bảng giá đất Nhà Nước sau khi áp dụng hệ số điều chỉnh hàng năm vẫn thấp hơn 60% giá thị trường. 

Trong khi đó, giá trị thị trường được định nghĩa bởi Ủy ban tiêu chuẩn định giá thế giới và được sử dụng bởi Hiệp hội Thẩm định giá Hoàng Gia Anh Quốc (RICS) là “số tiền ước tính mà một bất động sản có thể trao đổi vào ngày tư vấn giá giữa một người mua sẵn sàng mua và một người bán sẵn sàng bán trong một giao dịch công bằng sau quá trình tiếp thị phù hợp đồng thời mỗi bên đều hành động một cách am tường, thận trọng và không có sự cưỡng ép”.

“Nếu việc áp dụng bảng giá đất Nhà nước chỉ giới hạn ở việc tính thuế, phí, tiền xử phạt và bồi thường thiệt hại hoặc giao đất trong hạn mức của hộ gia đình thì giá đất thị trường được áp dụng trong việc xác định đơn giá đền bù, tiền sử dụng đất để giao đất/ cho thuê đất phát triển dự án cho các tổ chức kinh doanh. Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan được giao quyền quyết định giá đất cụ thể này”, bà Vân chia sẻ.

Vị chuyên gia này cho rằng, các vướng mắc hiện nay vẫn xoay quanh việc giải quyết hài hòa mối quan hệ và kỳ vọng giữa người dân, Nhà nước và doanh nghiệp để có thể xác định được giá đất thị trường hợp lý.

Từ phía người dân, họ có thể không đồng tình với đơn giá đền bù mà cơ quan Nhà nước đưa ra. Nhiều trường hợp đơn giá đền bù được xác định theo hệ số điều chỉnh trên bảng giá đất Nhà Nước nên rất thấp so với giá thị trường. Đối với một số khác, đơn giá đền bù được cho là không ghi nhận đầy đủ ý kiến từ người dân.

Vướng mắc thứ hai đến từ phía doanh nghiệp phát triển bất động sản, các doanh nghiệp này cần cơ quan Nhà Nước đưa ra tiền sử dụng đất trên cơ sở thị trường khách quan.

Có thể thấy hiện nay, yếu tố thị trường vẫn chưa được phản ánh đầy đủ trong cách xác định giá trị đất. Việc quy định các yếu tố đầu vào về tỷ lệ hấp thụ, tỷ lệ chiết khấu, thời gian ghi nhận doanh thu và chi phí đã không phản ánh được hiệu quả thực tế của dự án dẫn đến giá đất xác định bị đẩy lên quá cao. 

Theo bà Vân, để có thể áp dụng được định giá đất theo giá thị trường, cần giải quyết các khó khăn hiện hữu. Đầu tiên là về việc minh bạch thông tin mua bán và giao dịch bất động sản. Các thông tin giao dịch tại thị trường Việt Nam chưa được công khai cũng như chưa có cơ chế hợp lý, nghiêm ngặt để thu thập dữ liệu giao dịch thật trên thị trường.

Trong khi đó, đội ngũ môi giới bất động sản trên thị trường thường là người nắm thông tin giao dịch nhanh nhất đa phần lại không được đào tạo bài bản cũng như chưa có sự giám sát và quản lý chặt chẽ.

Vai trò của các tư vấn định giá độc lập vẫn chưa được coi trọng hoặc chịu trách nhiệm về pháp lý quá lớn, bị chi phối và can thiệp bởi các cơ quan Nhà nước, làm ảnh hưởng tính khách quan của việc định giá đất. 

Thêm vào đó, biến động về giá đất còn diễn ra. Khi thuế sở hữu bất động sản còn thấp thì việc các nhà đầu tư cá nhân hoặc tổ chức sử dụng bất động sản làm kênh đầu tư là rất lớn. Các thông tin hay kế hoạch về quy hoạch sử dụng đất hoặc đầu tư cơ sơ hạ tầng đều khiến cho giá đất khu vực có liên quan bị đẩy lên cao làm các dự kiến về chi phí đất ban đầu đều không còn phù hợp. 

Kinh nghiệm tại một số nước

Tại một số quốc gia phát triển, việc định giá đất trên thế giới hiện nay vẫn phải đảm bảo tuân thủ theo giá thị trường nhằm hài hòa lợi ích của các bên liên quan mà vẫn đẩy mạnh đầu tư phát triển kinh tế xã hội. 

Để xây dựng được giá đất, một số quốc gia như Nhật Bản, Thụy Điển và New Zealand đã xây dựng hệ thống dữ liệu chung, toàn bộ các giao dịch được đăng tải và công bố trên hệ thống để có thể xác định được giá chuyển nhượng trên thị trường.

viec xac dinh gia dat tai viet nam van dien ra theo co che hai gia hinh 2

Ở một số nước, chủ dự án sẽ phải xây dựng một số lượng nhà ở xã hội nhất định. (Ảnh: MM)

Các nước cũng đưa ra chính sách về tái điều chỉnh đất, Nhà nước hoặc chủ đầu tư có thể gom các khu đất có vị trí liền kề của các chủ tư nhân khác nhau, sau đó lập quy hoạch và đầu tư hạ tầng cảnh quan làm tăng giá trị đất và tiến hành trả lại các chủ tư nhân với các lô đất nhỏ hơn nhưng có giá trị tương đương.   

