Việt Nam bắt tay Hàn Quốc để “tăng tốc” ngành công nghiệp phụ trợ

Thứ sáu, 27/11/2020 16:15 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo Bộ Công Thương, các doanh nghiệp ngành phụ trợ Việt Nam có thể tham gia sâu hơn nữa vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp Hàn Quốc và toàn cầu cũng như hỗ trợ phát triển chung cho ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam.

Bài liên quan
Theo Bộ Công Thương, các doanh nghiệp ngành phụ trợ Việt Nam có thể tham gia sâu hơn nữa vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp Hàn Quốc và toàn cầu cũng như hỗ trợ phát triển chung cho ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam.

Theo Bộ Công Thương, các doanh nghiệp ngành phụ trợ Việt Nam có thể tham gia sâu hơn nữa vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp Hàn Quốc và toàn cầu cũng như hỗ trợ phát triển chung cho ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam.

Phát biểu tại “Tọa đàm giữa Bộ trưởng Bộ Công Thương với doanh nghiệp Hàn Quốc” ngày 26/11, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, từ đầu năm 2020 tới nay, mặc dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, nhưng với sự cố gắng của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp, nhân dân Việt Nam. Trong đó có sự cố gắng của các nhà đầu tư Hàn Quốc, Việt Nam là một trong số ít các nền kinh tế trên thế giới được Ngân hàng Thế giới dự đoán đạt mức tăng trưởng GDP dương (2,8%) trong năm 2020 và 6,8% vào năm 2021.

Theo Bộ trưởng Trấn Tuấn Anh, nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, phát triển ổn định, tham gia nhiều Hiệp định thế hệ mới... Cùng với đó,Việt Nam hiện cơ bản đã khống chế được dịch bệnh Covid-19, các Bộ ngành, địa phương quan tâm, nguồn nhân lực cần cù, chịu khó là những điều kiện tốt để các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong đó có các doanh nghiệp FDI Hàn Quốc có thể tận dụng được cơ hội, nhanh chóng tổ chức, khôi phục lại sản xuất kinh doanh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn tiếp theo. 

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định, Chính phủ, Bộ Công Thương luôn nhất quán ủng hộ và tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, trong đó có các nhà đầu tư, Tập đoàn, doanh nghiệp Hàn Quốc tiếp tục mở rộng hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.

Trong bối cảnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, ảnh hưởng chuỗi cung ứng toàn cầu, Bộ Công Thương sẽ làm hết sức mình để hỗ trợ các doanh nghiệp Hàn Quốc cũng như thu hút đầu tư Hàn Quốc với chất lượng cao hơn nữa, sẵn sàng lắng nghe các ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp, nhà đầu tư Hàn Quốc để cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Hàn Quốc cũng như hoạt động đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam, tư lệnh Bộ Công Thương nhấn mạnh.

Tại buổi tọa đàm, bà Lê Hoàng Oanh - Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á-châu Phi đã có tham luận với nội dung “Thúc đẩy thương mại song phương Việt Nam-Hàn Quốc thời kỳ hậu Covid-19”.

Theo đó, bà Lê Hoàng Oanh đã đề xuất 4 phương hướng thúc đẩy thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Một là thúc đẩy kết nối chuỗi cung ứng giữa Việt Nam và Hàn Quốc, tăng cường thu hút đầu tư từ Hàn Quốc vào Việt Nam. Hai là tăng cường khai thác tối đa lợi thế và tiềm năng của các Hiệp định Thương mại tự do như EVFTA và VKFTA. Ba là tăng cường hợp tác chuyển giao công nghệ từ Hàn Quốc sang Việt Nam để nâng cao năng lực sản xuất các sản phẩm nông sản, thực phẩm, hàng tiêu dùng, điện tử, ô tô để xuất khẩu phục vụ thị trường Hàn Quốc hoặc thị trường các nước thứ 3. Thứ tư là tăng cường tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, hạn chế các rào cản thương mại, biện pháp phòng vệ thương mại.

Còn ông Ngô Khải Hoàn - Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết, Việt Nam đã đề ra nhiều chính sách lớn nhằm tạo động lực phát triển cho ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam, giúp tăng cường hơn nữa giá trị tăng thêm của quốc gia.

