Việt Nam sẽ nằm trong top của khu vực phát triển chuyển đổi số và công nghệ robot

Thứ ba, 09/04/2024 09:04 AM - 0 Trả lời

(CLO) Giám đốc kinh doanh KUKA Robotics khu vực Châu Á - Thái Bình Dương khẳng định: Nếu giữ vững và phát huy tối đa,Việt Nam sẽ nằm trong top của khu vực phát triển chuyển đổi số và công nghệ.

Trong khoảng 1 thập kỷ gần đây, chuyển đổi số đã phát triển nhanh chóng ở mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội. Riêng trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, chuyển đổi số đã giúp doanh nghiệp tối ưu hóa sản xuất, tiết kiệm nhiều chi phí và hạn chế tối đa rui ro trong quá trình hoạt động.

Trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo và Công luận, ông Neoh SinJoo, giám đốc kinh doanh KUKA Robotics khu vực Châu Á - Thái Bình Dương khẳng định: Chuyển đổi số đang xu hướng tất yếu trong các ngành sản xuất công nghiệp. Trong đó, công nghệ robot đang trở thành “trợ thủ” đắc lực cho các “ông lớn” trong ngành sản xuất.

viet nam se nam trong top cua khu vuc phat trien chuyen doi so va cong nghe robot hinh 1

Ông Neoh SinJoo, giám đốc kinh doanh KUKA Robotics khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. (Ảnh: TC)

Công nghệ robot, giải pháp chuyển đổi số hiệu quả trong ngành sản xuất công nghiệp

Chuyển đổi số đang là một xu hướng ngày càng rõ rệt trong các ngành sản xuất trên toàn cầu và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nói riêng. Vậy theo ông, xu hướng này xuất hiện từ bao giờ?

- Thật khó để đưa ra một cột mốc thời gian chính xác quá trình chuyển đổi số trong sản xuất công nghiệp xuất hiện khi nào. Tuy nhiên, khoảng 20 năm trước, xu hướng chuyển đổi số bắt đầu bùng nổ nhờ vào sự phát triển vượt bậc của công nghệ internet.

Đặc biệt, sự xuất hiện của của công nghệ IoT - internet vạn vật (mạng lưới thiết bị kết nối internet) đã tạo ra cuộc cách mạng kỹ thuật số. Công nghệ này giúp quá trình trao đổi dữ liệu nhanh chóng và thuận tiện hơn rất nhiều so với giai đoạn trước.

Cho tới nay, khoa học - công nghệ phát triển hơn rất nhiều so với 20 năm trước. Nhờ đó, nhiều ứng dụng công nghệ mới được ra đời, trở thành công cụ đắc lực cho quá trình chuyển đổi số, như như công nghệ điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ thực tế ảo (AR),...

Đặc biệt, công nghệ tự động hóa (automatic), công nghệ robot,... đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong xu hướng hiện đại hóa và chuyển đổi số trong các ngành sản xuất công nghiệp.

Nói tóm lại, công nghệ internet chính là “bàn đạp” cho các giải pháp chuyển đổi số sau này. Đây chính là điều kiện quan trọng nhất để chuyển đổi số phát triển mạnh mẽ như hiện nay.

viet nam se nam trong top cua khu vuc phat trien chuyen doi so va cong nghe robot hinh 2

Công nghệ robot, giải pháp chuyển đổi số hiệu quả trong ngành sản xuất công nghiệp. (Ảnh: VV)

Động lực nào khiến doanh nghiệp nhận ra cần phải chuyển đổi số. Liệu có phải là lợi nhuận không, thưa ông?

- Đúng là như vậy. Trong thời đại kinh thế thị trường, sự cạnh tranh ngày càng mạnh giữa các công ty sản xuất đã buộc các “ông chủ” đặt ra bài toán làm thế nào để tăng tính cạnh tranh, tối ưu hóa lợi nhuận và chuyển đổi số chính là “lời giải” cho bài toán đó.

Thực tế, chuyển đổi số mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Cụ thể, chuyển đổi số giúp tiết giảm chi phí vận hành, tối ưu hóa quy trình quản lý, tận dụng được dữ liệu và thông tin,... 

