Vietjet Air: Nỗ lực hiện thực hóa “hệ sinh thái hàng không”

Thứ năm, 28/06/2018 06:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Mới vỏn vẹn 6 năm bước chân vào thị trường hàng không nhưng Hãng hàng không Vietjet Air đã kịp giành về cho mình những chiến tích và vị thế bất ngờ, vươn lên đứng đầu thị phần nội địa với khoảng 40%. Nhưng không bằng lòng với những gì đang có, Vietjet Air vẫn đang nuôi dưỡng trong mình những giấc mơ, trong đó có việc hiện thực hóa cái gọi là “hệ sinh thái hàng không”.

Sự kiện: Vietjet Air

Từ tham vọng của nữ CEO

Với quan điểm công nghệ 4.0, hệ sinh thái Eco System đang thay đổi thói quen tiêu dùng, các hãng hàng không đi theo sự dịch chuyển của thị trường là tất yếu, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Tổng Giám đốc của Hãng hàng không Vietjet Air - người vừa lọt vào danh sách 100 người phụ nữ quyền lực nhất trên thế giới - từ lâu đã nuôi tham vọng xây dựng Vietjet Air thành một hãng hàng không gọi là “consumer airlines”. “Tôi gọi hãng hàng không của mình là consumer airlines. Hãng hàng không mới này sẽ cung cấp nhiều sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của hành khách, ngoài ra có thể cho vay tài chính, bán bảo hiểm, thương mại điện tử…” - bà Thảo cho rằng đây là khái niệm mới mẻ so với định nghĩa hàng không lâu nay. Điều đặc biệt của mô hình hàng không này đó là không chỉ đơn thuần phục vụ nhu cầu di chuyển của hành khách, hàng hoá mà còn tạo ra một hệ sinh thái riêng trên nền tảng công nghệ. Theo nữ CEO, trong những năm qua, hãng hàng không Vietjet đã vươn lên đứng đầu thị phần nội địa với khoảng 40%, trở thành công ty đa quốc gia với 30 quốc tịch khác nhau. Hiện công ty đã có 23 đường bay quốc tế và đang nỗ lực mở rộng thêm nhằm hiện thực hóa mục tiêu “kết nối bầu trời”. Đặc biệt, bà Phương Thảo khẳng định lợi nhuận với một hãng hàng không non trẻ như Vietjet quan trọng nhưng điều công ty muốn hướng đến đó là tạo ra những giá trị mới cho cộng đồng. Theo đó chi phí đi lại, vận chuyển phải đảm bảo ở mức thấp, tiết kiệm tiền cho người dân, doanh nghiệp, qua đó là động lực kích cầu tăng trưởng kinh tế, du lịch… CEO cũng bày tỏ tham vọng kết nối với các hãng hàng không toàn cầu như Nhật Bản, Hàn Quốc, Quatar thậm chí là Mỹ, châu Âu nhằm giúp khách hàng thuận tiện trong việc đi lại thay vì chỉ đi các quãng ngắn 2-3 giờ.

Tham vọng của nữ CEO đã nhận được sự đồng thuận lớn từ các cộng sự và CB, CNV. Bà Nguyễn Thị Thúy Bình, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet (VJC) cũng từng chia sẻ trên báo giới về mô hình “consumer airlines”. Theo bà Bình: nhu cầu khách hàng không chỉ đơn thuần là bay máy bay, mà còn mua vé máy bay, đặt phòng khách sạn, mua dịch vụ bảo hiểm, mua bikini đi biển… Chúng ta thường nghĩ, chỉ có mua nhà, mua xe hơi mới trả góp, nhưng sắp tới, khi các hãng hàng không đã cùng tham gia vào hệ sinh thái Eco System với các đối tác trên thị trường, khách hàng có thể trả góp đi máy bay. Theo bà Bình, MOMO là đối tác nằm trong cùng hệ sinh thái Eco System, Lazada cũng trao đổi với VJC làm thế nào để cung cấp nhiều dịch vụ hơn nữa cho khách hàng, không chỉ dừng lại ở vé máy bay;… Họ có thể cùng nhau tạo ra hệ sinh thái để khách hàng hưởng lợi nhiều hơn. Vì vậy, VJC tự cho mình mơ ước trở thành Consumer Airlines.

