Việt Nam: Vẫn là “điểm sáng” với các nhà đầu tư ngoại

Chủ nhật, 01/01/2023 09:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Mặc dù FDI trong năm 2022 có xu hướng giảm. Thế nhưng, Việt Nam vẫn là điểm sáng với các nhà đầu tư ngoại, nhờ rất nhiều yếu tố, như nhân công trẻ và rẻ, nền chính trị ổn định, môi trường đầu tư thân thiện. Đặc biệt, 2 năm qua, Việt Nam ghi điểm nhờ vào công tác phòng chống dịch hiệu quả.

Sự kiện: đầu tư

FDI bất ngờ suy giảm trong năm 2022, nhưng không đáng lo ngại

Sau hơn 30 năm Đổi mới, Việt Nam đã trở thành một trong những điểm đến đầu tư hấp dẫn của các doanh nghiệp FDI. Ngay cả trong bối cảnh 2 năm đối mặt với đại dịch COVID-19 (2020 - 2021), FDI vẫn tiếp tục là “điểm sáng” của nền kinh tế Việt Nam.

Bước sang năm 2022, mặc dù đại dịch COVID-19 đã được kiểm soát, thế nhưng, thế giới lại xuất hiện nhiều bất ổn, như xung đột địa chính trị, lạm phát lan ra toàn cầu, chuỗi cung ứng tiếp tục bị đứt gãy. Điều này đã khiến các “ông lớn” ngại mở rộng thị trường đầu tư.

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch - Đầu tư cho thấy, tính tới cuối tháng 10/2022, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài (FDI) đạt hơn 22,46 tỷ USD, giảm 5,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong đó, khoảng 1.570 dự án đăng ký đầu tư mới vào Việt Nam, với tổng vốn đăng ký đạt gần 9,93 tỷ USD, giảm 23,7% so với cùng kỳ.

Ông Đỗ Nhất Hoàng - Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch - Đầu tư lý giải: Có hai nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sụt giảm dòng vốn FDI tại Việt Nam.

Thứ nhất, các chính sách kiểm soát dịch COVID-19 đã làm cho các nhà đầu tư nước ngoài gặp khó khăn trong việc di chuyển tới Việt Nam để tìm hiểu cơ hội đầu tư, cũng như thực hiện thủ tục đăng ký dự án đầu tư mới trong các tháng cuối năm 2021, từ đó ảnh hưởng đến số lượng dự án đầu tư được cấp mới trong các tháng đầu năm 2022.

viet nam van la diem sang voi cac nha dau tu ngoai hinh 1

Thứ hai, thị trường toàn cầu đang đứng trước nhiều biến động do ảnh hưởng của cuộc xung đột địa - chính trị tại châu Âu, áp lực lạm phát tăng cao, đứt gãy chuỗi cung ứng và do đó, đã ảnh hưởng tiêu cực đến dòng vốn đầu tư ra nước ngoài của các nền kinh tế lớn, đặc biệt là các đối tác đầu tư của Việt Nam.

“Đầu tư mới sụt giảm không phải là câu chuyện của riêng Việt Nam, mà là xu hướng toàn cầu. Theo số liệu của FDI Markets, trong nửa đầu năm 2022, các dự án cấp mới trên toàn cầu đã giảm 3,8% so với cùng kỳ năm trước”, ông Hoàng cho biết.

Mặc dù vậy, nhiều chuyên gia đánh giá, sự sụt giảm FDI tại Việt Nam chỉ mang tính cục bộ. Bởi lẽ, Việt Nam vẫn là điểm sáng của các nhà đầu tư ngoại, nhờ rất nhiều yếu tố, như nhân công trẻ và rẻ, nền chính trị ổn định, môi trường đầu tư thân thiện. Và đặc biệt, 2 năm qua, Việt Nam ghi điểm nhờ vào công tác phòng chống dịch hiệu quả.

Trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận, ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam khẳng định: Thế giới đang có nhiều bất ổn đã ảnh hưởng trực tiếp tới dòng vốn FDI tại Việt Nam, thế nhưng đây vừa là thách thức vừa là cơ hội cho chính kinh tế Việt Nam.

Nếu nhìn sang các nước trong khu vực, Việt Nam vẫn là quốc gia có rất nhiều lợi thế để thu hút dòng vốn FDI. Đặc biệt, hiện nay, dòng vốn đầu tư đang dịch chuyển từ Trung Quốc sang các nước láng giềng. Vì vậy, tôi cho rằng, đây chính là cơ hội mười mươi của chúng ta, nhất là trong các ngành sản xuất và chế biến chế tạo”, ông Lộc nói.

Không thu hút FDI bằng mọi giá

Năm 2019, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 50, về định hướng thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc. Trong đó, Bộ Chính trị đã bổ sung quy định về tiêu chí thu hút đầu tư dựa trên suất đầu tư, suất lao động và việc không xem xét gia hạn đối với các dự án đầu tư sử dụng công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, thâm dụng tài nguyên.

Nghị quyết 50 cho thấy, Việt Nam sẽ xem xét thu hút FDI một cách chọn lọc, ưu tiên các dòng vốn FDI phải có sự chọn lọc để giảm thâm dụng lao động cũng như thâm dụng năng lượng Việt Nam.