Hơn thế, chuyển đổi số giúp doanh nghiệp dự báo được khi nào các thiết bị đến thời kỳ bảo dưỡng hoặc cần phải thay thế, giúp thời gian và quy trình sản xuất hoạt động xuyên suốt và đảm bảo năng xuất.

Đối với các công nghệ mới, như công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ thực tế ảo (AR) còn cho phép các doanh nghiệp có thể giả lập mô phỏng trước quá trình sản xuất, giúp họ giảm thiểu rủi ro như trước đây.

Ví dụ, trước đây, doanh nghiệp trong ngành sản xuất điện thoại thông minh mất trung bình khoảng 2 năm để đưa ra thị trường một sản phẩm mới. Tuy nhiên, hiện nay, nhờ vào các công nghệ mới, chỉ cần 1 năm là xong. Rõ ràng, việc rút ngắn 1 nửa thời gian cho 1 sản phẩm mới sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.

Như ông đã chia sẻ, công nghệ robot đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi số trong các ngành sản xuất công nghiệp. Vì sao lại có nhận định như vậy, thưa ông?

- Về lý thuyết, công nghệ robot hiện nay có thể giúp dây chuyền sản xuất hoạt động tối đa năng suất. Đồng thời, công nghệ robot còn trợ giúp con người thực hiện một số khâu sản xuất.

Ví dụ, trong ngành điện tử, sự thiếu hụt lao động lành nghề ngày càng tăng, nên việc tự động hóa các quy trình sản xuất điện tử là không thể thiếu. 

Bằng cách sử dụng robot, quy trình sản xuất có thể được điều chỉnh linh hoạt và dễ dàng để đáp ứng những thay đổi nhanh chóng trên thị trường. Robot công nghiệp được thiết kế đặc biệt theo tiêu chuẩn phòng sạch và các tiêu chuẩn cao khác để xử lý các thiết bị điện tử nhạy cảm. 

Bộ điều khiển robot nhỏ gọn và hiệu suất cao cho phép robot được tích hợp tối ưu, ngay cả trong không gian nhỏ, mang đến cho dây chuyền sản xuất sự linh hoạt tối đa. Và quan trọng hơn, bộ điều khiển robot hoạt động như một máy tính công nghiệp sẵn sàng kết nối và chia sẻ dữ liệu với các hệ thống số khác.

Đó là lý thuyết, còn trên thực tế, với kinh nghiệm nhiều năm trong việc nghiên cứu phát triển robot công nghiệp, tôi thấy rằng, công nghệ này còn nhiều ưu điểm khác.

Ví dụ, công nghệ robot có thể kết hợp với một số giải pháp chuyển đổi số khác để dự đoán trước quá trình vận hành, khi nào cần bảo trì bảo dưỡng, khi nào cần thay đổi chẳng hạn.

Với những lợi ích như trên, phải nhấn mạnh rằng, công nghệ robot đóng góp một phần không thể thiếu vào quá trình chuyển đổi hóa sản xuất công nghiệp. 

Có thể thấy công nghệ robot có chi phí khá cao, có lẽ chỉ có các doanh nghiệp lớn mới có đủ tiềm lực tài chính để đầu tư đồng bộ cho công nghệ này. Vậy, cơ hội nào để các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tiếp cận được công nghệ này, thưa ông?

- Thời hiện nay, chi phí đầu tư vào robot tự động hóa hợp lý hơn rất nhiều so với hơn 20 năm trước. Bởi vì, sự tiến bộ của khoa học công nghệ đã sản xuất số lượng robot ngày càng nhiều, với cấp số nhân, dẫn đến chi phí giá thành robot ngày càng giảm.

Điều này dẫn đến thời gian hồi vốn của nhà đầu tư vào công nghệ robot hoặc tự động hóa được giảm xuống từ 18 tháng đến 2,3 năm. Đây chính là lý do thúc đẩy các nhà máy mạnh dạn cân nhắc về việc đầu tư công nghệ robot và tự động hóa.