Về chính sách đối với chủ đầu tư, để được phê duyệt dự án phát triển thì chủ đầu tư sẽ có nghĩa vụ nộp tiền hoặc đóng góp tương tự. Ví dụ, ở một số nước, chủ dự án sẽ phải xây dựng một số lượng nhà ở xã hội nhất định. Ngoài ra, nếu có thay đổi quy hoạch dự án, chủ đầu tư dự án sẽ phải trả phí khi điều chỉnh quy hoạch đất dự án hoặc tăng hệ số sử dụng đất. 

Có thể thấy, tại các quốc gia phát triển, đất đai là nguồn cung quan trọng, chiếm đến 40% tổng nguồn vốn trong kinh tế. Khi 2/3 dân số thế giới tập trung sinh sống ở khu vực thành thị thì nhu cầu phát triển hạ tầng và dịch vụ xã hội là rất lớn.

Các quốc gia khác cũng đối mặt với việc giá đất tăng lên nhanh chóng theo các công bố về kế hoạch phát triển đất đai mà Chính phủ đưa ra. 

Bà Vân nhấn mạnh, đất đai là nguồn tài nguyên hữu hạn nên không tránh việc giá đất sẽ tăng theo thời gian và thay đổi theo quy luật cung cầu. Do đó, việc xác định giá đất theo thị trường sẽ đảm bảo tính công bằng cho các chủ thể có liên quan đến bất động sản đó và giúp cho nguồn tài nguyên đất đai cũng như là nguồn vốn này được sử dụng hiệu quả. 

“Nhà nước nên để cho thị trường tự điều chỉnh giá trị và sử dụng các công cụ và chính sách phù hợp để phân bổ lại giá trị đất. Hơn nữa, quá trình định giá tài sản là một quy trình phức tạp, đòi hỏi cần được thực hiện bởi đội ngũ có chuyên môn cao với phương pháp định giá chính xác, hiện đại và toàn diện” chuyên gia của Savills nhấn mạnh.

Định Trần

Bình Luận

Tin khác

Lào Cai: Đấu giá khu đất vàng công sở cũ làm tổ hợp dịch vụ thương mại, nhà cao tầng

Lào Cai: Đấu giá khu đất vàng công sở cũ làm tổ hợp dịch vụ thương mại, nhà cao tầng

(CLO) Đây là khu đất vàng nằm trên trục đường chính Hoàng Liên ở phía bắc thành phố Lào Cai vốn là nơi có 4 trụ sở cũ của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lào Cai, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Lào Cai,Sở Nội vụ tỉnh Lào Cai và Trường Mầm non Hoa Hồng.

Bất động sản
Thứ trưởng Bộ Xây dựng: “Biết sử dụng đất đai hiệu quả có thể biến vùng đất hoang sơ trở thành giá trị”

Thứ trưởng Bộ Xây dựng: “Biết sử dụng đất đai hiệu quả có thể biến vùng đất hoang sơ trở thành giá trị”

(CLO) Ông Nguyễn Văn Sinh, Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết: Phát triển thị trường bất động sản du lịch cũng là cơ hội khai thác và sử dụng đất đai một cách hiệu quả khi biến những vùng đất hoang sơ chưa có giá trị thành những vùng đất có giá trị kinh tế cao.

Bất động sản
Bình Định sắp đấu giá hơn 200 lô đất tại Khu kinh tế Nhơn Hội

Bình Định sắp đấu giá hơn 200 lô đất tại Khu kinh tế Nhơn Hội

(CLO) Trong đợt đấu giá này, 217 lô đất tại Khu đô thị du lịch sinh thái Nhơn Hội, Khu kinh tế Nhơn Hội sẽ được đưa ra đấu giá.

Bất động sản
Sóc Trăng được chuyển đổi 50 ha đất lúa để phát triển cụm công nghiệp

Sóc Trăng được chuyển đổi 50 ha đất lúa để phát triển cụm công nghiệp

(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa chấp thuận cho UBND tỉnh Sóc Trăng quyết định chuyển mục đích sử dụng 50 ha đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp để thực hiện Dự án Cụm công nghiệp Xây Đá B mới tại huyện Châu Thành.

Bất động sản
Quy định “oái oăm” khiến chủ đầu tư không thể xây dựng dự án trên chính đất của mình

Quy định “oái oăm” khiến chủ đầu tư không thể xây dựng dự án trên chính đất của mình

(CLO) Thị trường hiện nay có khoảng 15% trong tổng số các dự án nhà ở thương mại mà nhà đầu tư đang có đất khác không phải là đất ở. Do đó, họ không được công nhận chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại trên đất của chính mình.

Bất động sản