Bộ Công Thương hy vọng các nhà đầu tư Hàn Quốc sẽ tăng cường hơn nữa hợp tác với các doanh nghiệp phụ trợ Việt Nam để các doanh nghiệp ngành phụ trợ Việt Nam có thể tham gia sâu hơn nữa vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp Hàn Quốc và toàn cầu cũng như hỗ trợ phát triển chung cho ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam.

Về phía Hàn Quốc, thay mặt cho cộng động doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam, ông Choi Joo Ho - Tổng Giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam cho biết, đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia trên thế giới, tuy nhiên, các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam rất vui mừng vì Việt Nam đã thực hiện phòng chống dịch rất thành công, tạo điều kiện thuận lợi rất lớn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong suốt thời gian khó khăn của đại dịch.

Các doanh nghiệp Hàn Quốc mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của Bộ Công Thương và cam kết sẽ tăng cường hợp tác, trao đổi hơn nữa với Bộ Công Thương để có thể góp phần thúc đẩy phát triển hoạt động sản xuất công nghiệp, thương mại của Việt Nam nhằm thắt chặt hơn nữa quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Hàn Quốc. 

Hàn Quốc hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam (sau Trung Quốc và Hoa Kỳ) với kim ngạch thương mại song phương năm 2019 đạt gần 67 tỷ USD; là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam (sau Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản) và là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam sau Trung Quốc. Việt Nam là thị trường xuất khẩu lớn của Hàn Quốc đối với nhóm hàng hàng máy móc thiết bị phục vụ đầu tư, phương tiện vận tải, nguyên phụ liệu dệt may, da giày, dược phẩm, hàng điện tử tiêu dùng...

Trong khi đó, Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu trọng điểm của các mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam như nông thủy sản, thực phẩm chế biến, dệt may, giày dép, đồ gỗ, hàng điện tử…Về đầu tư, Hàn Quốc đang là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam hiện nay với hơn 9.000 doanh nghiệp và tổng số vốn đầu tư tính lũy kế đến tháng 10 năm 2020 đạt xấp xỉ 70,4 tỷ USD, chiếm 18,5% tổng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam với 8.934 dự án. 

Ngọc An

Tin khác

Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

(CLO) Theo báo cáo triển vọng toàn cầu cập nhật từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tăng trưởng chậm sẽ đẩy Pháp ra khỏi danh sách 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới trong vòng 5 năm tới.

Thị trường - Doanh nghiệp
PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

(CLO) Ngày 26/4, Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL, mã chứng khoán: OIL) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
G7 đặt mục tiêu mở rộng gấp sáu lần khả năng lưu trữ điện

G7 đặt mục tiêu mở rộng gấp sáu lần khả năng lưu trữ điện

(CLO) Cuối tuần này, các nước G7 dự kiến sẽ thống nhất mục tiêu toàn cầu là tăng công suất lưu trữ điện gấp sáu lần từ năm 2022 đến năm 2030, khi các nước vật lộn với cách duy trì nguồn cung điện trong khi chuyển sang sử dụng năng lượng gió và năng lượng mặt trời không liên tục.

Thị trường - Doanh nghiệp
Công ty cổ phần Cát Lợi: Đồng hành gắn kết - Vươn tầm phát triển

Công ty cổ phần Cát Lợi: Đồng hành gắn kết - Vươn tầm phát triển

(CLO) Với mục tiêu Liên tục đổi mới - Đồng hành gắn kết - Vươn tầm phát triển, Công ty Cát Lợi không ngừng thực hiện đầu tư, đổi mới công nghệ hiện đại tiên tiến, sau 32 năm hoạt động, công ty đã khẳng định được vị thế trên thị trường trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh bao bì, phụ liệu thuốc lá, cung cấp cho ngành công nghiệp sản xuất thuốc lá trong và ngoài nước.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất Quý I/2024 tăng trưởng 13%

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất Quý I/2024 tăng trưởng 13%

(CLO) Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh quý I năm 2024 (trước soát xét), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên ghi nhận mức tăng trưởng khả quan với Lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 617 tỷ đồng, tăng trưởng 13%. Tổng doanh thu hợp nhất đạt 14.066 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ năm 2023.

Thị trường - Doanh nghiệp