Việt Nam chủ động ứng phó với sóng thần

Thứ năm, 27/12/2018 08:22 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trước tình trạng sóng thần liên tục xảy ra với cường độ dữ dội và tàn phá khủng khiếp tại Indonesia, việc tiếp tục rà soát quy trình, đào tạo nâng cao năng lực cán bộ, ban hành quy chế phù hợp để phát huy tối đa hiệu quả của hệ thống có vai trờ hết sức quan trọng.

Báo Công luận
Núi lửa phun khói bụi ở cùng hòn đảo xảy ra thảm họa động đất, sóng thần ở Indonesia. Ảnh: TL

Ngày 26/12 tại Hà Nội, Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai phối hợp với Viện Vật lý địa cầu đã tổ chức buổi diễn tập cơ chế vận hành hệ thống cảnh báo thiên tai trong tình huống có sóng thần...

Theo Ông Trần Quang Hoài, Ủy viên thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, tình hình thiên tai trên thế giới và trong khu vực ngày càng cực đoan, bất thường trong đó có động đất, sóng thần.
 
 Đối với Việt Nam, lịch sử chưa ghi nhận có sóng thần nhưng nguy cơ cao xảy ra sóng thần tại Việt Nam do đứt gãy tại khu vực máng biển sâu Manila (Philippines). Nếu xảy ra sóng thần, thời gian ảnh hưởng đến Việt Nam chỉ khoảng 2 giờ, các vùng biển nguy cơ cao bị ảnh hưởng gồm 13 tỉnh từ Hà Tĩnh đến Bà Rịa - Vũng Tàu.
 
 Để chủ động kịch bản ứng phó, trong buổi diễn tập, các cơ quan tham gia đã giả định tình huống và vận hành hệ thống cảnh báo. Kết quả hệ thống cơ bản đáp ứng về mặt công nghệ, truyền tải thông tin, cảnh báo đến cộng đồng, hỗ trợ tốt cho công tác cảnh báo và chỉ đạo điều hành ứng phó sóng thần.
 
 Tuy nhiên, theo Cục Phòng chống thiên tai, để hệ thống cảnh báo phát triển hơn trong thời gian tới, mở rộng phạm vi cảnh báo tới 13 tỉnh, cần tiếp tục rà soát quy trình, đào tạo nâng cao năng lực cán bộ, ban hành quy chế phù hợp để phát huy tối đa hiệu quả của hệ thống.
 
 Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, thời gian gần đây tại châu Á đã xảy ra nhiều trận động đất, sóng thần gây hậu quả rất nghiêm trọng, điển hình là trận động đất năm 2011 tại Nhật Bản làm 15.893 người thiệt mạng, 6.152 người bị thương và 2.572 người mất tích.
 
 Còn tại Indonesia hứng tới 2 trận động đất trong vòng 4 tháng qua. Trận thứ nhất vào ngày 28/9/2018 làm hơn 2.000 người chết và khoảng 5.000 người mất tích. Trận thứ hai vào ngày 22/12/2018 làm khoảng 373 người chết và hơn 1.400 người bị thương.

Phương Nhi

Tin khác

Gần 3.000 người bị tước Giấy phép lái xe trong ngày thứ 3 nghỉ lễ 30/4

Gần 3.000 người bị tước Giấy phép lái xe trong ngày thứ 3 nghỉ lễ 30/4

(CLO) Ngày thứ 3 kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) toàn quốc đã xử lý 15.541 trường hợp, phạt 35 tỷ 136,4 triệu đồng, tước 2.929 Giấy phép lái xe các loại.

Đời sống
Biển Đông có gió giật cấp 7, cảnh báo sóng lớn trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Biển Đông có gió giật cấp 7, cảnh báo sóng lớn trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(CLO) Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo, ngày và đêm 29/4 ở vịnh Bắc bộ và vùng biển phía tây bắc khu vực bắc Biển Đông có gió đông nam đến nam mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7.

Đời sống
Ngọn lửa bao trùm cửa hàng FPT Shop ở TPHCM, thiệt hại nhiều tài sản giá trị

Ngọn lửa bao trùm cửa hàng FPT Shop ở TPHCM, thiệt hại nhiều tài sản giá trị

(CLO) Phát hiện đám cháy bên trong cửa hàng FPT ở Gò Vấp (TP.HCM), các nhân viên cùng người dân nỗ lực dập tắt đám cháy nhưng bất thành. Rất may không có thương vong về người.

Đời sống
Tạm giữ người đàn ông vi phạm nồng độ cồn, đốt xe máy

Tạm giữ người đàn ông vi phạm nồng độ cồn, đốt xe máy

(CLO) Khi tổ công tác lập biên bản vi phạm hành chính về lỗi vi phạm nồng độ cồn, ông T. đã ký vào biên bản và đi ra ngoài, sau đó leo lên thùng xe Cảnh sát giật nắp bình xăng, châm lửa chiếc xe máy.

Đời sống
Quảng Ninh: Nét mới đặc sắc trong Lễ hội Carnaval Hạ Long 2024

Quảng Ninh: Nét mới đặc sắc trong Lễ hội Carnaval Hạ Long 2024

(CLO) Độc đáo, Lễ hội Carnaval Hạ Long 2024 lần đầu tiên tổ chức tại mép nước bãi tắm Công viên nước Đại Dương (phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long) với nhiều tiết mục đặc sắc, hấp dẫn. Sự kiện diễn ra vào 20h ngày 28/4.

Đời sống