Việt Nam biến đại dịch Covid-19 thành động lực tăng trưởng kinh tế

Thứ sáu, 08/05/2020 11:22 AM - 0 Trả lời

(CLO) Báo chí quốc tế thời gian qua đã dành thời lượng khá lớn ca ngợi cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 của Việt Nam. Tờ Nikkei của Nhật Bản mới đây tiếp tục đánh giá cao chính phủ Việt Nam nhưng cũng nhận định rằng, cần biết tận dụng dụng mọi nguồn lực để biến khó khăn thành động lực phát triển.

Hình ảnh người dân Thành phố HCM đi lại bình thường sau khi chính phủ nới lỏng giãn cách xã hội - Ảnh: Reuters

Hình ảnh người dân Thành phố HCM đi lại bình thường sau khi chính phủ nới lỏng giãn cách xã hội - Ảnh: Reuters

Bài viết có nhan đề: “Vietnam must turn coronavirus success into economic growth”. Tạm dịch là: "Việt Nam phải biến đại dịch virus Corona thành động lực tăng trưởng kinh tế".

Tờ Nikkei bắt đầu từ cái nhìn về tình hình cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và chỉ ra rằng Việt Nam đã lặng lẽ nắm lấy cơ hội của sự tháo chạy của hàng loạt công ty khỏi Trung Quốc đại lục, nhằm tránh khỏi đòn trừng phạt về thuế của Mỹ.

Với hàng loạt chính sách linh hoạt và “thông minh”, Việt Nam rất nhanh chóng nỗ lực mở cửa thị trường và bãi bỏ một số quy định gây cản trở cho sự đầu tư của nước ngoài. Điều này giúp Việt Nam có ưu thế trong xu hướng dịch chuyển của những công ty đa quốc gia.

Nike và Samsung đã ưu tiên lựa chọn Việt Nam trở thành khu vực đầu tư trọng điểm, trung tâm trong chuỗi dây chuyền sản xuất của mình.

Về đại dịch Covid-19, quan chức Hà Nội đã giành được sự khen ngợi của cộng đồng quốc tế với nhiều quyết định mạnh mẽ nhưng chính xác, giúp ngăn chặn đáng kể sự lây lan của virus Corona.

Việt Nam được Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Trung tâm kiểm soát và Bảo vệ dịch bệnh Mỹ ca ngợi khi so sánh với tình hình trái ngược tại Indonesia, Singapore và Phillippines, nơi đang chiến đấu với làn sóng lây nhiễm virus thứ hai.

“Tốc độ mà Hà Nội tuyên bố đã làm phẳng đường cong nhiễm bệnh thể hiện kỹ năng và sự nhanh nhẹn. Bạn có thể ngụy biện với các phương pháp tích cực bao gồm cách ly nghiêm ngặt, đóng cửa kinh doanh và hạn chế đi lại. Nhưng cái chết chính thức bằng 0 ở một quốc gia 96 triệu là một kỳ tích. Philippines láng giềng, dân số 105 triệu người, báo cáo hơn 630 trường hợp tử vong”, Nikkei viết.

Tờ báo của Nhật Bản cũng thể hiện sự thán phục cách làm của Việt Nam khi một quốc gia có hệ thống y tế yếu, lại có thể kiểm soát một cách hiệu quả dịch bệnh, khi chỉ có 270 trường hợp nhiễm virus Corona – như thông báo chính thức trên các phương tiện truyền thông.

Cũng giống như Hàn Quốc và Đài Loan, họ xem Việt Nam như là một mô hình để các nước học tập trong cuộc chiến chống Covid-19.

Hình ảnh công tác khai báo y tế và kiểm dịch tại chợ Long Biên, Hà Nội, được quốc tế đánh giá cao - Ảnh: Getty

Hình ảnh công tác khai báo y tế và kiểm dịch tại chợ Long Biên, Hà Nội, được quốc tế đánh giá cao - Ảnh: Getty

Việc kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh giúp Việt Nam trở thành quốc gia đầu tiên tại Đông Nam Á thực hiện nới lỏng các hạn chế và mở cửa hoàn toàn nền kinh tế.

“Các doanh nghiệp Việt Nam trở lại hoạt động nhanh như chớp”, Nikkei có đoạn viết.