Báo Công luận
 

Bệ phóng vững chắc

Vietjet Air hoàn toàn có cơ sở để biến những tham vọng, ước mơ của mình thành hiện thực bởi 6 năm tham gia thị trường hàng không Việt, Vietjet Air đã có cho mình rất nhiều thành tựu đáng nể. Vietjet là hãng hàng không đầu tiên tại Việt Nam vận hành theo mô hình hàng không thế hệ mới, chi phí thấp và cung cấp đa dạng các dịch vụ cho khách hàng lựa chọn. Không chỉ vận chuyển hàng không, Vietjet còn cung cấp các nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ cho khách hàng thông qua các ứng dụng công nghệ thương mại điện tử tiên tiến. Vietjet là thành viên chính thức của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) với Chứng nhận An toàn khai thác IOSA. Bên cạnh vị trí “Top 500 thương hiệu hàng đầu châu Á 2016” và Thương hiệu Tuyển dụng tốt nhất châu Á nhiều năm liên tiếp, Vietjet cũng đã vinh dự được bầu chọn là “Hãng hàng không giá rẻ tốt nhất châu Á” (Best Asian Low Cost Carrier) năm 2015 của TTG Travel Awards và lọt Top 3.

Tại lễ trao giải lớn nhất trong năm của Tạp chí Nhịp cầu Đầu tư “Top 50 Công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam 2017”, Vietjet năm thứ hai liên tiếp được vinh danh và đứng vị trí dẫn đầu trong 50 doanh nghiệp lên sàn hoạt động hiệu quả nhất Việt Nam năm 2017, đồng thời nằm trong Top công ty có giá trị vốn hóa thị trường đạt trên 1 tỷ USD. Theo các công bố tại lễ trao giải, tăng trưởng doanh thu kép và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của Vietjet lần lượt là 69% và 71,3%. Tỷ suất sinh lợi cổ phiếu là 204,4% và vốn hóa thị trường hơn 4 tỷ USD.

Báo Công luận
 

Hiện thực hóa giấc mơ

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2018 của Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet (VJC), tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh, ngày 26/4/2018, năm 2018 Vietjet đặt kế hoạch doanh thu hơn 50.970 tỷ đồng và lợi nhuận hơn 5.800 tỷ đồng, tăng lần lượt hơn 20,5% và 10% so với thực hiện năm 2017. Dự kiến đến cuối năm 2018, Vietjet sẽ khai thác 66 tàu bay với hơn 120.000 chuyến, vận chuyển hơn 24,1 triệu hành khách. Vietjet có kế hoạch mở rộng thị trường cả chiều rộng và chiều sâu, nâng tổng số đường bay lên con số 100, với 39 đường bay nội địa và 61 đường bay quốc tế.

Vietjet cũng sẽ tập trung mở rộng mạng bay quốc tế, mở rộng đường bay tới các nước khu vực Bắc Á và Đông Nam Á, tiếp tục mở rộng hợp tác liên doanh hay hợp tác interline với các hãng hàng không có các đường bay đi châu Âu, châu Mỹ; nghiên cứu khả thi thị trường Australia, khai thác các thị trường mới như Nhật Bản, Indonesia, Ấn Độ. Đối với thị trường nội địa, Vietjet sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới phát triển các đường bay.
Thị trường hàng không Việt Nam và khu vực tiếp tục sẽ tăng trưởng mạnh trong năm 2018 khi nền kinh tế đạt mức tăng trưởng GDP cao nhất từ trước tới nay và Chính phủ đang thúc đẩy du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn sẽ thu hút hàng triệu khách du lịch nước ngoài tới Việt Nam. Với việc tiếp tục mở rộng và tăng tần suất mạng bay quốc tế các đường bay xa hơn tới Nhật Bản, Ấn Độ và sắp tới là Autralia, Vietjet đang hướng tới mô hình hãng hàng không đa quốc gia, với tầm nhìn và năng lực cạnh tranh toàn cầu.