Về vấn đề này, ông Vũ Tiến Lộc cho biết: Trước đây, Việt Nam đã đưa ra nhiều ưu đãi về thuế, đất đai để thu hút FDI bằng mọi giá. Thế nhưng, thời điểm này phải thay đổi theo đúng tinh thần của Nghị quyết 50 là hợp lý.

Theo ông Lộc, về định nghĩa, hợp tác FDI không phải là viện trợ, mà là hợp tác và đầu tư. Tức là, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ liên kết với các doanh nghiệp trong nước, để cùng sản xuất theo dạng cộng sinh, đôi bên cùng có lợi.

Đến một thời điểm nào đó, khoảng 10 - 15 năm, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp trong nước. Đây chính là công thức thành công của các nền kinh tế lớn trong khu vực châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc hay Nhật Bản.

Trái ngược với xu hướng chung của thế giới, dòng vốn FDI tại Việt Nam rất khép kín, họ như một ốc đảo mà bao nhiêu năm nay vẫn không chuyển giao cho các đối tác phía Việt Nam. Điều này đã làm cho ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam không thể bứt phá”, ông Lộc thẳng thắn nêu quan điểm.

Do đó, ông Lộc cho rằng, nếu Việt Nam tiếp tục thu hút vốn FDI không có chọn lọc như giai đoạn trước, chắc chắn nước ta sẽ không thoát khỏi kiếp gia công.

“Vậy, thời điểm này, chúng ta phải chuẩn bị đầy đủ về cả hạ tầng mềm và hạ tầng cứng. Trong đó, tôi cho rằng chúng ta phải kiên quyết nâng cao chất lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước, để đạt tiêu chuẩn quốc tế tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu”, ông Lộc nhấn mạnh.

Đồng tình với nhận định này, ông Nguyễn Văn Toàn - Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) cho biết: Gần đây, các Hiệp định thương mại tự do (FTA) như RCEP, CPTPP, EVFTA, EVFTA đã có hiệu lực. Đây là một động lực mới hỗ trợ FDI tăng trưởng tại Việt Nam trong thời gian tới.

Nhờ vào FTA, hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ từ Việt Nam khi xuất khẩu sang các nước đã ký hiệp định sẽ được miễn giảm rất nhiều thuế, phí. Như vậy, rõ ràng các doanh nghiệp FDI sẽ được hưởng lợi rất lớn và họ đang tích cực tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Việt Nam”, ông Toàn nói.

Đã có bộ tiêu chí thu hút FDI có chọn lọc

Liên quan tới vấn đề này, ông Nguyễn Chí Dũng - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư cho biết: Thời gian qua, Bộ Kế hoạch - Đầu tư đã trình Thủ tướng Chính phủ nhiều Quyết định, Nghị quyết về các tiêu chí thu hút FDI có chọn lọc.

Đơn cử như phê duyệt Bộ tiêu chí thu hút FDI có chọn lọc, gồm 7 tiêu chí: suất đầu tư; lao động; công nghệ; chuyển giao công nghệ; tính liên kết và tác động lan tỏa; môi trường; quốc phòng an ninh.

Đây là cơ sở để các Bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, thể chế hóa trong quá trình xây dựng luật pháp, chính sách.

Bộ Kế hoạch - Đầu tư cũng thành lập Tổ công tác đặc biệt về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy thực hiện dự án đầu tư tại các bộ, ngành và địa phương để chủ động tiếp cận các Tập đoàn lớn, có công nghệ nguồn, đứng đầu chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng toàn cầu nhằm vận động, kêu gọi đầu tư vào Việt Nam.

Thời gian tới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ cùng các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục tham mưu, xây dựng kế hoạch và triển khai hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp mang tính đột phá để thu hút FDI đạt được hiệu quả, bền vững, trở thành kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế, thúc đẩy đà phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới.

Đồng thời, góp phần tích cực vào việc phát huy ngoại lực, tinh thần sáng tạo, cộng hưởng sức mạnh, trí tuệ để đưa ra các giải pháp, chính sách chủ động thích ứng, kịp thời nắm bắt cơ hội, nâng cao hiệu quả hợp tác FDI”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.

Ông Mark Ridley - Tổng Giám đốc Điều hành Savills Global tiết lộ: Việt Nam đang nhận được nhiều sự quan tâm từ các nhà đầu tư trên khắp thế giới hơn bao giờ hết. Điều này sẽ tiếp tục thúc đẩy sự quan tâm từ các nhà đầu tư nước ngoài khi Việt Nam đang sở hữu những cơ hội tăng trưởng như bây giờ.

Định Trần

Bình Luận

Tin khác

Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

(CLO) Tiếp tục chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại tại một số nước châu Âu, trong chương trình công tác tại Hà Lan, đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải làm trưởng đoàn có buổi làm việc với một số doanh nghiệp của Vương quốc Hà Lan.

Kinh tế vĩ mô
Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

(CLO) Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Kinh tế vĩ mô
VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: 'Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: "Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

(CLO) Việc VIPFA khai trương cơ quan đại diện tại TP Hồ Chí Minh sẽ là cầu nối hiệu quả giữa cộng đồng doanh nghiệp hình thành hệ sinh thái kinh doanh kết nối cơ hội đầu tư và xúc tiến FDI vào Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024, trong đó có các tháng cao điểm mùa khô.

Kinh tế vĩ mô
Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

(CLO) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới đã tổ chức buổi công bố điểm lại kinh tế Việt Nam tháng 4/2024, với chuyên đề "Đẩy mạnh khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo".

Kinh tế vĩ mô