Theo quan sát của tôi, việc các doanh nghiệp đầu tư vào quá trình chuyển đổi số nói chung và công nghệ robot nói riêng là xu hướng tất yếu. “Tâm điểm” của xu hướng này là khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam.X

Việt Nam sẽ nằm trong top của khu vực phát triển chuyển đổi số và công nghệ

Vậy tại sao khu vực Châu Á - Thái Bình Dương lại là “tâm điểm” của chuyển đổi số và ông đánh giá thế nào về triển vọng ứng dụng robot công nghiệp vào hiện đại hóa sản xuất ở Việt Nam?

- Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực kinh tế năng động nhất hiện nay, đây cũng là khu vực thu hút được rất nhiều dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI). 

Trong đó, Việt Nam là thị trường mới nổi có tốc độ tăng trưởng GDP cao ở Châu Á. Việt Nam cũng  nhận được nguồn vốn đầu tư FDI rất ấn tượng từ các nhà sản xuất công nghiệp, trong đó có nhiều tên tuổi công nghệ cao đến từ Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu, Trung Quốc, như Samsung, Intel, LG, Foxconn….

Bên cạnh đó, các nhà sản xuất trong nước cũng rất quan tâm đến việc nâng cấp quy trình sản xuất, đầu tư nhiều hơn vào đổi mới. 

Trong bức tranh này, tôi tin rằng sẽ ngày càng có nhiều giải pháp chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ robot tại các nhà máy ở Việt Nam trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau, từ điện tử, ô tô đến sản xuất hàng tiêu dùng.

Về ưu điểm, Chính phủ Việt Nam đang rất nỗ lực để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận với các giải pháp chuyển đổi số, nhất là các công nghệ robot.

Bên cạnh đó, hạ tầng công nghệ và các dây chuyền thiết bị cho quá trình chuyển đổi số trong nước cũng đang hoàn thiện. Đặc biệt, Việt Nam có nhiều doanh nghiệp “nội” trong ngành công nghệ thông tin đang cung cấp các nền tảng chuyển đổi số rất hiệu quả.

Đồng thời, nguồn nhân lực có tay nghề cao, các kỹ sư đáp ứng cho quá trình chuyển đổi số ngày càng tăng. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận tới các giải pháp chuyển đổi số, giải pháp robot hiện đại nhất hiện nay.

Tôi đã đến các khá nhiều nhà máy ở Việt Nam. Tôi thấy rằng, các kỹ sư Việt Nam rất hăng hái tiếp cận các công nghệ mới và họ làm chủ kỹ năng rất nhanh. Nhiều nhà máy có số lượng nhân sự người Việt áp đảo, lại có ít chuyên gia nước ngoài. Điều đó cho thấy công ty nước ngoài đang rất tin tưởng nhân lực Việt Nam và tôi hoàn toàn đánh giá cao về việc này.

Dù vậy, phải thẳng thắn rằng, dù số lượng kỹ sư tăng nhanh, nhưng vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu thực tế. Bởi, Việt Nam đang là điểm đến của rất nhiều “đại bàng” trong ngành sản xuất công nghiệp thế giới.

Vì vậy, tôi khuyến khích các doanh nghiệp “nội” lẫn các doanh nghiệp FDI tiếp tục đào tạo bồi dưỡng kỹ năng để nguồn nhân lực có trình độ cao, nắm được các bước kĩ thuật trong quá trình phát triển và sản xuất.

Khoa học công nghệ là “bánh răng” không ngừng chuyển động và ngày càng có nhiều công nghệ hiện đại hơn được phát minh, bản thân các kỹ sư Việt Nam cũng cần cởi mở học hỏi những kiến thức mới. 

Ngoài ra, như tôi đã chia sẻ, Việt Nam có các doanh nghiệp “nội” đang cung cấp các nền tảng chuyển đổi số rất hiệu quả, như điện toán đám mây, Big Data hoặc một số nền tảng bảo mật. Tuy nhiên, chuyển đổi số là một quá trình của nhiều khâu, nhiều bước, các nền tảng chuyển đổi số chỉ là 1 yếu tố trong đó.

