Việt Nam cam kết giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính vào năm 2030

Thứ ba, 01/12/2015 09:13 AM - 0 Trả lời

Phát biểu tại Hội nghị COP 21 đang diễn ra tại Paris (Pháp), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cam kết, Việt Nam sẽ giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính vào năm 2030 và có thể giảm đến 25% nếu nhận được hỗ trợ hiệu quả từ cộng đồng quốc tế.

(CLO) Sáng 1/12 (theo giờ Việt Nam), tại Trung tâm Hội nghị Bourget ở thủ đô Paris (Pháp), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có bài phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 21 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 21).

[caption id="attachment_66102" align="aligncenter" width="640"]Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại COP 21. Ảnh: Nhật Bắc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại COP 21. Ảnh: Nhật Bắc[/caption]

Phát biểu trước 150 nguyên thủ, người đứng đầu Chính phủ các quốc gia trên thế giới và lãnh đạo các tổ chức quốc tế đại diện cho 196 thành viên tham gia Công ước khung của Liên Hợp quốc về biến đổi khí hậu, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: “Chúng ta có mặt tại Hội nghị COP 21 để bày tỏ cam kết ủng hộ, thúc đẩy tiến trình đàm phán và thông qua Thỏa thuận khí hậu toàn cầu sau năm 2020. Nội dung Thỏa thuận cần bảo đảm sự đóng góp công bằng giữa các quốc gia và có sự cân bằng trong các nội dung về giảm nhẹ, thích ứng, tài chính, phát triển và chuyển giao công nghệ... Các nước phát triển cần đi đầu trong thực hiện cam kết của mình, đồng thời hỗ trợ và tăng cường năng lực cho các nước đang phát triển để cùng nhau thực hiện thành công Thỏa thuận”.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi nội dung Thỏa thuận toàn cầu mới về khí hậu dự kiến được thông qua tại COP21 cần bảo đảm sự đóng góp công bằng giữa các quốc gia và sự cân bằng giữa các nội dung về giảm nhẹ, thích ứng, tài chính, phát triển và chuyển giao công nghệ; nhấn mạnh các nước phát triển cần đi đầu trong việc thực hiện cam kết, đồng thời tăng cường hỗ trợ nâng cao năng lực cho các nước đang phát triển để cùng nhau thực hiện thành công Thỏa thuận.

Từ nay đến năm 2020, mặc dù trong điều kiện khó khăn về nguồn lực nhưng Việt Nam vẫn sẽ tích cực triển khai Chiến lược, Chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu trên nhiều lĩnh vực với các biện pháp thiết thực. Việt Nam khẳng định thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ trong Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto, đồng thời cam kết Việt Nam sẽ đóng góp 1 triệu USD vào Quỹ Khí hậu xanh giai đoạn 2016 – 2020, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh.

Thủ tướng cũng nêu rõ, trong giai đoạn sau năm 2020, mặc dù phải đương đầu với nhiều khó khăn và chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu, Việt Nam vẫn cam kết giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính vào năm 2030 và có thể giảm đến 25% nếu nhận được hỗ trợ hiệu quả từ cộng đồng quốc tế. Việt Nam sẽ xem xét định kỳ, điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực tiễn.

Để triển khai thành công Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững đã được thông qua tại New York tháng 9/2015 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: Đại hội đồng Liên Hợp quốc đã thông qua Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững. Việc triển khai thành công Chương trình Nghị sự 2030 đòi hỏi chúng ta phải có quyết tâm chính trị mạnh mẽ và hợp tác chặt chẽ trong việc thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, hiệu quả Thỏa thuận khí hậu toàn cầu sau năm 2020.

“Thay mặt Chính phủ và Nhân dân Việt Nam, tôi trân trọng cảm ơn và mong tiếp tục nhận được sự hợp tác, giúp đỡ quý báu của  các quốc gia, các tổ chức quốc tế dành cho phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam nói chung và ứng phó với biến đổi khí hậu nói riêng. Chúng tôi sẽ thực hiện tốt trách nhiệm và các cam kết quốc gia của mình" - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu.

T.Toàn

Tin khác

Đại tướng Phan Văn Giang làm việc tại tỉnh Thừa Thiên - Huế

Đại tướng Phan Văn Giang làm việc tại tỉnh Thừa Thiên - Huế

(CLO) Ngày 20/5, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng Đoàn công tác đã đến thăm và làm việc với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Tin tức
Hà Nội yêu cầu xử lý dứt điểm khai thác cát trái phép

Hà Nội yêu cầu xử lý dứt điểm khai thác cát trái phép

(CLO) Phó Chủ tịch UBND Hà Nội Dương Đức Tuấn yêu cầu đơn vị liên quan xử lý dứt điểm khai thác cát thuộc địa phận tỉnh Phú Thọ, khu vực giáp ranh huyện Ba Vì.

Tin tức
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cảnh vệ, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cảnh vệ, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

(CLO) Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội nhận thấy, việc bổ sung quy định các biện pháp cảnh vệ là cần thiết, góp phần hoàn thiện Luật Cảnh vệ, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cảnh vệ, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Tin tức
Bổ sung dao có tính sát thương cao vào nhóm “vũ khí thô sơ”

Bổ sung dao có tính sát thương cao vào nhóm “vũ khí thô sơ”

(CLO) Chiều 20/5, Quốc hội nghe tờ trình về dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi). Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm nêu rõ, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung Luật nhằm đảm bảo phù hợp với thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức và người dân.

Tin tức
Hải Dương: Huy động nguồn lực, hỗ trợ những người yếu thế tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Hải Dương: Huy động nguồn lực, hỗ trợ những người yếu thế tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

(CLO) Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hải Dương Lưu Văn Bản đề nghị các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh, các đơn vị, tổ chức, cá nhân huy động nguồn lực hỗ trợ những người yếu thế tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Tin tức