Tờ báo tài chính hàng đầu của Nhật Bản cho rằng, sẽ là rất lãng phí nếu Việt Nam không tận dụng sức mạnh mền và sự ổn định về chính trị để duy trì “đà thành công” trong cuộc chiến chống Covid-19, vào công cuộc phát triển kinh tế.

Việt Nam đã rất nỗ lực trong việc đưa ra các biện pháp để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Ngân hàng nhà nước đã tiến hành cắt giảm lãi suất chuẩn trong tháng 3, từ 6% xuống 5%. Gói hỗ trợ lớn dành cho những người thiệt hại trong đại dịch và những biện pháp kích thích phát triển kinh doanh giúp nền kinh tế vận hành nhịp nhàng.

Ngoài ra, chính phủ tạo ra không gian tài chính để tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng, tạo việt làm.

Vào cuối năm 2019, tỷ lệ nợ trên GDP của Việt Nam là 38% và bảng xếp hạng Fitch cho thấy nó có thể tăng lên 42,5% trong năm nay.

Nhưng đây là vẫn tín hiệu rất tích cực trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang rất ảm đạm, chuỗi cung ứng toàn bị đình trệ bởi các lệnh hạn chế và phong tỏa.

Tờ Nikkei tuy tỏ ra lạc quan với tình hình kinh tế của Việt Nam, nhưng cũng cảnh báo những khó khăn mà chính phủ của quốc gia Đông Nam Á phải đối mặt.

“Đây chưa phải là lúc bật chai Champagne. Làn sóng gây sốc tăng trưởng đang tấn công Việt Nam và nhanh chóng. Quỹ tiền tệ quốc tế dự báo tăng trưởng của Việt Nam sẽ chỉ vào khoảng 2,7%, thấp hơn một nửa so với tỷ lệ 7% trong năm 2018 và 2019.

Tổng sản phẩm trong nước có thể sẽ giảm sút mạnh khi nhu cầu từ Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và châu Âu bị san phẳng. Du lịch, nơi tạo ra 10% GDP bị tác động mạnh mẽ”, Nikkei đánh giá.

Theo Nikkei, Việt Nam nên tăng cường đầu tư hơn nữa vào giáo dục và đào tạo để tăng năng suất. Đồng thời thu hẹp khu vực kinh tế nhà nước để nhường chỗ cho các công ty khởi nghiệp.

Tác động của Covid-19 đã gây cản trở Việt Nam trong việc nâng cấp vai trò của các khu vực tư nhân và xây dựng một ngành dịch vụ nội địa lớn. Theo một cuộc khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam vào tháng 4, 60% các công ty đã bị thiếu vốn và giảm dòng tiền.

Ít nhất 35.000 doanh nghiệp đã bị phá sản hoặc đóng cửa trong 3 tháng đầu năm 2020 và đây là lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ, Việt Nam đối với số lượng các công ty đóng cửa nhiều như thế.

Tuy nhiên, Nikkei đánh giá “trong một thế giới u ám, Việt Nam một lần nữa vẫn cho thấy sự nổi bật rõ ràng. Việc duy trì sự tỏa sáng đó cho thấy Việt Nam đã áp dụng kỹ năng và sự nhanh nhẹn tương đối với sức khỏe của nền kinh tế cũng như đối với đại dịch Covid-19”.

Hoài Đức

Tin khác

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

(CLO) Trong những ngày tháng diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ, đã có những bài báo, những bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc lịch sử hào hùng, phản ánh chân thực, sinh động nhất về diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ và 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường… Những câu chuyện ấy phần nào được kể qua hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam hôm nay.

Nghề báo
Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

(CLO) Chiều 26/4, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu Cuộc thi ảnh báo chí, nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam và Quốc phòng toàn dân năm 2024.

Nghề báo
Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhiều chương trình trọng điểm, phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.

Nghề báo
Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(CLO) Ngày 26/4, Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương đã tổ chức hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho gần 100 hội viên, nhà báo đang công tác tại các cơ quan báo chí trong tỉnh.

Nghề báo
Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày truyền thống Báo Khánh Hòa, ngày 26/4, Báo Khánh Hòa tiếp tục phối hợp với Công ty Cổ phần Nước giải khát yến sào Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”.

Nghề báo