 Báo cáo tại Đại hội, đại diện Vietjet cho biết, dự kiến trong năm 2018, Học viện Hàng không Vietjet sẽ đi vào hoạt động với hệ thống buồng lái mô phỏng hoàn chỉnh được cung cấp bởi Airbus. Bên cạnh đó, Trung tâm đào tạo Vietjet đã gia hạn thành công chứng chỉ Tổ chức huấn luyện hàng không (ATO), không ngừng tuyển dụng và hoàn thành huấn luyện ban đầu, đưa vào khai thác 174 phi công, 415 tiếp viên, 86 nhân viên khai thác mặt đất và 48 kỹ sư. Riêng báo cáo về kết quả hoạt động kinh doanh năm 2017, ông Lưu Đức Khánh, Giám đốc điều hành Vietjet cho hay, công ty đã nhận thêm 17 máy bay; trong đó có 1 máy bay A321 NEO đầu tiên tại Đông Nam Á, đưa tổng số lượng tàu bay lên 51 chiếc.

Với việc tiếp tục tiết giảm chi phí ở mức tối ưu, Vietjet hiện là hãng hàng không có chi phí vận hành hiệu quả nhất trong khu vực. Các chỉ số an toàn khai thác bay, khai thác mặt đất ở mức tốt nhất trong khu vực, độ tin cậy kỹ thuật đạt tới 99,66%, mức cao nhất với đội bay Airbus A320/321. Tiếp tục phát triển các đường bay trong nước cũng như mở rộng thị trường sang khu vực Bắc Á, tính đến cuối năm 2017, Vietjet đã khai thác 38 đường bay trong nước và 44 đường bay quốc tế kết nối các thành phố chiếm hơn 1/2 tổng dân số toàn cầu. Hãng đã vận hành 98.805 chuyến bay, chuyên chở 17,11 triệu hành khách, tăng 22% so với năm 2016.

Hướng tới mô hình “Consumer Airline”, Vietjet không ngừng mở thêm các đường bay mới, bổ sung nhiều tàu bay, đầu tư công nghệ hiện đại, mang thêm nhiều sản phẩm, dịch vụ gia tăng, hướng tới phục vụ mọi nhu cầu của khách hàng. 

6 năm qua Vietjet vẫn đang thực hiện những giấc mơ của mình. Sự khác biệt, đột phá của Vietjet chính là bởi cách nhìn nhận thị trường. Theo Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet (VJC) Nguyễn Thị Thúy Bình, Vietjet nhìn nhận thị trường giống như khi nhìn vào một cốc nước, Vietjet không nhìn vào phần cốc nước đã có bao nhiêu mà nhìn vào phần cốc nước còn có thể rót thêm bao nhiêu nữa. Với 100 triệu dân, mới chỉ 1% người dân Việt Nam sử dụng phương tiện hàng không thì còn 99% cơ hội là của Vietjet.

Thư Trang

Tin khác

Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

(CLO) Reuters đưa tin, dẫn lời các nhà tư vấn thương mại và chủ ngân hàng, cũng như các nhà nhập khẩu và xuất khẩu, có tới một nửa số giao dịch thương mại giữa Nga và Trung Quốc được thực hiện thông qua các bên trung gian.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nga có thể tịch thu tài sản tư nhân của Mỹ

Nga có thể tịch thu tài sản tư nhân của Mỹ

(CLO) Tuyên bố cuối tuần qua, quan chức an ninh cấp cao Dmitry Medvedev cho biết Nga có thể đáp trả hành động Mỹ tịch thu tài sản bị đóng băng ở phương Tây của nước này bằng cách tịch thu tài sản của công dân và các nhà đầu tư Mỹ ở Nga.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

(NB&CL) Đó là lời khẳng định của Tổng Giám đốc Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) Lê Hồng Hà trong buổi trò chuyện với PV Báo Nhà báo & Công luận. Theo Tổng Giám đốc Lê Hồng Hà, trước những khó khăn, thách thức, chúng tôi đã nỗ lực hết sức để giữ vững và duy trì sản xuất kinh doanh, từng bước vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và hướng tới phục hồi, phát triển.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

(CLO) Ngày 26/04, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – Mã NAB) đã công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với nhiều kết quả tăng trưởng tích cực, lợi nhuận trước thuế đạt gần 1.000 tỷ đồng, tiếp tục bám sát các mục tiêu kinh doanh năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

(CLO) Người phát ngôn Điện Kremlin Dimitry Peskov nói với các nhà báo hôm 27/4, các nhà sản xuất Nga sẽ tìm cách vượt qua các biện pháp trừng phạt tiềm tàng đối với hoạt động xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Moscow.

Thị trường - Doanh nghiệp