“Điểm yếu” của Việt Nam chính là các doanh nghiệp tự động hóa chưa thể bắt nhịp được với thế giới. Đây là “điểm yếu” mà Việt Nam cần phải có thời gian cải thiện.

viet nam se nam trong top cua khu vuc phat trien chuyen doi so va cong nghe robot hinh 3

Việt Nam sẽ nằm trong top của khu vực phát triển chuyển đổi số và công nghệ. (Ảnh: VV)

Việt Nam đang đứng đâu trên bản đồ thế giới về lĩnh vực chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ robot trong sản xuất công nghiệp, thưa ông?

- Thật khó để có thể có được một con số xếp hạng cụ thể, tuy nhiên với tất cả thông tin về phát triển kinh tế và hạ tầng công nghệ ở Việt Nam hiện nay, tôi tin chắc nếu giữ vững và phát huy tối đa,Việt Nam sẽ nằm trong top của khu vực phát triển chuyển đổi số và công nghệ.

Ông có kiến nghị gì nhằm đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số trong các ngành sản xuất công nghiệp tại Việt Nam?

- Theo quan sát của tôi, tại Singapore, bất kỳ doanh nghiệp nào đăng ký chuyển đổi số hoặc áp dụng công nghệ robot vào sản xuất đều được Chính phủ hỗ trợ.

Thứ hai, trong quá trình nhập khẩu các thiết bị công nghệ liên quan đến chuyển đổi số và tự động hóa, một số quốc gia trong khu vực Châu Á sẽ miễn thuế để giảm chi phí đầu tư. 

Thứ 3 các trung tâm đào tạo dạy nghề liên quan đến chuyển đổi số và công nghệ robot tại một số nước Đông Nam Á sẽ giảm học phí và một số chi phí liên quan khác. 

Đây là những hành động của một số quốc gia trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương mà Việt Nam có thể học hỏi, từ đó nâng cao các ngành sản xuất trong nước một cách bền vững.

Xin chân thành cảm ơn ông!

KUKA Robotics được thành lập từ năm 1898 tại Augsburg, Đức. Với hơn 125 năm lịch sử và quá trình nghiên cứu phát triển robot công nghiệp từ những năm 1970, KUKA hiện có 14.000 nhân viên toàn cầu và đã cung cấp hơn 300.000 robot công nghiệp trên toàn thế giới.

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

Châu Á đang đối mặt với tình trạng dân số già hóa “không lành mạnh”, 65 tuổi vẫn phải đi làm

Châu Á đang đối mặt với tình trạng dân số già hóa “không lành mạnh”, 65 tuổi vẫn phải đi làm

(CLO) Theo ADB, dân số châu Á đang già đi nhanh chóng. Vì vậy, các quốc gia châu Á cần chuẩn bị từ bây giờ nếu muốn giúp hàng trăm triệu người dân già đi một cách lành mạnh.

Kinh tế vĩ mô
Nhà đầu tư nước ngoài vẫn 'đổ tiền' vào thị trường bất động sản Việt Nam

Nhà đầu tư nước ngoài vẫn "đổ tiền" vào thị trường bất động sản Việt Nam

(CLO) Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 tổng vốn đầu tư FDI, với hơn 1,73 tỷ USD, chiếm gần 18,7% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 78,2% so với cùng kỳ. 

Kinh tế vĩ mô
Bộ Công Thương sẽ hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Bộ Công Thương sẽ hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

(CLO) Bộ Công Thương vừa có Quyết định số 1003 Ban hành Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2024.

Kinh tế vĩ mô
Không khuyến khích phát điện mặt trời mái nhà vào hệ thống điện quốc gia

Không khuyến khích phát điện mặt trời mái nhà vào hệ thống điện quốc gia

(CLO) Cục Điều tiết điện lực cho rằng, chỉ nên khuyến khích điện mặt trời mái nhà tự sản - tự tiêu, không nên khuyến khích (thậm chí nên hạn chế) phát loại điện này vào hệ thống.

Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ “ngược dòng chảy” với thế giới

Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ “ngược dòng chảy” với thế giới

(NB&CL) Trái ngược với sự bi quan đối với nền kinh tế toàn cầu, các tổ chức nghiên cứu quốc tế lại lạc quan về triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô